Chi phí huy động

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTMCP việt nam thịnh vượng khoá luận tốt nghiệp 158 (Trang 25)

Lãi suất huy động luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của tất cả các chủ thể kinh tế. Người gửi tiền thì luôn mong muốn tìm được ngân hàng có lãi suất cao để gửi, ngược lại người vay thì mong muốn tìm ngân hàng cho vay với lãi suất thấp để vay. Từ đó mà các ngân hàng phải làm thế nào để có thể đáp ứng được nhu cầu của người gửi và người vay, để đưa hoạt động kinh doanh của ngân hàng luôn phát triển, tìm cách đa dạng hoá lợi ích của các bên, nhưng phải đảm bảo được lợi ích của ngân hàng. Vì vậy, để hoạt động huy động vốn đạt được hiệu quả thì huy động phải đủ về quy mô, phù hợp với cơ cấu sử dụng từ đó đảm bảo cho hoạt động sử dụng vốn có hiệu quả tăng nguồn thu cho ngân hàng, giảm chi phí huy động. Để làm được điều đó thì mỗi

ngân hàng cần phải cố gắng áp dụng các biện pháp để tìm kiếm được nguồn vốn sao cho chi phí huy động vốn bình quân là nhỏ nhất và sử dụng vốn cho vay với lãi suất được thị trường chấp nhận.

-Chi phí huy động vốn:

Chi phí huy động = Chi phí trả lãi cho nguồn huy động + chi phí huy động khác. Chi phí huy động thường được đánh giá chủ yếu bằng chi phí trả lãi chi nguồn huy động và chí phí vốn huy động khác. Chi phí trả lãi bị ảnh hưởng trực tiếp bởi quy mô, cơ cấu nguồn trả lãi và lãi suất cá biệt đối với từng nguồn.

-Lãi suất huy động bình quân: là chỉ tiêu phản ánh chi phí trả lãi mà Ngân hàng phải bỏ ra để huy động được một đồng vốn, được tính bằng công thức sau:

Chi phí trả lãi trong năm t Lãi suất huy động bình quân năm t = ---

Tổng vốn huy động bình quân năm t Lãi suất huy động bình quân cho thấy xu hướng thay đổi lãi suất của nguồn, mức độ thay đổi lãi suất mỗi nguồn, nguồn nào đắt tương đối, nguồn nào rẻ tương đối. Thông qua lãi suất huy động bình quân các Ngân hàng có thể xác định được các mức lãi suất đầu ra với cơ cấu hợp lý, đảm bảo bù đắp chi phí và đạt được mục tiêu lợi nhuận của Ngân hàng.

Mặt khác, các ngân hàng còn đa dạng hoá trong lãi suất cho phù hợp với mỗi hình thức huy động khi cần thiết với cùng một mức chi phí trả lãi bình quân.

Thực tế, bên cạnh chi phí huy động nguồn thì ngân hàng còn bao gồm một số chi phí khác như: Chi phí tiền lương cho cán bộ huy động vốn, chi phí in ấn phát hành, chi phí cơ sở vật chất, chi phí giao dịch quảng cáo, chi phí tăng tiện ích cho khách hàng (mở chi nhánh, quầy, phòng huy động, trang bị thêm máy đếm tiền, soi tiền giả,..). .. Tất cả các chi phí này đều được đều được đề cập khi tính đến hiệu quả huy động vốn. Nếu ngân hàng giảm chi phí huy động vốn bằng cách hạ lãi suất huy động thì việc huy động này sẽ rất khó khăn vì không cạnh tranh được với những ngân hàng khác, vì vậy họ phải giảm thiểu chi phí khác.

Ngân hàng thực hiện hoạt động chính là huy động vốn sau đó chuyển nguồn vốn huy động được thành dạng tín dụng, đầu tư và các hoạt động kinh doanh khác gọi chung là sử dụng vốn nhằm tìm kiếm lợi nhuận. Sự hài hòa, phù hợp giữa huy động vốn và sử dụng vốn là cần thiết và quan trọng nhất đối với NHTM. Một chiến lược huy động vốn gọi là hiệu quả khi nó phù hợp với kế hoạch sử dụng vốn trên các khía cạnh quy mô, kỳ hạn và lãi suất.

Phù hợp giữa huy động vốn và sử dụng vốn về quy mô:

Quy mô vốn huy động phải đủ lớn để đáp ứng các nhu cầu về tín dụng, thanh toán, cũng như hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng. Sự phù hợp về quy mô được phản ánh thông qua chỉ tiêu hệ số sử dụng vốn

ʃ ẩ tín dụng và đầu tư hệ sô sử dụng vôn=—---T—- - -——X100

tông vôn huy động

Hệ số sử dụng vốn là tỷ lệ giữa tín dụng và đầu tư so với tổng vốn huy động được, nó phán ánh ngân hàng đã sử dụng bao nhiêu phần trăm trong tổng vốn huy động được vào tín dụng và đầu tư.

Như vậy, sự phù hợp giữa huy động và sử dụng vốn được gọi là có hiệu quả về mặt quy mô khi lượng vốn huy động được phải đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng của ngân hàng, tránh thiếu hụt gây nên rủi ro thiếu hụt vốn khả dụng, tránh dư thừa gây ra lãng phí nguồn vốn và gia tăng chi phí cho ngân hàng.

Phù hợp giữa huy động vốn và sử dụng vốn về kỳ hạn

Về nguyên tắc, để đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh và tránh rủi ro thanh khoản, nguồn vốn huy động ngắn hạn được sử dụng để cho vay và đầu tư ngắn hạn, nguồn vốn dài hạn được sử dụng để cho vay và đầu tư dài hạn. Tuy nhiên trên thực tế các ngân hàng vẫn sử dụng một phần vốn có thời hạn ngắn để đầu tư vào các tài sản có thời hạn dài hơn, được thể hiện thông qua chỉ tiêu tỷ lệ vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung dài hạn.

Theo quy định tại thông tư 15 do NHNN ban hành năm 2009 thì tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung dài hạn đối với NHTM là 30%,

theo quy định tại TT 36/2014/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 1/2/2015 thì tỷ lệ này đã được tăng lên là 60%. Do vậy, mỗi ngân hàng cần điều chỉnh danh mục tài sản sao cho lợi nhuận của ngân hàng là tối ưu mà vẫn đảm bảo được an toàn trong thanh khoản và thực hiện đúng theo quy định của NHNN.

Phù hợp giữa huy động vốn và sử dụng vốn về lãi suất:

Để có được lợi nhuận, lãi suất trên tài sản phải cao hơn lãi suất trên nguồn vốn có cùng kỳ hạn và các loại tài sản có thời hạn dài hơn phải có lãi suất cao hơn để bù đắp chi phí trả lãi cao hơn bên nguồn vốn. Để đánh giá hiệu quả giữa huy động và sử dụng vốn về mặt lãi suất, thông thường các ngân hàng thường sử dụng chỉ tiêu chênh lệch giữa lãi suất bình quân đầu vào và đầu ra để xác định. Trong đó:

Chênh lệch giữa lãi suất bình quân đầu vào và đầu ra = lãi suất bình quân đầu ra - lãi suất bình quân đầu vào.

Chỉ tiêu này cho biết mức chênh lệch lãi suất mà ngân hàng được hưởng khi làm trung gian tín dụng cho người gửi và người vay tiền. Chênh lệch lãi suất bình quân càng cao, lợi nhuận mà ngân hàng có được càng lớn.

Ngân hàng cần xác đinh và điều chỉnh chính sách huy động cũng như sử dụng vốn của mình sao cho chênh lệch lãi suất là hợp lí, đảm bảo được lợi nhuận mục tiêu cho ngân hàng đồng thời đưa ra được mức lãi suất cạnh tranh trên thị trường.

Như vậy, để đánh giá hiệu quả hoạt động huy động vốn của NHTM, ta cần phải sử dụng tổng hợp cả hai hệ thống chỉ tiêu để đánh giá, xem xét trong mối tương quan lẫn nhau.

1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn1.2.3.1. Nhân tố khách quan 1.2.3.1. Nhân tố khách quan

Môi trường pháp lý

Hoạt động của ngân hàng có mức độ ảnh hưởng, tác động hết sức mạnh mẽ đối với nền kinh tế của bất kỳ quốc gia nào. Cụ thể việc huy động vốn và sử dụng vốn của ngân hàng đều tác động trực tiếp đến tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, thu nhập của

các chủ thể, tốc độ chu chuyển vốn, tình trạng thất nghiệp, tỷ lệ lạm phát. Chính vì vậy, hoạt động của ngân hàng phải chịu sự quản lý chặt chẽ hơn so với các doanh nghiệp khác. Thực tế là ngân hàng phải chịu sự điều chỉnh của rất nhiều chính sách, các quy định của chính phủ, của NHTW, đó là Luật các tổ chúc tín dụng, luật kinh tế, luật dân sự, hàng loạt hệ thống các quy định cụ thể trong từng thời kỳ về lãi suất, dự trữ, hạn mức. Trong sự ràng buộc về luật pháp này thì các yếu tố của nghiệp vụ huy động vốn chắc chắn sẽ bị thay đổi và kết quả làm ảnh đến quy mô và hiệu quả của việc huy động vốn. Bởi khi chính sách của Nhà nước, của NHTW: chính sách tiền tệ, tài chính, lãi suất, tín dụng thay đổi sẽ ảnh hưởng đến khả năng thu hút vốn cũng như chất lượng nguồn vốn của NHTM.

Môi trường kinh tế chính trị xã hội

Hoạt động của NHTM nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng không thể thoát ly khỏi môi trường kinh doanh đặc biệt là môi trường kinh tế - chính trị - xã hội. Trong các hoạt động của ngân hàng thì hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn luôn bị các chỉ tiêu kinh tế như tốc độ tăng trưởng, thu nhập, tình trạng thất nghiệp, lạm phát ... tác động trực tiếp. Khi nền kinh tế tăng trưởng, sản xuất phát triển, từ đó tạo điều kiện tích luỹ nhiều hơn, do đó tạo môi trường cho việc thu hút vốn của ngân hàng thuận lợi. Ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái, lạm phát tăng làm cho môi trường đầu tư của ngân hàng bị thu hẹp khiến quá trình tạo vốn của ngân hàng gặo khó khăn. Không một quốc gia nào có thể phát triển nếu môi trường chính trị không ổn định. Sự ổn định về chính trị hay về chính sách ngoại giao cũng tác động mạnh mẽ đến quan hệ vốn của ngân hàng với các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới. Điều này cũng là nhân tố ảnh hưởng tới công tác huy động vốn của ngân hàng.

Môi trường văn hóa

Môi trường văn hoá là yếu tố quyết định đến tập quán, tâm lý, thói quen trong việc sử dụng tiền của dân cư. Và những tập quán tiêu dùng này sẽ ảnh hưởng đến nghiệp vụ tạo vốn của ngân hàng. Nếu ở những vùng mà người dân quen sử dụng số tiền nhàn rỗi dưới hình thức cất trữ thì việc huy động vốn của ngân hàng sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Hơn nữa, mức độ chấp nhận rủi ro của xã hội, thói quen tích luỹ ảnh

hưởng đến quyết định của những thành viên trong xã hội về phương thức tiêu dùng và tiết kiệm, giữ tiền ở nhà, gửi tiền ở ngân hàng, đầu tư vào chứng khoán hoặc bất động sản .. .Nhân khẩu học cũng là một nhân tố ảnh hưởng tới nguồn vốn thông qua việc phân bổ dân cư, trình độ, lứa tuổi .Ngân hàng cũng nên xem xét yếu tố này trong hoạt động huy động vốn của mình

Yếu tố cạnh tranh trên thị trường tài chính

Hoạt động kinh doanh ngân hàng ngày càng có sự tham gia của nhiều loại hình ngân hàng mới và các tổ chức tài chính phi ngân hàng. Do đó, cạnh tranh có xu hướng gia tăng mạnh, làm giảm đi sự khác biệt giữa ngân hàng thương mại với các tổ chức tài chính phi ngân hàng. Xu hướng cạnh tranh trong ngành ngân hàng càng gia tăng do các yếu tố như thay đổi chính sách tài chính tiền tệ, đổi mới tài chính của doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ...Cạnh tranh về tiền gửi diễn ra dưới nhiều hình thức. Các ngân hàng có thể áp dụng những điều kiện giống nhau cho tất cả các khách hàng gửi tiền. Vì lý do này, các sản phẩm dịch vụ liên quan đến tiền gửi được mở rộng và được phổ biến nhanh chóng. Thêm vào đó, nhiều tổ chức tài chính phi ngân hàng có thể huy động tiền gửi có kỳ hạn, thậm chí còn cung cấp các tài khoản không kỳ hạn

1.2.3.2. Nhân tố chủ quan

Chất lượng hoạt động tín dụng

Hoạt động tín dụng ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc huy động tiền gửi vào hệ thống ngân hàng, nghiệp vụ huy động vốn làm nhiệm vụ thu hút các nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế, thì nghiệp vụ sử dụng vốn thực hiện sử dụng các nguồn vốn đó vào sản xuất, kinh doanh, dịch vụ....để đem lại khả năng sinh lời, thu lợi nhuận về cho ngân hàng. Do vậy nếu nghiệp vụ sử dụng vốn không hiệu quả tất yếu dẫn đến việc huy động vốn bị thu hẹp lại. Khi sử dụng vốn kém hiệu quả, làm thất thoát vốn nhiều dẫn đến lòng tin của dân chúng vào ngân hàng bị giảm đi. Từ đó sẽ rất khó khăn cho các hình thức huy động các nguồn vốn nhàn rỗi. Mặt khác hoạt động tín dụng hiệu quả tạo cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế kinh doanh có hiệu quả, thu nhập xã hội ngày càng tăng, tỷ lệ thất nghiệp giảm, đời sống của dân cư ngày càng nâng cao, nguồn vốn nhàn rỗi ngày càng tăng, tạo cho nguồn vốn ngân hàng huy động ngày càng

tăng trưởng để thực hiện đầu tư cho các chu kỳ sản xuất tiếp theo. Do vậy có thể thấy, chất lượng hoạt động tín dụng càng cao sẽ càng làm cơ sở và tiền đề để mở rộng quy mô huy động vốn. Do đó để thúc đẩy công tác huy động vốn, ngân hàng cần song song thúc đẩy và phát triển hoạt động tín dụng. Đây là 2 hoạt động cốt lõi, không thể tách rời của các NHTM.

Uy tín của ngân hàng.

Có thể gọi đây chính là tài sản vô hình của ngân hàng. Uy tín bao gồm uy tín của ngân hàng trong toàn hệ thống, của các thành viên trong hội đồng quản trị, ban giám đốc. Sự nổi tiếng của ngân hàng là tài sản quý trong công tác huy động vốn vì trong lòng thị trường ngân hàng đã tạo một hình ảnh riêng, khi đó khách hàng sẽ tin tưởng vào ngân hàng. Đối với những ngân hàng đã gây dựng được uy tín và hình ảnh, sẽ khiến người dân tin rằng, số tiền họ gửi vào ngân hàng chắc chắn sẽ là được bảo đảm an toàn, người dân có thể yên tâm tin tưởng gửi tiền vào cho dù lãi suất có thể không cao bằng một số ngân hàng khác. Ngược lại, với những ngân hàng không có uy tín, cho dù lãi suất huy động cao, cũng khó thu hút được tiền gửi từ dân cư bởi tâm lý bất an khi gửi tiền vào những tổ chức thiếu uy tín. Uy tín tác động trực tiếp đến khả năng cạnh tranh của các NHTM. Ngân hàng có uy tín càng cao, sẽ càng có năng lực cạnh tranh cao hơn do thu hút được nhiều khách hàng. Qua đó cho thấy, uy tín ngân hàng là vô cũng quan trọng, nó góp phần giúp ngân hàngcó khả năng ổn định khối lượng vốn huy động, tiết kiệm chi phí huy động.

Chiến lược kinh doanh của ngân hàng.

Mỗi ngân hàng đều xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh cụ thể. Chiến lược kinh doanh được xây dựng dựa trên việc ngân hàng xác định vị trí hiện tại của mình trong hệ thống, thấy được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội thách thức đồng thời dự đoán được sự thay đổi của môi trường kinh doanh trong tương lai. Thông qua chiến lược kinh doanh ngân hàng ngân hàng sẽ có thể quyết định thu hẹp khi thấy kết quả kinh doanh không có chiều hướng tốt để đẩy mạnh vào lĩnh vực khác, hay mở rộng việc huy động vốn về mặt quy mô khi thấy kết quả kinh doanh ngày càng tích cực hơn,cũng có thể thay đổi tỷ lệ các loại nguồn, tăng hay giảm chi phí huy động. Với tác

dụng to lớn như vậy, nếu chiến lược kinh doanh được lựa chọn đúng đắn, các nguồn vốn được khai thác một cách tối đa thì công tác huy động vốn của ngân hàng sẽ phát huy được hiệu quả.

Mạng lưới chi nhánh của ngân hàng

Đây là nhân tố tác động đến ý thức, tâm lý của khách hàng. Đối với ngân hàng

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTMCP việt nam thịnh vượng khoá luận tốt nghiệp 158 (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w