Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng của Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân huyện, qua thực tiễn huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội (Trang 25 - 31)

Nguyên tắc xử phạt VPHC là những tư tưởng chủ đạo, định hướng cho hoạt động xử phạt VPHC.

Các nguyên tắc chung cho xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng

Thứ nhất, Nguyên tắcmọi vi phạm hành chính phải được phát hiện,

ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do VPHCgây

ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật

18

nguy hiểm cho xã hội của hành vi VPHC thể hiện ở chỗ VPHC phá vỡ trật tự xã hội được Nhà nước thiết lập, xâm phạm hoặc đe dọa xâm phạm đến quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của các cá nhân, tổ chức, xã hội, Nhà nước. Việc phát hiện, ngăn chặn kịp thời hành vi VPHC sẽ góp phần xác minh các tình tiết liên quan đến vi phạm để xử lý chính xác hay ngăn chặn tác động tiêu cực của hành vi vi phạm. Chẳng hạn, để thiết lập trật tự, an toàn xây dựng, Nhà nước đặt ra những quy định về quy tắc bảo đảm an toàn xây dựng. Bất cứ hành vi vi phạm hành chính nào về xây dựng đều ảnh hưởng xấu đến trật tự, an toàn xây dựng. Trên thực tế có nhiều hành vi vi phạm không được phát hiện, ngăn chặn kịp thời đã gây ra những hậu quả thảm khốc. Pháp luật có những quy định thể hiện trực tiếp nguyên tắc này, như: để xác minh các tình tiết liên quan đến vi phạm hành chính, khi xét thấy cần thiết, người có thẩm quyền có thể quyết định khám người, khám phương tiện vận tải, đồ vật. Việc khám người, khám phương tiện vận tải, đồ vật trong trường hợp thông thường thì phải có quyết định bằng văn bản của người có thẩm quyền. Tuy nhiên, để đảm bảo tính kịp thời, pháp luật cho phép khám không cần quyết định bằng văn bản mà tiến hành khám ngay nếu có căn cứ cho rằng nếu không khám ngay thì đồ vật, tang vật, phương tiện, tài liệu bị tẩu tán, tiêu hủy..

Khi phát hiện hành vi VPHC thì người có thẩm quyền phải xử phạt nghiêm minh để đảm bảo giá trị trừng trị người vi phạm, đồng thời giáo dục người vi phạm và giáo dục chung đối với tất cả mọi người. Việc không xử lý hay xử lý quá nhẹ có thể dẫn đến sự coi thường pháp luật, nếu xử phạt quá nặng sẽ gây bức xúc cho người bị xử phạt. Cả hai khả năng đó đều ảnh hưởng bất lợi đến ý thức pháp luật của người dân.

Bên cạnh đó, có nhiều hành vi VPHC gây ra thiệt hại về mặt thực tế. Chẳng hạn, hành vi xây nhà trái phép, xây sai so với giấy phép xây dựng được cấp làm ảnh hưởng đến kiến trúc, quy hoạch đô thị xả. Vì vậy, với các hành vi

19

VPHC có gây thiệt hại thực tế thì ngoài việc xử phạt người vi phạm bằng hình thức xử phạt thì còn cần phải áp dụng các biện pháp cần thiết để khắc phục hậu quả do VPHC gây ra thì mới thực sự loại trừ được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm. Nếu hậu quả của vi phạm hành chính không được khắc phục thì hậu quả đó có thể ảnh hưởng rất lâu dài

Nguyên tắc nghiêm minh, kịp thời

Không chỉ trong xử phạt các VPHC mà trong hoạt động xử phạt các hành vi VPPL, thì yếu tố nghiêm minh luôn được coi là một yêu cầu quan trọng. Để thực hiện tốt được yêu cầu này, đòi hỏi các chủ thể có thẩm quyền xử phạt các VPHC trong lĩnh vực xây dựng phải đề cao trách nhiệm trong hoạt động xử phạt. Nội dung này có liên quan chặt chẽ đến tính khách quan, toàn diện của hoạt động xử lý; yêu cầu các chủ thể khi áp dụng pháp luật không chỉ dừng lại ở chỗ áp dụng đúng các quy định của pháp luật mà còn phải chú ý đến các yếu tố khác như nhân thân, điều kiện, hoàn cảnh... của người vi phạm để từ đó có được quyết định xử phạt phù hợp.

Nguyên tắc công bằng

Đây là nguyên tắc chủ đạo trong ban hành và thực thi pháp luật, nguyên tắc công bằng từ lâu đã được các nhà triết học, chính trị học..., coi như là một trong những chuẩn mực để xây dựng một xã hội tốt đẹp. Trong hoạt động áp dụng pháp luật nói chung, áp dụng pháp luật trong xử phạt VPHC đối với các hành vi VPPL về xây dựng, thì công bằng được hiểu là sự tuân thủ một cách chính xác nhất các quy định của pháp luật đối với những hành vi vi phạm. Nguyên tắc công bằng luôn là một nguyên tắc quan trọng cần được quán triệt trong tất cả cả các hoạt động của nhà nước và xã hội trong đó có xử phạt các VPHC trong lĩnh vực xây dựng.

Nguyên tắc tương xứng

20

vực xây dựng nói riêng được tiến hành chính xác, trước khi ban hành các quyết định xử phạt đối với các hành vi đó các chủ thể có thẩm quyền phải xem xét hành vi vi phạm một cách toàn diện, khách quan; phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi vi phạm đó, căn cứ vào đối tượng vi phạm cũng như những tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ của đối tượng thực hiện hành vi vi phạm để lựa chọn hình thức, mức xử lý tương xứng, phù hợp.

Để thực hiện đúng đắn nguyên tắc này cần phải có sự nỗ lực từ phía các chủ thể có thẩm quyền xử phạt và các cơ quan chuyên môn trong lĩnh vực xây dựng.

Nguyên tắc trách nhiệm chứng minh

Đối với hoạt động xử phạt VPHC trong lĩnh vực xây dựng thì trách nhiệm chứng minh VPHC rất quan trọng; điều này sẽ tăng tính trách nhiệm của các chủ thể có thẩm quyền đối với hoạt động xử phạt VPHC. Hạn chế đến mức cao nhất sự lạm quyền của các chủ thể khi thực thi công vụ. Pháp luật xử lý VPHC cũng đã quy định rõ người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm; làm ảnh hưởng tới tính công bằng trong xử lý các VPHC trong lĩnh vực xây dựng.

Nguyên tắc bảo đảm thời hiệu, thời hạn

Thời hiệu xử phạt VPHC được hiểu là một khoảng thời gian cụ thể đã được luật định để các chủ thể có thẩm quyền có thể áp dụng các biện pháp xử lý đối với một hành vi vi phạm cụ thể; hết thời hiệu thì không được phép xử lý đối với hành vi đó nữa. Đối với các VPHC vấn đề thời hiệu chỉ được áp dụng khi áp dụng các biện pháp xử phạt hành chính, còn đối với một số biện pháp xử lý mang tính khôi phục như: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm gây ra hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép..., thì không áp dụng thời hiệu. Việc quy định thời hiệu, thời hạn trong xử lý các VPHC giúp tạo ra cơ sở pháp lý thống nhất trong việc xử lý

21

VPHC, góp phần đề cao trách nhiệm của cơ quan, của người có thẩm quyền trong xử phạt VPHC; đảm bảo các VPHC được phát hiện kịp thời; xử lý nhanh chóng, công minh, đúng pháp luật. Bảo đảm hiệu lực thi hành của các quyết định cũng như đảm bảo tính giáo dục thông qua hoạt động xử phạt cũng như phòng ngừa các VPHC khác.

Nguyên tắc bảo đảm quyền khiếu nại, khởi kiện

Khoản 1, Điều 30, Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc

làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân”. Như vậy có thể thấy

quyền khiếu nại là một trong những quyền cơ bản của con người; với những hành vi VPHC trong lĩnh vực xây dựng khi chủ thể thực hiện hành vi vi phạm bị các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ra quyết định xử phạt đều có quyền khiếu nại, khởi kiện quyết định hành chính đó theo những trình tự, thủ tục đã được pháp luật quy định.

Hiện nay theo các biểu mẫu về quyết định xử phạt VPHC được ban hành đều có ghi rõ quyền khiếu nại, khởi kiện đối với cá nhân, tổ chức vi phạm. Tuy nhiên để quyền này được thực hiện một cách thực chất, cần phải có những quy định nhằm tăng cường tính công khai, minh bạch hoạt động xử phạt VPHC trong lĩnh vực xây dựng của các chủ thể có thẩm quyền cũng như những biện pháp nhằm nâng cao kiến thức pháp luật về trật tự an toàn xây dựng; những quy định về trình tự, thủ tục xử lý các VPHC trong lĩnh vực xây dựng; từ đó cá nhân, tổ chức vi phạm mới có được sự đánh giá một cách chính xác nhất về hoạt động xử phạt của các chủ thể có thẩm quyền. Trên cơ sở đó, quyền khiếu nại, khởi kiện của cá nhân, tổ chức vi phạm mới thực sự được bảo đảm. Đây là một kênh giám sát quan trọng đối với hoạt động xử phạt VPHC, vì vậy phải tạo điều kiện để mọi người có thể thực hiện tốt quyền này.

22

Thứ hai, nguyên tắc riêng cho hoạt động xử phạt VPHC trong lĩnh vực

xây dựng

Nguyên tắc một hành vi vi phạm chỉ bị xử phạt một lần

Hiến pháp năm 2013 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Khoản 3, Điều 31 cũng khẳng định: “Không ai bị kết án hai lần vì một tội

phạm”. Như vậy xét về mặt nguyên tắc thì một người khi thực hiện một hành

vi vi phạm thì chỉ bị xử phạt một lần; đối với các VPHC trong lĩnh vực xây dựng cũng vậy, khi chủ thể có hành vi VPHC trong lĩnh vực này, thì các cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt cũng chỉ được phép xử phạt một lần đối với hành vi đó mà thôi.. Vì vậy, trong xử phạt đối với các VPHC trong lĩnh vực xây dựng, cần phải triệt để tuân thủ các quy định về vấn đề này được thể hiện trong Luật xử lý VPHC năm 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Nguyên tắc cá thể hóa trách nhiệm

Trách nhiệm pháp lý là hậu quả của hành vi VPPL và được thể hiện qua việc cơ quan nhà nước (người có chức vụ) có thẩm quyền áp dụng với người đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật một hoặc nhiều biện pháp cưỡng chế (chế tài xử lý) của Nhà nước do ngành luật tương ứng quy định [33, tr. 550].

Là một dạng của trách nhiệm pháp lý, TNHC được hiểu là hậu quả bất lợi do Nhà nước áp dụng đối với các cá nhân có năng lực hành vi hành chính hoặc tổ chức thực hiện VPHC, theo đó cá nhân, tổ chức đó phải chịu những biện pháp cưỡng chế được quy định tại phần chế tài của quy phạm pháp luật hành chính. Trong áp dụng trách nhiệm pháp lý nói chung, TNHC nói riêng thì bất kỳ chủ thể nào có hành vi vi phạm đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi đó. Đối với các VPHC trong lĩnh vực xây dựng cũng vậy, khi chủ thể có nhiều hành vi VPHC thì phải chịu trách nhiệm về từng hành vi vi phạm của mình, hoặc khi nhiều chủ thể có cùng một hành vi vi phạm, thì từng chủ thể phải chịu trách nhiệm về vi phạm đó.

23

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng của Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân huyện, qua thực tiễn huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)