Nói đến yếu tố kinh tế - xã hội là nói đến tổng thể các điều kiện, hoàn cảnh về kinh tế - xã hội, hệ thống pháp luật về các chính sách xã hội và tình hình triển khai thực hiện, áp dụng hệ thống pháp luật đó vào trong thực tiễn. Nền kinh tế - xã hội phát triển bền vững là điều kiện thuận lợi cho hoạt động
39
xử phạt VPHC trong lĩnh vực xây dựng, tác động tích cực tới việc nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức pháp luật của các tầng lớp xã hội về xây dựng. Yếu tố kinh tế là nền tảng chính của sự nhận thức về quyền lợi của các chủ thể tham gia vi phạm trật tự về xây dựng, từ đó dẫn đến sự hiểu biết pháp luật và có tác động mạnh mẽ tới hoạt động xử phạt VPHC trong lĩnh vực xây dựng của các chủ thể pháp luật.
Với một nền kinh tế phát triển thì đời sống vật chất, tinh thần và cộng đồng dân cư được cải thiện, lợi ích kinh tế được đảm bảo thì hoạt động xử phạt VPHC trong lĩnh vực xây dựng càng được tuân thủ nghiêm túc, các hành vi vi phạm trong lĩnh vực này cũng được hạn chế rất nhiều. Từ đó sẽ tạo niềm tin cho người dân vào tin các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và hoạt động điều hành của các cơ quan công quyền. Khi đó, niềm tin của các chủ thể đối với pháp luật xử phạt VPHC trong lĩnh vực xây dựng được củng cố, hoạt động xử phạt VPHC trong lĩnh vực xây dựng sẽ mang tính tích cực, phù hợp với các giá trị, chuẩn mực pháp luật hiện hành.
Đồng thời, cơ chế kinh tế cũng có ảnh hưởng tới hoạt động xử phạt VPHC trong lĩnh vực xây dựng. Trước đây, khi nền kinh tế nước ta đang ở trong giai đoạn tập trung quan liêu, bao cấp đã tạo ra tâm lý thụ động, ỷ lại của một số bộ phận không nhỏ trong nhân dân; do đó, nhận thức pháp luật và hoạt động xử phạt VPHC trong lĩnh vực xây dựng thường mang tính một chiều theo kiểu mệnh lệnh - phục tùng. Khi nền kinh tế chuyển sang một giai đoạn mới, giai đoạn của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN với những mặt tích cực sẽ tạo ra tư duy sáng tạo, coi trọng uy tín, chất lượng, hiệu quả của hoạt động kinh tế; từ đó, sẽ tác động tích cực hơn tới ý thức pháp luật và hành vi của các chủ thể trong đó có chủ thể thực hiện xử phạt VPHC trong lĩnh vực xây dựng. Tuy nhiên, mặt trái của nền kinh tế thị trường cũng đang tạo ra nhiều mặt tiêu cực, trong đó, đáng quan ngại nhất là ý thức coi trọng
40
đồng tiền mà bất chấp các giá trị đạo đức xã hội, các quy định của pháp luật dẫn đến sẽ tạo ra những quan niệm, hành vi sai lệch trong xử phạt VPHC trong lĩnh vực xây dựng. Đây là nguyên nhân phát sinh các hành vi tiêu cực khi xử phạt VPHC trong lĩnh vực xây dựng.
1.3.3. Yếu tố con người
Yếu tố con người đóng vai trò quan trọng trong việc thực thi xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng.
Ý thức pháp luật của một bộ phận người vi phạm, vì lợi ích cá nhân đã vi phạm pháp luật. Trong lĩnh vực xây dựng, các tổ chức, cá nhân có tâm lý sẵn sàng chịu xử phạt vi phạm để xây dựng công trình vẫn còn phố biến. Mặt khác, để giảm bớt thiệt hại kinh tế, hiện tượng “chung chi” cho lực lượng thi hành công vụ còn diễn ra; bên cạnh đó ý thức của đội ngũ cán bộ công chức có thẩm quyền xử lý VPHC trong lĩnh vực xây dựng lợi dụng quyền hạn của mình để nhũng nhiễu người vi phạm điều này đã làm ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động xử phạt VPHC trong lĩnh vực xây dựng. Sự xuống cấp về đạo đức của một số bộ phận có thẩm quyền xử phạt cùng với sự tác động của mặt trái của nền kinh tế thị trường đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng. Vì vậy, bên cạnh việc nâng cao nhận thức của người vi phạm hành chính còn phải thay đổi nhận thức của các chủ thể có thẩm quyền xử phạt VPHC trong lĩnh vực xây dựng, nâng cao tính minh bạch, ý thức trách nhiệm, đạo đức thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức trong quá trình XLVPHC; phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm những cán bộ chức năng có sai phạm, chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về xử phạt VPHC trong lĩnh vực này. Đồng thời cần phải có biện pháp xử lý thực sự nghiêm khắc đối với những vi phạm của các chủ thể có thẩm quyền xử phạt.
41
Kết luận chƣơng 1
Xử phạt VPHC nói chung, xử phạt VPHC trong lĩnh vực xây dựng nói riêng đã, đang và sẽ là mối quan tâm của không chỉ các cơ quan quản lý nhà nước mà là của toàn xã hội, bởi đây là một trong những hoạt động quan trọng góp phần đảm bảo trật tự, an toàn xây dựng, góp phần vào sự nghiệp phát triển và hội nhập của đất nước trong tình hình mới.
Nội dung của chương 1 đã nêu và phân tích các khái niệm, đặc điểm về VPHC, xử phạt VPHC trong lĩnh vực xây dựng. Chương 1 của luận văn cũng đã tập trung phân tích, làm rõ những vấn đề lý luận cốt lõi liên quan đến xử phạt VPHC trong lĩnh vực xây dựng như về hình thức xử phạt; các biện pháp ngăn chặn cũng như bảo đảm xử phạt VPHC trong lĩnh vực xây dựng; các yếu tố ảnh hưởng đến xử phạt VPHC trong lĩnh vực này. Thông qua nội dung nghiên cứu của chương 1, luận văn đã làm rõ cơ sở lý luận của xử phạt vi phạm hành chính nói chung và xử phạt VPHC trong lĩnh vực xây dựng nói riêng tạo tiền đề phân tích phần thực trạng tại chương 2.
42
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
TRONG LĨNH VỰC XÂY DỰNG CỦA CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN CHƢƠNG MỸ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1. Đặc điểm tình hình huyện Chƣơng Mỹ, thành phố Hà Nội ảnh hƣởng đến xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng
Huyện Chương Mỹ có phía Bắc giáp huyện Quốc Oai; Phía Đông giáp quận Hà Đông và huyện Thanh Oai; Phía Nam giáp huyện Ứng Hòa và huyện Mỹ Đức. Huyện Chương Mỹ là một trong 30 quận, huyện, thị xã của Thủ đô Hà Nội, là huyện ngoại thành nằm ở phía Tây nam, cách trung tâm Thủ đô 20 km; phía Bắc giáp huyện Quốc Oai; phía Đông giáp quận Hà Đông, huyện Thanh Oai; phía Nam giáp huyện Ứng Hòa, Mỹ Đức; phía Tây giáp với huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình.
Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 237,38 km2, là huyện có diện tích lớn thứ 3 của thành phố Hà Nội. Dân số 339.469 người. Trong đó, người dân tộc Kinh chiếm đại đa số, có 01 thôn dân tộc Mường (Đồng Ké, xã Trần Phú); ngoài ra còn có một số dân tộc thiểu số khác ở rải rác tại các xã, thị trấn.
Chương Mỹ có địa hình khá đa dạng, vừa có đặc trưng của vùng đồng bằng châu thổ, vừa mang đặc trưng của vùng bán sơn địa có núi, sông, hồ, đồng, bãi, kết hợp với hệ thống sông Bùi, sông Tích phía Tây, sông Đáy bao bọc phía Đông. Đó cũng là điều kiện để phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện [35].
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng công nghiệp- dịch vụ-nông nghiệp năm 2020 là 58,6%-25,5%-15,9% so với đầu nhiệm kỳ là 56,5%-19,3%-24,2. Tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân 5 năm là 11,68%/năm, vượt chỉ tiêu đề ra; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ tăng dần. Tổng thu ngân sách nhà nước
43
trên địa bàn tăng hằng năm 11%; thu nhập bình quân đầu người đạt 60 triệu đồng/người/năm, vượt chỉ tiêu 10 triệu đồng. Tổng giá trị sản xuất đạt 25.915 tỷ đồng, vượt chỉ tiêu 2015-2020 đề ra 173 tỷ đồng [29].
Trên địa bàn huyện có các tuyến đường quan trọng chạy qua như: Tuyến Quốc lộ 6 với chiều dài 18 km và đường Hồ Chí Minh với chiều dài 16,5 km giúp cho Chương Mỹ trở thành đầu mối và cầu nối giao thương quan trọng giữa Thủ đô với các tỉnh thành đồng bằng Bắc Bộ và các tỉnh vùng Tây Bắc; giữa Hà Nội với các tỉnh thành phía Nam. Bên cạnh đó, còn có đường đê Đáy, đường 419 nối liền các xã trong huyện và nối với các huyện của thành phố.
Trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Chương Mỹ nằm trong vành đai xanh phát triển của Thủ đô với khu đô thị vệ tinh Xuân Mai và đô thị sinh thái Chúc Sơn; Phía Tây giáp huyện Lương Sơn của tỉnh Hòa Bình.
Từ 01/8/2008, huyện Chương Mỹ chính thức là một trong 30 quận huyện, thị xã của Thủ đô Hà Nội, đơn vị hành hình gồm 30 xã và 02 thị trấn, đó là: Thị trấn Chúc Sơn, thị trấn Xuân Mai. Trung tâm hành chính của huyện đóng tại thị trấn Chúc Sơn.
Theo Báo cáo năm 2019 của UBND huyện Chương Mỹ, tổng giá trị sản xuất (theo giá so sánh năm 2010) đạt 23.235 tỷ đồng, đạt 100% so kế hoạch năm và tăng 11,6% so với cùng kỳ. Thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn huyện đạt 47 triệu đồng/người/năm. Cơ cấu kinh tế: Công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp: 57,9% - 24,8% -17,3%.
Trong đó, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện tiếp tục phát triển ổn định; giá trị sản xuất ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng cơ bản ước đạt 13.235 tỷ đồng, đạt
44
100,2% so với kế hoạch và tăng 11,5% so cùng kỳ. Toàn huyện có 668 doanh nghiệp và trên 9.000 cơ sở sản xuất cá thể công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cơ bản đang hoạt động tạo việc làm và thu nhập ổn định cho hàng vạn lao động.
Ngành thương mại, dịch vụ có mức tăng trưởng khá; Toàn huyện có 895 doanh nghiệp kinh doanh thương nghiệp, dịch vụ và trên 8.000 cơ sở cá thể đang hoạt động. Giá trị sản xuất (theo giá so sánh năm 2010) đạt 6.010 tỷ đồng, đạt 100,2% so kế hoạch năm, tăng 17,9% so cùng kỳ [29].
Công tác xây dựng nông thôn mới tiếp tục được quan tâm chỉ đạo quyết liệt. Toàn huyện có thêm 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới, nâng số xã toàn huyện đạt chuẩn nông thôn mới lên 28/30 xã.
Chương Mỹ là huyện ngoại thành phía Tây Nam thủ đô Hà Nội, phát triển về đô thị, công nghiệp, dịch vụ với hệ thống hạ tầng kỹ thuật hiện đại, hệ thống hạ tầng xã hội chất lượng cao, gắn kết với mạng lưới hạ tầng chung của thủ đô Hà Nội nhằm hỗ trợ chia sẻ chức năng với Đô thị trung tâm và trở thành động lực thúc đẩy phát triển khu vực hành lang xanh. Phát triển đô thị có chức năng dịch vụ - công nghiệp, hỗ trợ phát triển tiểu thủ công nghiệp làng nghề và thúc đẩy sản xuất vùng nông thôn theo hướng hiện đại hóa. Hoàn thiện mạng lưới điểm dân cư nông thôn theo tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Phát triển các khu, cụm trường tập trung nhằm cụ thể hóa chương trình di dời cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong khu vực nội thành ra ngoại thành. Phát triển các hoạt động du lịch, các mô hình sản xuất nông nghiệp năng suất cao và bảo vệ các vùng cảnh quan tự nhiên, các công trình di tích văn hóa, tín ngưỡng làng nghề truyền thống.
Theo số liệu điều tra dân số năm 2019, dân số toàn huyện khoảng 370.000 người, trong đó, dân số đô thị khoảng 145.000 người và dân số nông thôn khoảng 225.000 người; tỷ lệ đô thị hóa khoảng 39,2%.
45
Về quy hoạch sử dụng đất, tổng diện tích đất quy hoạch khoảng 23.240,92ha, trong đó, đất đô thị khoảng 8.324,63ha (chiếm 35,8% tổng đất quy hoạch), đất nông thôn khoảng 14.916,29ha (chiếm 64,2% tổng đất quy hoạch) [29].
2.2. Thực trạng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Chƣơng Mỹ, thành phố Hà Nội
2.2.1. Tình hình xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội
Huyện Chương Mỹ là một trong những quận, huyện có tốc độ đô thị hóa cao của thành phố Hà Nội. Theo định hướng Quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, huyện Chương Mỹ sẽ phát triển 1 đô thị vệ tinh Xuân Mai, 1 thị trấn sinh thái Chúc Sơn theo hướng xây dựng tập trung vào hai khu đô thị Xuân Mai và Chúc Sơn với dân số khoảng 296 nghìn người, chiếm 56% dân số toàn huyện.
Theo đó, khu trung tâm hành chính của huyện được quy hoạch có diện tích trên 32 ha. Trên cơ sở định hướng của quy hoạch chung thị trấn sinh thái Chúc Sơn đến năm 2030; định hướng quy hoạch phát triển 5 khu chức năng gồm: Khu hành chính chính trị huyện Chương Mỹ; Khu trung tâm thể dục thể thao; Khu trung tâm văn hóa - thương mại dịch vụ; Khu công viên cây xanh và Khu ở hiện trạng. Trong đó đất xây dựng đô thị có diện tích khoảng 1.100 - 1.300 ha. Quy mô dân số đến năm 2030 vào khoảng 60.000 - 65.000 người.
Xuân Mai là một trong những đô thị vệ tinh phía tây nam của đô thị trung tâm Hà Nội; là đô thị dịch vụ - công nghiệp hỗ trợ phát triển tiểu thủ công nghiệp, hệ thống làng nghề của địa phương; là cửa ngõ giao thông phía tây Hà Nội giao thương với các tỉnh phía Tây Bắc; là đô thị đại học với trung
46
tâm giáo dục đào tạo Khu vực trọng tâm chính của đô thị là hai điểm trung tâm của hai cực phát triển đô thị Xuân Mai gồm thị trấn hiện hữu và khu vực giữa núi Thoong và sông Bùi. Tại khu vực đô thị cũ, cải tạo tập trung tạo lập không gian trọng tâm tại điểm giao cắt giữa tuyến Quốc lộ 6 và trục trung tâm, đây là điểm trung chuyển, tập trung các đầu mối giao thông, đồng thời là điểm giao cắt của 2 tuyến đường sắt đô thị, tại đây phát triển các dịch vụ công cộng. Trong năm 2020, Chương Mỹ hoàn thành 9 tiêu chí, đủ điều kiện đề nghị công nhận huyện nông thôn mới.
Công tác quản lý đô thị, đến hết năm 2019, UBND huyện đã phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch của 43/43 Đồ án quy hoạch chi tiết khu trung tâm xã và điểm dân cư nông thôn, tỷ lệ 1/500; Cấp giấy phép xây dựng cho 164 trường hợp, tổng diện tích sàn gần 43.000 m2. Trong năm đã thực hiện 5 dự án duy tu, sửa chữa cục bộ đường giao thông với tổng kinh phí khoảng 10 tỷ đồng.
Chương Mỹ là một trong những quận có tốc độ gia tăng dân số cao của thành phố Hà Nội. Việc gia tăng dân số cơ học này tạo áp lực lên hạ tầng xã hội, nhu cầu về nhà ở. Việc cải tạo nhà cũ, xây dựng nhà mới, các khu chung cư, đô thị tăng lên rõ rệt.
Theo thống kê từ năm 2015-2020, Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ đã chỉ đạo Đội Quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn kiểm tra 1.880 công trình, phát hiện, lập hồ sơ xử lý 498 trường hợp vi phạm. Trong đó, Chủ tịch UBND huyện đã xử phạt vi phạm hành chính 177 trường hợp xây dựng không phép; 265 trường hợp xây dựng sai phép, sai quy hoạch, sai thiết kế; 56 trường hợp xây dựng công trình gây ảnh hưởng đến công trình lân cận, ô nhiễm môi trường… [29].
47
Bảng 2.1: Thống kê số vụ vi phạm trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn huyện Chương Mỹ từ năm 2015-2020