Yếu tố chính trị là toàn bộ yếu tố tạo nên đời sống chính trị của xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định, yếu tố chính trị có ảnh hưởng mạnh mẽ đến thực thi pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng. Nhà nước ban hành và tổ chức thực hiện pháp luật dựa trên các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, đưa các đường lối của Đảng vào thực tiễn cuộc sống. Các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước phù hợp, chặt chẽ, thống nhất sẽ tạo điều kiện cho thực thi pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng đạt hiệu quả.
Bên cạnh đó, các quy định pháp luật có liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ảnh hưởng sâu sắc đến xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng. Các quy định của pháp luật đã tạo cơ sở pháp lý rõ ràng, chặt chẽ làm căn cứ để xử phạt vi phạm hành chính nghiêm minh, kịp thời.
Hoạt động xử phạt VPHC trong lĩnh vực xây dựng là một trong rất nhiều hoạt động được tiến hành thường xuyên của bộ máy nhà nước, chính vì vậy bảo đảm được sự công khai, minh bạch của hoạt động chắc chắn sẽ làm gia tăng hiệu quả điều chỉnh của hoạt động này đối với xã hội, cũng như tạo được niềm tin của nhân dân vào hoạt động của bộ máy nhà nước.
38
phạm về trật tự, an toàn xây dựng là sự rõ ràng của các chủ thể có thẩm quyền trong áp dụng pháp luật khi xử phạt các VPHC trong lĩnh vực này. Sự rõ ràng này không chỉ dừng lại ở yêu cầu cần phải công khai các quy định của pháp luật về xử phạt VPHC trong lĩnh vực xây dựng, mà đó còn là sự công khai về quy trình, thẩm quyền cũng như nội dung của xử phạt VPHC đối các vi phạm. Bên cạnh đó công khai, minh bạch còn đòi hỏi cần phải tạo ra những quy định để các quyền con người, quyền công dân được thực hiện một cách chính xác, đầy đủ và phù hợp nhất (như quyền khiếu nại, khởi kiện đối với các quyết định xử phạt VPHC); công khai, minh bạch trong sử dụng nguồn tiền thu được thông qua hoạt động xử phạt của các cơ quan chức năng.
Khi có hành vi VPHC trong lĩnh vực xây dựng, đối tượng vi phạm có thể phải chịu một hoặc một số biện pháp xử lý của chủ thể có thẩm quyền; trong trường hợp này đối tượng vi phạm có thể bị tước bỏ (hoặc hạn chế) một lợi ích về vật chất (hoặc tinh thần). Vì vậy để đảm bảo tính công khai, minh bạch của hoạt động này, cần có sự giám sát từ phía các cơ quan, tổ chức khác, hạn chế sự lạm quyền trong hoạt động xử phạt.
Thực tiễn áp dụng pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng vẫn có rất nhiều quy định đã lạc hậu, không theo kịp sự phát triển của đời sống xã hội, nhiều văn bản chồng chéo, mâu thuẫn, gây khó khăn trong quá trình áp dụng. Chính vì vậy, việc hoàn thiện các quy định của pháp luật có liên quan đến vấn đề này nhanh chóng, kịp thời là một yêu cầu cấp bách trong thời gian tới.