Tiêu chí đánh giá về quản lý thu thuế

Một phần của tài liệu Quản lý thu thuế tại chi cục thuế quận nam từ liêm, thành phố hà nội (Trang 40 - 44)

Đối với công tác thuế mà điển hình là quản lý thu thuế hiện nay được áp dụng thống nhất và có tính chính thống là hệ thống chỉ số đánh giá hoạt động quản lý thuế do Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) ban hành theo Quyết định số 688/QĐ-TCT ngày 22/4/2013. Căn cứ vào danh mục chỉ số đánh giá hoạt động quản lý thuế đã được ban hành, tác giả phân tích, tổng hợp và dựa trên những hiểu biết cá nhân để đưa ra các tiêu chí đánh giá về quản lý thu thuế tại các CCT gồm các tiêu chí: (i) Tiêu chí tổng thu của CCT trên tổng thu NSNN; (ii) Tiêu chí tổng thu của CCT trên dự toán được giao; (iii) Tiêu chí

tuyên truyền hỗ trợ; (iv) Tiêu chí tỷ lệ DN thanh tra, kiểm tra; (v) Tiêu chí quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế; (vi) Tiêu chí phát triển nguồn lực.

Một là, tiêu chí tổng thu của CCT trên tổng thu NSNN. Tiêu chí này đánh giá mức độ đóng góp của ngành thuế mà cụ thể là của CCT trong việc thực hiện nhiệm vụ thu NSNN. Tiêu chí này được tính toán dựa trên công thức cụ thể nhằm phân tích nguyên nhân biến động theo từng năm tại các CCT.

Tỷ lệ tổng thu của CCT

trên tổng thu NSNN =

Tổng thu

Tổng thu NSNN X 100%

Trong đó, tổng thu là tất cả các khoản thuế, phí mà CCT thu được trong năm và tổng thu NSNN gồm các khoản thu từ thuế, phí và các khoản thu NSNN khác.

Hai là, tiêu chí tổng thu của CCT trên dự toán được giao. Tiêu chí này giúp đánh giá công tác lập dự toán thu ngân sách và năng lực thu thuế của CCT. Tiêu chí này được dùng để phân tích nguyên nhân biến động theo từng năm. Tỷ lệ tổng thu của CCT trên dự toán pháp lệnh được giao = Tổng thu Dự toán pháp lệnh được giao X 100%

Trong đó, tổng thu cũng giống như hai tiêu chí bên trên còn dự toán pháp lệnh được giao là dự toán thu được Bộ Tài chính giao tương ứng bao gồm cả các khoản thu từ dầu, thu tiền sử dụng đất.

Ba là, tiêu chí tuyên truyền hỗ trợ. Tiêu chí này phản ánh chất lượng, hiệu quả công tác hỗ trợ chủ thể nộp thuế của các CCT. Nếu hoạt động tuyên truyền đạt kết quả tốt sẽ giúp cho công tác quản lý thu thuế cũng theo đó đạt hiệu quả cao. Bởi vì, khi công tác tuyên truyền là nhằm giúp cho các chủ thể nộp thuế nắm vững được quy trình, thủ tục hành chính, hoạt động thu thuế được mọi người nắm vững thì công tác thu thuế của các CCT sẽ được tiến

hành thuận lợi, nhanh chóng. Tiêu chí tuyên truyền hỗ trợ này sẽ căn cứ trên số bài viết tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, số lượt chủ thể nộp thuế được giải đáp vướng mắc tại cơ quan thuế hoặc qua điện thoại trên số cán bộ của bộ phận tuyên truyền hỗ trợ nhằm đánh giá khối lượng công việc giải đáp vướng mặc của người nộp thuế trực tiếp tại cơ quan thuế mà một cán bộ của bộ phận tuyên truyền đã hỗ trợ hay tỷ lệ trả lời thắc mắc đúng hạn để đánh giá chất lượng của việc trả lời. Bên cạnh đó, tiêu chí này còn được đánh giá dựa trên số cuộc đối thoại, số lớp tập huấn đã tổ chức trên số cán bộ của bộ phận tuyên truyền. Tất cả các yếu tố thành phần của tiêu chí tuyên truyền hỗ trợ hướng đến việc cải thiện và nâng cao chất lượng hoạt động thu thuế của CCT.

Bốn là, tiêu chí tỷ lệ DN thanh tra, kiểm tra. Tiêu chí này lại được phân ra làm bốn thành phần là tỷ lệ DN đã thanh tra hoặc kiểm tra và tỷ lệ sai phạm cũng như số thuế truy thu bình quân của một cuộc thanh tra.

Tỷ lệ DN đã kiểm tra hoặc

thanh tra

=

Số DN đã kiểm tra hoặc thanh tra trong năm

Số DN đang hoạt động

X 100%

Tỷ lệ DN thanh tra phát hiện có sai phạm =

Số DN thanh tra phát hiện có sai phạm

Số DN đã thanh tra trong năm

X 100%

Số thuế truy thu bình

quân 1 cuộc thanh tra =

Tổng số thuế truy thu sau thanh tra Số DN đã thanh tra trong năm

Đối với mỗi tỷ lệ khác nhau sẽ hướng đến việc đánh giá khác nhau. Tỷ lệ đầu tiên nhằm đánh giá khối lượng công việc thanh tra, kiểm tra DN hoặc trụ sở của chủ thể nộp thuế mà cán bộ thanh tra, kiểm tra đã thực hiện trong năm đánh giá. Tỷ lệ thứ hai nhằm đánh giá chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra tại trụ sở DN và tỷ lệ cuối cùng là nhằm đánh giá chất lượng, hiệu quả công tác thanh tra thuế.

Năm là, tiêu chí quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế. Tiêu chí này được đánh giá cụ thể trên các chỉ số về tỷ lệ nợ thuế đối với số thực hiện thu của CCT, tỷ lệ nợ thuế của năm trước thu được trong năm nay so với số nợ có khả năng thu tại thời điểm trước 31/12 năm trước, tỷ lệ tiền thuế đã nộp NSNN đang chờ điều chỉnh và tỷ lệ hồ sơ gia hạn nộp thuế được giải quyết đúng hạn. Tất cả các tỷ lệ này đều được nhân với 100%, với các mục đích: để đánh giá hiệu quả công tác quản lý thu nợ thuế, công tác theo dõi, đôn đốc việc thu các khoản nợ thuế có khả năng thu nhưng chưa được thu của năm trước cũng như kết quả thực hiện mục tiêu chiến lược công tác quản lý nợ thuế, đánh giá tính kịp thời, tính chính xác trong việc quản lý, theo dõi nợ thuế cũng như đánh giá tính kịp thời trong công tác giải quyết hồ sơ gia hạn nộp thuế của CCT.

Sáu là, tiêu chí phát triển nguồn lực. Đã nói đến một tổ chức thì không thể nào thiếu yếu tố về con người và phát triển nguồn lực được coi là một tiêu chí quan trọng trong việc đánh giá công tác quản lý thu thuế của CCT. Tiêu chí này được sử dụng để đánh giá sự hợp lý trong cơ cấu tổ chức, bố trí sử dụng nguồn nhân lực của CCT, sự phát triển nguồn nhân lực của CCT dựa trên các tỷ lệ cán bộ làm việc tại các bộ phận chức năng (thanh tra, kiểm tra; quản lý nợ và cưỡng chế nợ; kê khai và kế toán thuế; tuyên truyền và hỗ trợ), tỷ lệ cá bộ có trình độ đại học trở lên; số cán bộ giảm hàng năm trên tổng số cán bộ của CCT; số cán bộ được tuyển dụng mới; số cán bộ bị kỷ luật; số cán bộ đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở. Tất cả các chỉ số thành phần đều hướng đến việc đánh giá mức độ, chất lượng, tỷ lệ nguồn lực, sự biến động về nguồn lực của CCT. Điều này nhằm giúp cho CCT có những cải thiện, thay đổi nếu như tỷ lệ của các chỉ số bị yếu kém từ đó nâng cao chất lượng nguồn lực và năng lực chuyên môn của các cán bộ thu thuế trong CCT.

Một phần của tài liệu Quản lý thu thuế tại chi cục thuế quận nam từ liêm, thành phố hà nội (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w