Nội dung quản lý thu thuế ở các Chi cục Thuế

Một phần của tài liệu Quản lý thu thuế tại chi cục thuế quận nam từ liêm, thành phố hà nội (Trang 33 - 38)

1.2.3.1. Lập kế hoạch thu thuế

Để kết quả quản lý thu thuế đạt hiệu quả cao, thì công tác lập kế hoạch cần phải được thực hiện một cách chi tiết, cụ thể, rõ ràng. Chi cục Thuế phải thực hiện các bước bao gồm: lập dự toán thu thuế, xây dựng kế hoạch thu thuế và xây dựng quy trình thu thuế. Công tác này được tiếp cận dưới góc độc của quy trình lập kế hoạch, thức chất nhằm giúp cho hoạt động quản lý thu thuế đạt hiệu quả cao tại khâu tổ chức thực hiện thu thuế cũng như thanh tra, kiểm tra chỗng thất thu thuế.

Bước 1: Lập dự toán thu thuế

Ở bước này, CCT cần phải phân tích khả năng nguồn lực trong khu vực mình quản lý để biết được nguồn lực có thể huy động cho hoạt động quản lý thu thuế. Bên cạnh đó, CCT cũng cần phân tích biến động kinh tế xã hội cũng như sự thay đổi các chính sách thuế và tình hình hoạt động trên thực tế của các tổ chức, cá nhân là đối tượng phải nộp thuế trong khu vực mình quản lý thu thuế. Ngoài ra, CCT cần xác định khả năng thu thực tế của năm ngân sách và những năm tiếp theo để có sự dự trù cho tương lai. Bước lập dự toán này còn đòi hoi CCT phân tích hành vi tuân thủ nghĩa vụ nộp thuế của các chủ thể nộp thuế trong những năm trước để có những biện pháp thay đổi hoặc xử lý những trường hợp vi phạm nghĩa vụ nộp thuế nhằm cải thiện tình hình quản lý thu thuế tại đơn vị.

Bước 2: Xây dựng kế hoạch thu thuế

Sau khi lập dự toán thu thuế, CCT cần xây dựng kế hoạch thu thuế. Bước này hết sức quan trọng trong nội dung lập kế hoạch thu thuế. Bởi vì, công tác quản lý thu thuế có đạt hiệu quả hay không phần lớn nằm ở nước xây dựng kế hoạch thu. CCT cần tập trung chỉ đạo đẩy mạnh công tác thu thuế,

chống buôn lậu, gian lận thuế, trốn thuế từ đó mới đảm bảo được sự lành mạnh, bình đẳng của môi trường kinh doanh và thúc đẩy, nâng cao hoạt động thu thuế cũng như quản lý thu thuế.

Kế hoạch được xây dựng cần phải rà soát kỹ các đối tượng, nguồn thu trên địa bàn, khai thác các nguồn thu còn tiềm năng. Đưa ra được các biện pháp xử lý trong trường hợp xuất hiện nợ thuế, trốn thuế, gian lận thuế, trong đó cần thiết tập trung vào các tổ chức, cá nhân có nợ thuế bị tồn đọng kéo dài, các dự án đang nợ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất.

Bước 3: Xây dựng quy trình thu thuế

Đây là bước xây dựng trình tự, thủ tục phải làm để quản lý thu thuế. Căn cứ theo quy trình thu thuế, CCT sẽ điều hành hoạt động của cả hệ thống một cách thống nhất, khoa học, hợp lý, đảm bảo sự thực hiện của cả chủ thể nộp và chủ thể thu thuế. Đối với mỗi loại thuế khác nhau sẽ có các quy định áp dụng khác nhau, do đó, cũng cần có quy trình quản lý thu thuế phù hợp cho từng loại đối tượng. Trong đó, quy trình phải có đầy đủ các nội dung gồm: (i) Nhiệm vụ, quyền hạn của các bên liên quan đến quản lý thu thuế; (ii) Trình tự, thủ tục hành chính của các bước công việc (đăng ký thuế, kê khai nộp thuế, kiểm soát tính thuế, thông báo thuế, thu thuế,…); (iii) Mối quan hệ công tác giữa CCT với các tổ chức, cá nhân trong thực hiện nhiệm vụ.

1.2.3.2. Tổ chức bộ máy thu thuế

Một tổ chức muốn hoạt động được tốt cần tổ chức được một bộ máy tốt. CCT cũng là một tổ chức, còn là tổ chức đặc biệt vì đại diện cho Nhà nước thực hiện thu và quản lý thu thuế. Chính vì vậy mà tổ chức bộ máy thu thuế được coi là một trong những nội dung quan trọng của quản lý thu thuế.

Về cơ cấu tổ chức. Mô hình thu thuế trong hệ thống cơ quan thuế ở Việt Nam gồm ba cấp là: Tổng cục Thuế, Cục thuế và CCT. Trong CCT lại được phân chia thành các bộ phận để thực hiện các nhiệm vụ và chức năng chuyên

biệt phù hợp với nhiệm vụ chính trị được Nhà nước giao phó.

Về mô hình tổ chức. Ở nước ta từ trước đến nay tồn tại ba mô hình: Mô hình 1 là mô hình tổ chức bộ máy theo sắc thuế, mô hình 2 là mô hình tổ chức bộ máy theo chức năng và mô hình 3 là mô hình tổ chức bộ máy theo nhóm đối tượng nộp thuế. Trong đó, mô hình 1 được xây dựng thành các phòng ban riêng biệt để quản lý một số loại thuế cụ thể như phòng thuế thu nhập, phòng thuế GTGT, phòng thuế TTĐB,… và các chủ thể nộp thuế là các tổ chức, DN sẽ chịu sự quản lý của nhiều phòng, ban. Mô hình 2 được xây dựng thành hệ thống các phòng thực hiện một hoặc một số chức năng nhất định trong quy trình quản lý thu thuế như phòng dịch vụ và hỗ trợ chủ thể nộp thuế, phòng xử lý tờ khai, phòng xử lý các trường hợp vi phạm quản lý thu thuế. Mô hình 3 được áp dụng chủ yếu ở các nước phát triển, mỗi đơn vị được Nhà nước trao quyền quản lý thu thuế sẽ quản lý một nhóm các đối tượng là các chủ thể nộp thuế nhát định, ví dụ ở Australia có Cục quản lý tiền công tiền lương, cục quản lý thuế các DN vừa và nho,… Hiện nay ở Việt Nam, các CCT áp dụng theo mô hình 2 là mô hình tổ chức bộ máy theo chức năng và các CCT thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình trong phạm vi lãnh thổ mà mình quản lý thu thuế.

Về đội ngũ nhân lực. Đội ngũ nhân lực làm trong các CCT được chia thành cán bộ lãnh đạo, quản lý và cán bộ làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ. Đội ngũ nhân lực lãnh đạo, quản lý có nhiệm vụ và quyền hạn trong thực hiện lãnh đạo, chỉ đạo và đưa ra các chính sách nhằm thực hiện có hiệu quả các công việc của CCT. Đội ngũ nhân lực làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ là các cán bộ xử lý các công việc cụ thể, trực tiếp phát sinh hàng ngày của CCT. Đội ngũ nhân lực có vững chuyên môn, mạnh về trí tuệ thì mới có thể thúc đẩy phát triển CCT. Không thể nói CCT là cơ quan của Nhà nước thực hiện các nhiệm vụ đã được lập trình sẵn nên không cần đầu tư cho nhân lực.

Đây là một quan điểm sai lầm, vì nhân lực có chất lượng thì công việc mới được xử lý nhanh chóng, hơn nữa đây là đại diện cho Nhà nước, đội ngũ nhân lực tiếp xúc với dân, làm việc với dân mà không thực hiện công việc một cách khéo léo, chuyên nghiệp sẽ bị dân trách, dân chê làm ảnh hưởng đến hình ảnh của CCT và ảnh hưởng đến hình ảnh của Nhà nước. Do đó, cần xây dựng đội ngũ nhân lực làm việc gioi chuyên môn, vững nghiệp vụ, khéo léo trong giải quyết các vấn đề phát sinh trong công việc.

1.2.3.3. Tổ chức thực hiện kế hoạch thu thuế

Nội dung tổ chức thực hiện kế hoạch thu thuế có một số các công việc cụ thể như quản lý đăng ký, kê khai, nộp thuế, tuyên truyền, hỗ trợ về thuế, đã được đưa ra ở mục lập kế hoạch thu thuế. Đây là các nội dung của quy trình quản lý thuế cũng đã được nhắc đến trong nhiều văn bản pháp luật về thuế của Việt Nam. Trong đó:

Quản lý đăng ký, kê khai và nộp thuế là việc CCT mà cụ thể là bộ phận một cửa tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký thuế, cấp mã số thuế cho các cá nhân, tổ chức, DN mới đăng ký lần đầu hoặc đăng ký lại khi chủ thể nộp thuế có sự thay đổi thông tin. Thực hiện việc tiếp nhận và kiểm tra các bản khai thuế, chứng từ nộp thuế xem đã đúng thông tin, đủ nội dung, đủ chứng từ hợp lệ. Đối với các chủ thể nộp thuế có sự chậm trễ trong kê khai và nộp thuế, CCT cũng thực hiện việc theo dõi và gửi văn bản nhắc nhở các trường hợp chưa tuân thủ về mặt thời gian nộp thuế theo quy định. Hoạt động theo dõi các chủ thể nộp thuế thực hiện về mặt thời gian nộp thuế được duy trì trong suốt quá trình trước, trong và sau kê khai. Trong quá trình thực hiện, nếu CCT thấy có các nội dung cần điều chỉnh thì cũng tiến hành thay đổi nhanh chóng và gửi cho các cá nhân, tổ chức có nghĩa vụ nộp thuế thực hiện theo sự thay đổi, điều này nhằm giúp cho hoạt động quản lý thu thuế được tiến hành hanh thông, không gặp vướng mắc, khó khăn. Quá trình quản lý, đăng ký và kê

khai thuế còn nhằm phát hiện những đối tượng tiềm năng nhưng không đăng ký thuế, không kê khai để áp dụng các biện pháp xử lý sai phạm, điều này giúp cho CCT không thu bừa, bo sót qua đó cũng tạo sự bình đẳng, công bằng trong đóng thuế của các cá nhân, tổ chức, DN khác.

Bên cạnh việc áp dụng các quy định để thực hiện tổ chức quản lý thu thuế thì các CCT cũng tiến hành các hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ về thuế cho các chủ thể nộp thuế thông qua các chương trình, diễn đàn phổ biến chính sách thuế, thông tin, hướng dẫn để các chủ thể nộp có hiểu biết đầy đủ về các quy định, chính sách thuế cũng như các thủ tục hành chính của CCT. Hiện nay, các CCT cũng đã thành lập các phòng tư vấn, hỗ trợ về thuế tại trụ sở của mình, để các chủ thể nộp thuế khi cần thiết có thể đến để nhận sự tư vấn.

Thực chất các hoạt động nêu trên trong khâu tổ chức thực hiện kế hoạch thu thuế được đề cập là cách thức mà CCT thực hiện việc quản lý thu thuế trên địa bàn, còn việc cụ thể trong triển khai sẽ phải phân chia theo đối tượng để áp dụng quản lý đăng ký, kê khai, nộp thuế, tuyên truyền, hỗ trợ về thuế, trong đó có phân ra để áp dụng cho các đối tượng gồm: DN ngoài nhà nước, DN theo phương pháp khấu trừ thuế, chủ thể nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp và các đối tượng nộp thuế khác.

1.2.3.4. Thanh tra, kiểm tra chống thất thu thuế

Thanh tra, kiểm tra thuế là hoạt động giám sát của Chi cục Thuế đối với các hoạt động, giao dịch liên quan đến phát sinh nghĩa vụ thuế và tình hình thực hiện thủ tục hành chính thuế, chấp hành nghĩa vụ nộp thuế của người nộp thuế, nhằm bảo đảm pháp luật thuế được thực thi nghiêm chỉnh trong đời sống kinh tế xã hội. Hoạt động này được thực hiện dựa trên cơ sở phân tích dữ liệu và thông tin đã được thu thập liên quan đến chủ thể nộp thuế, cũng như đánh giá việc chấp hành pháp luật của chủ thể nộp thuế.

mảng là thanh tra và kiểm tra. Thanh tra thuế thường được thực hiện đối với DN, các DN này có ngành nghề kinh doanh đa dạng, phạm vi hoạt động và kinh doanh rộng. Công tác thanh tra thuế đối với tổ chức, DN được thực hiện hàng năm và thực hiện theo kế hoạch thanh tra hàng năm. Dựa trên thông tin về chủ thể nộp thuế CCT phát hiện, lập danh sách người nộp thuế có dấu hiệu bất thường trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế, từ đó lựa chọn đối tượng lập kế hoạch thanh tra. Trong đó có các nội dung thanh tra là: đối tượng thanh tra, kỳ thanh tra, loại thuế thuộc diện thanh tra, thời gian dự kiến tiến hành thanh tra. Bên cạnh đó, công tác thanh tra thuế còn được thực hiện khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế hoặc để giải quyết khiếu nại, tố cáo theo yêu cầu. Còn kiểm tra thuế được thực hiện chủ yếu tại trụ sở CCT. Đây là hoạt động thường xuyên và liên tục, CCT thực hiện kiểm tra thuế đối với các hồ sơ thuế nhằm đánh giá tính đầy đủ, chính xác của các thông tin, chứng từ trong hồ sơ thuế, sự tuân thủ pháp luật về thuế của chủ thể nộp thuế.

Một phần của tài liệu Quản lý thu thuế tại chi cục thuế quận nam từ liêm, thành phố hà nội (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w