Những mặt hạn chế

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTMCP việt nam thịnh vượng khoá luận tốt nghiệp 158 (Trang 63 - 68)

Bên cạnh những thành tích đã đạt được, VPBank vẫn còn một số hạn chế trong công tác huy động vốn như sau:

Kỳ hạn giữa huy động và sử dụng vốn còn chưa cân đối, hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản của ngân hàng chưa an toàn

Tuy rằng tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn vẫn nằm trong vùng an toàn, dưới 30% nhưng con số này lại đang tăng lên qua các năm. Năm 2012, tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn chỉ là 15,19% nhưng đến năm

2014 con số này đã tăng lên 26,1%. Sự tăng lên này diễn ra khá nhanh và mạnh, điều này chứng tỏ rằng, khả năng đáp ứng nhu cầu vay trung và dài hạn của lượng vốn trung dài hạn đang giảm đi, ngân hàng buộc phải sử dụng hơn 26% vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn, điều này khiến cho khả năng rủi ro trong kinh doanh cao hơn, ngân hàng đang mạo hiểm hơn trong hoạt động tín dụng của mình. Sự bất cân xứng về kỳ hạn có thể dẫn đến rủi ro thanh khoản cho ngân hàng.

Tỷ lệ sử dụng vốn chưa cao

Tỷ lệ sử dụng vốn của ngân hàng có sự tăng lên qua các năm, song xét chi tiết thì tỷ lệ này vẫn còn thấp so với các ngân hàng thương mại khác. Cụ thể là năm 2012, tỷ lệ sử dụng vốn chỉ chiếm khoàng 74%, tức là có đến 26% nguồn vốn chưa được sử dụng đến mà ngân hàng vẫn phải bỏ ra các khoản chi phí như chi phí lãi, chi phí quản lý đối với phần vốn này, gây lãng phí và kém hiệu quả trong việc sử dụng vốn. Đến năm 2014, tỷ lệ này được tăng lên khoảng 90% nhưng nhìn chung vẫn còn thấp so với một số ngân hàng khác như Maritimebank luôn đạt trên 93% từ năm 2012. Qua đó cho thấy, VPBank chưa thực sự có được công tác quản lý và sử dụng vốn hiệu quả.

2.3.3. Nguyên nhân chủ yếu của những mặt hạn chế

2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan

Môi trường kinh tế thiếu ổn định:

Giai đoạn 2012-2014, tình hình kinh tế diễn biến phức tạp, khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2012-2013 đã tác động trực tiếp đến nền kinh tế trong nước, dẫn đến sự tăng trưởng chậm, việc áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt với mục tiêu kiềm chế lạm phát là cần thiết, tuy nhiên nó ảnh hưởng không hề nhỏ đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Nền kinh tế không ổn định tác động sâu sắc tới tâm lý khách hàng cũng như hoạt động của các doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng phá sản, hoạt động kinh doanh bị ngưng trệ, nhu cầu vay vốn thấp dẫn đến đầu ra của ngân hàng không đạt như kỳ vọng, dẫn đến tỷ lệ sử dụng vốn huy động còn thấp, lãng phí nguồn lực, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của ngân hàng.

Cơ chế quản lí của nhà nước chưa chặt chẽ, đồng bộ, đặc biệt trong việc quản lí lãi suất

Giai đoạn 2012-2014 nhằm mục tiêu giảm lãi suất để bình ổn thị trường và cứu giúp các doanh nghiệp trong giai đoạn khó khăn, Ngân hàng nhà nước đã liên tục áp trần lãi suất huy động, việc làm này của NHNN có nhiều ý nghĩa to lớn, giúp ổn định nền kinh tế vĩ mô, lạm phát liên tục giảm, giảm lãi suất cho vay. Tuy nhiên, việc liên tục hạ trần lãi suất huy động của NHNN trong khi lại thả nổi lãi suất cho vay cho thấy cơ chế quản lí chưa chặt chẽ, đồng bộ, không tuân theo quy luật của thị trường, không đảm bảo cạnh tranh công bằng giữa các Ngân hàng.

Cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gia tăng

Cạnh tranh trong khối ngân hàng ngày càng gay gắt, cụ thể là cạnh tranh giữa các ngân hàng trong nước và ngân hàng 100% vốn nước ngoài, mỗi ngân hàng đều có những thế mạnh riêng và những chiến lược cạnh tranh ưu việt của mình, các ngân hàng đều nỗ lực trong việc cải tiến và đổi mới sản phẩm, thu hút nhiều hơn khách hàng, các ngân hàng quốc doanh có lợi thế về mặt uy tín với khách hàng cũng như các ngân hàng nước ngoài lại có tiềm lực tài chính mạnh, có kinh nghiệm trong tổ chức và thực hiện. Tất cả những điều này sẽ là thách thức lớn đối với VPBank, đòi hỏi ngân hàng phải cố gắng hơn nữa để giữ vững hiệu quả hoạt động và chỉ tiêu huy động vốn mà ngân hàng đặt ra.

Thói quen dùng tiền mặt của người dân Hiện nay người dân Việt Nam vẫn có nhiều thói quen sử dụng tiền mặt trong thanh toán hoặc dự trữ nhiều tiền mặt trong người theo suy nghĩ về sự tiện lợi, do đó các hoạt động thanh toán, huy động tiền gửi của người dân còn chưa đạt kết quả cao, với kỳ vọng nền kinh tế Việt Nam sẽ ngày một hội nhập và phát triển hơn, thói quen thanh toán không dùng tiền mặt sẽ được thiết lập từ đó thúc đẩy các dịch vụ ngân hàng phát triển.

2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan

Các sản phẩm huy động vốn vẫn còn đơn điệu, chủ yếu là những sản phẩm truyền thống, chưa tạo được nét riêng biệt cho VPBank. Việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm huy động còn hạn chế. Chưa có những sản phẩm cá biệt cho một đối tượng vụ thể nào. Một số sản phẩm mới như easy savings có nhiều ưu thế nhưng vẫn chưa thu hút được khách hàng do chưa tiếp cận được đến khách hàng, chưa tạo được niềm tin của khách hàng. Điều này cho thấy VPBank đưa ra các sản phẩm mà chưa nắm bắt được tâm lí của khách hàng, chưa tạo được niềm tin đối với những sản phẩm mới.

Lãi suất huy động chưa cạnh tranh Hiện nay so với rất nhiều ngân hàng thì VPBank đang có mức lãi suất huy động thấp, đây là một trong những nguyên nhân khiến VPBank chưa thực sự thu hút được khách hàng. Một số NHTMCP như HDBank mức lãi suất là 0,7% đối với tiền gửi không kỳ hạn, TPBank, ACBank, Ocean Bank đều đưa ra mức lãi suất 1%, trong khi đó, VPBank chỉ đưa ra mức lãi suất 0,5% đối với tiền gửi không kỳ hạn. Điều này làm giảm tính cạnh tranh của VPBank trên thị trường hiện nay.

Phân khúc thị trường chưa đa dạng:

Hiện tại các sản phẩm huy động vốn của VPBank chủ yếu hướng đến 2 đối tượng khách hàng chính là cá nhân và doanh nghiệp, tuy nhiên trong từng phân khúc khách hàng này lại chưa có sự chuyên sâu. Hiện tại ở Việt Nam đã có nhiều ngân hàng luôn không ngừng nỗ lực phân khúc thị trường một cách sâu rộng hơn, ví dụ như Techcombank đã cho ra mắt sản phẩm Superkid, đây là sản phẩm tiết kiệm hướng đến con em của khách hàng, tạo sự hứng thú, thu hút khách hàng. Với việc chưa tập trung nhiều đến việc chuyên sâu phân khúc khách hàng, VPBank cũng chưa thực sự có được năng lực cạnh tranh cao trên thị trường tài chính hiện nay.

Đội ngũ nhân viên chưa được trang bị đầy đủ kỹ năng giao tiếp, bán hàng chuyên nghiệp

Hiện nay đội ngũ nhân viên của VPBank đều khá trẻ, nhiều nhiệt huyết, đặc biệt là đội ngũ nhân viên của những trung tâm mới thành lập của VPBank, tuy nhiên lại chưa có nhiều kinh nghiệm nên lượng khách hàng chủ yếu của ngân hàng là đối tượng khách hàng cũ, chủ yếu là khách hàng tự tìm đến ngân hàng, chưa có nhiều sự chủ động tìm kiếm, tiếp cận và thu hút khách hàng.

Chiến lược Marketing chưa thực sự hiệu quả

Mặc dù có nhiều chương trình mới được triển khai nhằm quảng bá tên tuổi hoặc thu hút khách hàng song những chương trình đó chưa thực sự đến được với khách hàng do khâu marketing của ngân hàng chưa thực được chú trọng. Ví dụ như buổi hòa nhạc của Richard Clayderman do VPBank đồng thời cũng chưa mang lại được kết quả thực sự như kỳ vọng. Mặc dù đã bỏ ra một số tiền không hề nhỏ để bảo trợ cho chương trình, song VPBank đã bỏ lỡ cơ hội để quảng bá tên tuổi khi chưa nêu bật được vai trò của mình cũng như mối liên kết giữa ngân hàng với chương trình, đồng thời chưa đẩy mạnh được truyền thông để nhiều người có thể biết đến chương trình cũng như thương hiệu VPBank. Qua đó cho thấy VPBank vẫn còn yếu trong chiến lược marketing, từ đó chưa có được vị thế vững chắc và tầm ảnh hưởng sâu rộng với khách hàng.

Mạng lưới còn nhỏ hẹp so với quy mô của ngân hàng

Tính đến thời điểm hiện tại, VPBank có 209 chi nhánh giao dịch trên toàn quốc, so với các ngân hàng khác thì số lượng chi nhánh còn hẹp, tập trung chủ yếu ở những đô thị, thành phố lớn, chưa đáp ứng được nhu cầu dân cư. Nhiều tỉnh thành như Hưng Yên, Ninh Bình, Hà Nam cũng chưa có các chi nhánh của VPBank, điều này làm giảm sự thu hút cũng như gây bất tiện khi thực hiện các dịch vụ của VPBank. Ngoài ra, các cây ATM của VPBank còn ít khiến các hoạt động rút tiền, gửi tiền của người dân còn gặp nhiều bất tiện. Điều này khiến khách hàng chưa thực sự có nhiều động lực tìm đến và đặt niềm tin vào VPBank.

Ket luận chương 2:

Toàn bộ nội dung chương 2 của khóa luận ngoài việc giới thiệu khái quát về Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng đã tập trung phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng theo nội dung các tiêu chí đo lường. Đặc biệt, từ những phân tích đó đã làm rõ được những kết quả đạt được, những hạn chế của Ngân hàng trong công tác huy động vốn và giải thích được nguyên nhân của những hạn chế. Đây là cơ sở để khóa luận đề xuất hệ thống giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam Thịnh Vượng trong chương 3

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTMCP việt nam thịnh vượng khoá luận tốt nghiệp 158 (Trang 63 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w