Hoàn thiện hệ thống pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng của Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân huyện, qua thực tiễn huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội (Trang 76 - 80)

trong lĩnh vực xây dựng của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện

Để nâng cao hiệu quả xử phạt VPHC của Chủ tịch UBND huyện, cần hoàn thiện các quy định pháp luật hiện hành:

Sửa đổi một số quy định của Khoản 1, Điều 3, Luật xử lý VPHC năm 2012 để đảm bảo tính chính xác, khoa học và phù hợp hơn; cụ thể: Sửa đổi Điểm d, theo hướng bỏ nội dung quy định “… vi phạm hành chính nhiều lần

thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm”, vì nó mâu thuẫn với Điểm b, Khoản

1, Điều 10 của Luật này. Hay việc tại Điểm e quy định: “Đối với cùng một hành vi VPHC thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền

đối với cá nhân”, cũng chưa thực sự phù hợp, bởi VPHC do tổ chức thực hiện

thường có mức nguy hiểm hơn rất nhiều so với vi phạm do cá nhân thực hiện. Vì vậy về vấn đề này nên quy định như sau: Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức ít nhất bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Việc quy định từng mức phạt cụ thể do Chính phủ quy định trong các văn bản pháp luật có liên quan.

Về hình thức xử phạt

Phạt cảnh cáo: Cảnh cáo là một trong những hình thức xử phạt chính được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức VPHC trong lĩnh vực xây dựng không nghiêm trọng. So với các hình thức xử phạt khác, cảnh cáo là hình thức xử phạt nhẹ hơn. Tuy nhiên, cảnh cáo thể hiện thái độ răn đe của nhà nước đối

69

với chủ thể có VPHC về xây dựng, do đó nó vẫn mang tính cưỡng chế nhà nước, gây cho người bị xử phạt những thiệt hại nhất định về mặt tinh thần. Trên thực tế hiện nay trong lĩnh vực xây dựng phần lớn người có thẩm quyền xử phạt không tiến hành xử phạt bằng hình thức cảnh cáo, vì cảnh cáo cũng phải ra quyết định, hơn nữa nó không để lại ấn tượng gì cho người vi phạm và việc tổ chức thực hiện quyết định xử phạt cảnh cáo gần như là bỏ ngỏ; vì vậy hình thức này thực tế không có nhiều tác dụng.

Phạt tiền: Mức phạt tiền đối với từng hành vi VPHC trong lĩnh vực xây dựng được quy định cụ thể tại Nghị định số 139/2017/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung năm 2020) đối với từng hành vi cụ thể. Tuy nhiên, mức phạt tiền vẫn còn thấp và chưa đủ sức răn đe đối với các hành vi vi phạm trật tự xây dựng. Hơn thế, hiện nay mức sống, mức thu nhập của các vùng, miền, địa phương ở nước ta còn nhiều chênh lệch, vì vậy việc ấn định một mức phạt sẽ khó bảo đảm được tính giáo dục, phòng ngừa chung. Cần quy định mức phạt tiền đối với từng hành vi vi phạm dựa trên mức lương tối thiểu vùng được Chính phủ quy định; như vậy nếu có biến động tăng, hay giảm của mức lương tối thiểu thì mức phạt tiền cũng sẽ tự động được điều chỉnh, như vậy phần nào cũng khắc phục được tình trạng với cùng một hành vi, một mức phạt như nhau nhưng tính giáo dục, phòng ngừa, răn đe lại khác nhau. Bên cạnh đó cần tăng mức phạt tiền đối với những hành vi trực tiếp uy hiếp trật tự an toàn xây dựng như xây không phép, ảnh hưởng đến môi trường, cộng đồng.

Cần sửa đổi khoản 3 Điều 4 Nghị định số 139 theo hướng quy định thống nhất với quy định về mức xử phạt như Luật Xử lý VPHC là cá nhân trước, tổ chức sau. Theo đó, khoản 3 Điều 4 Nghị định số 139 được viết lại như sau: “Mức phạt tiền quy định tại Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân”.

70

Tước quyền sử dụng giấy phép chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn: Là một hình thức xử phạt bổ sung trong lĩnh vực xây dựng nhưng có thể nhận thấy đây là một hình thức xử phạt có tính răn đe, phòng ngừa tốt và cần được duy trì. Tuy nhiên, việc quy định thời hạn tước giấy phép là từ 01 tháng đến 24 tháng.

Biện pháp khắc phục hậu quả

Để các biện pháp khắc phục hậu quả được thực hiện có hiệu quả, cần có những quy định rõ ràng để phân định lỗi của chủ thể vi phạm; nếu vi phạm đó được thực hiện do lỗi cố ý thì các cơ quan chức năng kiên quyết thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật; trong trường hợp do áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả mà gây ra thiệt hại cho cá nhân, tổ chức vi phạm thì cá nhân, tổ chức đó phải gánh chịu những thiệt hại đó; nhà nước không cần phải bảo đảm các lợi ích không phù hợp với các quy định của pháp luật của chủ thể có hành vi vi phạm. Bên cạnh đó để đảm bảo vấn đề khắc phục hậu quả được thực hiện nghiêm túc thì pháp luật cũng cần phải có những quy định để ràng buộc trách nhiệm của cá nhân, tổ chức trong kiểm tra, giám sát việc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả.

Sửa đổi Nghị định số 139 theo hướng bổ sung thêm biện pháp khắc phục hậu quả “buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm” đối với vi phạm quy định tại khoản 8 Điều 15 Nghị định này. Theo đó, điểm d khoản 11 Điều 15 Nghị định số 139 được viết lại như sau:

“11. Biện pháp khắc phục hậu quả:

d) Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 2, khoản 4, khoản 5 (mà hành vi vi phạm đã kết thúc), khoản 6, khoản 7, khoản 8 Điều này”.

Biện pháp ngăn chặn và đảm bảo

71

VPHC nói chung và trong lĩnh vực xây dựng nói riêng để xây dựng các quy định có chất lượng, bảo đảm tính khả thi, nâng cao hiệu quả của việc xử phạt VPHC, tăng cường tác dụng răn đe, giáo dục người vi phạm pháp luật về xây dựng sẽ góp phần quan trọng trong việc bảo đảm trật tự, an toàn xây dựng.

Hiện nay, Luật Xử lý VPHC cũng như các quy định về xử phạt VPHC trong lĩnh vực xây dựng không cho phép chuyển đổi (thay đổi) hình thức xử phạt, tuy nhiên trong thực tiễn hoạt động xử phạt VPHC nói chung, xử phạt VPHC trong lĩnh vực xây dựng nói riêng có những trường hợp người vi phạm không có khả năng thực hiện các quyết định xử phạt và các cơ quan có thẩm quyền cũng không thể thực hiện cưỡng chế việc thi hành quyết định phạt tiền trong một số trường hợp, nhưng theo quy định của pháp luật thì lại không có quyền thay đổi (chuyển đổi) hình thức xử phạt, vì vậy rất khó khăn trong việc thực hiện các quyết định xử phạt. Nên pháp luật cần có sự dự liệu những biện pháp thay thế trong những trường hợp vì bất khả kháng mà quyết định xử phạt không thể thực hiện được. Có như vậy mới đảm bảo được nguyên tắc công bằng trong xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực này.

Cần phải có quy định để bảo đảm tính nghiêm minh cũng như khách quan, công bằng trong hoạt động xử phạt VPHC đối với hình thức phạt tiền đó là đối với những trường hợp chậm thi hành quyết định phạt tiền. Mặc dù tại Thông tư 105/2014 của Bộ Tài chính có quy định về việc phạt chậm nộp, tuy nhiên mức phạt thấp (chỉ 0,05%/ngày), điều này dẫn đến tình trạng đối tượng chây ỳ không thực hiện nghĩa vụ đóng phạt, ảnh hưởng đến trật tự quản lý nhà nước. Vì vậy, cần điều chỉnh mức tính lãi suất đối với hành vi nộp phạt chậm để đảm bảo tính răn đe cũng như công bằng trong việc thực hiện các quyết định xử phạt VPHC.

72

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng của Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân huyện, qua thực tiễn huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)