Quy trình tín dụng của ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện kiểm soát nội bộ nghiệp vụ tín dụng tại NH TMCP kỹ thương việt nam techcombank khoá luận tốt nghiệp 011 (Trang 34)

5. Kết cấucủa bài nghiên cứu

1.2.5. Quy trình tín dụng của ngân hàng thương mại

định cho vay phận thẩm định và tái thẩm định tiềm tàng của khách hàng về sử dụng vốn tín dụng, khả năng hoàn trả và khả năng thu hồi vốn vay cả gốc lẫn lãi

- Kiểm tra tính chân thực của hồ sơ vay vốn

độ

chuyên môn nên chưa phát hiện và tiên liệu được những rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra, dẫn đến:

+ Chưa phát hiện ra được hoặc chưa đánh giá đúng về khả năng của khách hàng

+ Đánh giá không đúng về tính chân thực về hồ sơ vay vốn của khách hàng.

- Có sự móc nối giữa cán bộ tín dụng và khách hàng, cố tình bỏ qua

hoặc bỏ sót những thông tin có ảnh hưởng lớn đến quyết định cho vay của ngân hàng.

nhóm cho từng đối tượng khách hàng cụ thể.

- Đối với từng hạn mức tín dụng khác nhau thì sẽ phân trách nhiệm cho cá nhân hay bộ phận, phòng ban cụ thể phê chuẩn.

- Độc lập kiểm tra công việc của cán bộ tín dụng ở khâu này

- Đối với các trường hợp đặc biệt, cần có chuyên gia về lĩnh vực đó tham gia vào việc thẩm định

- Trong một số trường hợp chưa đáng tin cậy, thì yêu cầu phải có bên thứ ba bảo lãnh

3 Quyết HĐTD chi Quyết định cho vay đối với những - Quyết định chấp nhận cho vay - Thu thập và xử lý thông tin một cách đầy đủ và chính xác 21

định cho vay

nhánh/GĐ chi nhánh, Hội sở

hồ sơ đủ tiêu chuẩn và từ chối đối với những hồ sơ chưa đủ tiêu chuẩn (giải thích rõ lý do từ chối)

đối với khách hàng không tốt, nên dẫn đến không thu hồi hoặc thu hồi

không đủ cả gốc lẫn lãi, gây thiệt hại tài chính

- Từ chối cho vay đối với khách hàng tốt nên mất cơ hội và uy tín cho vay của ngân hàng

làm cơ sở cho việc ra quyết định

- Tùy vào quy mô và lượng vốn cần vay của khách hàng mà sẽ trao quyền quyết định cho hội đồng cho vay hoặc những người có năng lực phân tích và ra quyết định

4 Giải

ngân KTGD&KQ - Kiểm tra lại thông tin khách hàng một lần nữa trước khi chuyển tiền cho khách hàng.

- Ngân hàng phát tiền vay cho khách hàng trên cơ sở hạn mức tín dụng đã cam kết trong hợp đồng

- Chưa có chữ ký của người có thẩm quyền mà vẫn thực hiện giải ngân

- Đã có quyết định giải ngân nhưng lại chậm trễ trong việc thực hiện, gây khó khăn cho khách hàng

- Giải ngân không đúng khách hàng, không đúng hạn mức, cách thức như đã cam kết.

- Kiểm tra dấu vết của sự phê duyệt

- Quy định khoảng thời gian cho phép giữa việc phê duyệt và thực hiện giải ngân

- Đối chiếu thời gian trên các giấy tờ phê duyệt và giải ngân xem có hợp lý không

- Độc lập kiểm tra lại cách thức giải ngân của nhân viên chịu trách nhiệm.

chỉnh khi có sai sót xảy ra.

5 Kiêm Soát cho

vay

Giám sát các hoạt động của khách hàng sau khi vay vốn ở Ngân hàng xem số tiền đó có sử dụng đúng mục đích như đã cam kết không

- Khách hàng sử dụng vốn vào những mục đích khác với cam kết khi vay vốn

- Tình hình kinh doanh của khách hàng gặp khó khăn nên mất khả năng thanh toán, không thanh toán hoặc thanh toán không đầy đủ số tiền cả gốc lẫn lãi

- Cán bộ tín dụng đánh giá sai về tình hình kinh doanh và hoạt động của khách hàng nên chưa phát hiện ra những rủi ro có thể có

- Có phướng án giám sát tín dụng của khách hàng cụ thể, bao gồm:

+ Giám sát hoạt động tài khoản của khách hàng tại ngân hàng

+ Phân tích BCTC của khách hàng theo định kỳ + Giám sát khách hàng thông qua việc trả lãi định kỳ + Xem xét mối quan hệ của khách hàng với các ngân hàng hay tổ chức tín dụng khác - Thường xuyên theo dõi, kiểm soát các hoạt động sản 23

xuất kinh doanh hoặc nơi cư ngụ của khách hàng đứng ra vay vốn

- Trong một vài trường hợp đặc biệt cần có sự kiểm tra các tài sản đảm bảo để phát hiện những thay đổi bất lợi về giá trị

tài sản.

- Phải có bộ phận độc lập kiểm tra công việc giám sát này 6 Thanh lý hợp đồng cho vay Hội đồng tín dụng, kế toán giao dịch và kho quỹ

Là khâu kết thúc của quy trình cho vay, gồm:

+ Thu nợ cả gốc lẫn lãi + Tái xét hợp đồng cho vay + Thanh lý hợp đồng cho vay

- Khách hàng mất khả năng thanh toán nợ cho ngân hàng hoặc có ý định lừa đảo, không muốn trả nợ - Giá trị tài sản thế chấp có thể bị xuống cấp, hư hỏng hoặc bị thay đổi cốt lõi..không còn có giá trị như lúc thẩm định

- Đôn đốc việc thu hồi nợ cả gốc lẫn lãi

- Thu hồi các tài sản đảm bảo tiền vay

- Buộc bên thứ ba phải chịu trách nhiệm về khoản tiền vay mà khách hàng không có khả năng thanh toán

25

1.6. KIỂM SOÁT NỘI BỘ NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.6.1. Sự cần thiết của kiểm soát nội bộ nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng thương mại

Đối với nền kinh tế, hoạt động ngân hàng liên quan đến hoạt động doanh nghiệp, các ngành và các cá nhân. Vì vậy, khi một ngân hàng gặp phải rủi ro tín dụng hay bị phá sản thì người gửi tiền ở các ngân hàng khác hoang mang, lo sợ và kéo nhau ồ ạt đến rút tiền làm cho toàn hệ thống ngân hàng gặp khó khăn. Ở Việt Nam, vụ việc này đã xảy ra với ngân hàng ACB. Với tin đồn tổng giám đốc ACB bỏ trốn đã khiến dòng tiền rút ra ồ ạt tại ACB. Chỉ trong vòng hai ngày số tiền rút ra đã phải tính bằng đơn vị tiền tỷ. Ngân hàng phá sản sẽ ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đến việc chi trả tiền lương cho công nhân viên. Không chỉ thế, sự hoảng loạn của hệ thống ngân hàng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ nền kinh tế. Nó làm suy thoái nền kinh tế, giá cả tăng, sức mua giảm, thất nghiệp tăng, xã hội mất ổn định. Với xu thế toàn cầu hoá hiện nay, nền kinh tế thế giới cũng bị tác động bởi rủi ro tín dụng. Cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997. cuộc khủng hoảng tài chính Nam Mỹ năm 2001-2002, khủng hoảng do bong bóng thị trường nhà ở 2007-2009 đã làm rung chuyển nền kinh tế thế giới. Đối với ngân hàng, việc không thu hồi được vốn tín dụng và lãi vay cùng với việc vẫn phải duy trì việc trả gốc và lãi cho các khoản tiền huy động làm thu chi của ngân hàng mất cân đối. Hậu quả tiếp theo là vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng giảm, việc kinh doanh của ngân hàng không hiệu quả. Khi gặp phải rủi ro tín dụng ngân hàng có nguy cơ rất cao bị rơi vào tình trạng mất khả năng thanh khoản, giảm sút uy tín, mất lòng tin đối với người gửi tiền. Nếu tình trạng này kéo dài, việc ngân hàng phá sản là không thể tránh khỏi, gây hậu quả nghiêm trọng cho hệ thống ngân hàng và cả nền kinh tế. Như vậy, việc hạn chế rủi ro tại các ngân hàng thương mại hiện đang là vấn đề bức xúc trên cả phương diện lý thuyết lẫn thực tiễn.

Đối với ngân hàng, rủi ro tín dụng vừa mang tính chất khách quan vừa mang tính chủ quan. Sự khách quan trong rủi ro tín dụng làm cho nó trở nên không thể loại

trừ. Mặt khác, bởi lợi nhuận là một phần thưởng của rủi ro nên người ta chỉ tìm cách hạn chế rủi ro tới mức có thể chấp nhận được mà thôi. Do đó cần phải có biện pháp giải quyết và phương án dự phòng hữu hiệu như xây dựng các chính sách tín dụng, xây dựng quy trình phân tích và thu thập thông tin tín dụng, hệ thống phân loại xếp hạng khách hàng, đào tạo và luân chuyển cán bộ tín dụng... gọi chung là xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ nghiệp vụ tín dụng hiệu quả

1.6.2. Mục tiêu của kiêm soát nội bộ nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng thương mại

+ Chu trình xét duyệt tín dụng, giám sát tín dụng được thực hiện đầy đủ, kịp thời, có hiệu quả, ngăn ngừa kịp thời những thiếu sót trong hệ thống xử lý.

+ Các dữ liệu cần thiết được thu thập, chuyền giao và xử lý một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời giúp cho việc ra quyết định tín dụng có chất lượng cao.

+ Rủi ro tín dụng được quản lý chặt chẽ nhằm ngăn ngừa thất thoát tài sản và có dự phòng rủi ro hợp lý.

+ Tài liệu, hồ sơ, các tài sản có liên quan đến nghiệp vụ được bảo đảm an toàn. + Góp phần đảm bảo tính hợp lý, hiệu lực, hiệu quả và an toàn hoạt động tín dụng trong ngân hàng.

+ Góp phần thực hiện việc tuân thủ pháp luật và quy định nội bộ ngân hàng trong hoạt động tín dụng.

1.6.3. Nhân tố tác động đến sự hoàn thiện hệ thống kiêm soát nội bộ nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng thương mại

1.6.3.1. Cơ cấu tổ chức của ngân hàng

Cơ cấu tổ chức của ngân hàng được xây dựng hợp lý sẽ góp phần tạo ra môi trường tốt cho hoạt động kiểm soát. Cơ cấu tổ chức hợp lý đảm bảo một hệ thống xuyên suốt từ trên xuống dưới trong việc ban hành các quyết định, triển khai các quyết định đó cũng như kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quyết định này trong toàn bộ ngân hàng. Một cơ cấu tổ chức hợp lý còn góp phần ngăn ngừa có hiệu quả các hành vi gian lận và sai sót trong hoạt động của ngân hàng, hỗ trợ rất tốt cho hoạt động kiểm soát, làm tăng hiệu quả của các thủ tục kiểm soát cũng như hiệu quả của kiểm toán nội bộ. Một cơ cấu tổ chức hợp lý phải thiết lập sự điều hành và kiểm soát trên toàn bộ

27

hoạt động và các lĩnh vực của ngân hàng sao cho không bị chồng chéo hoặc bỏ trống: Thực hiện phân chia tách bạch giữa các chức năng, đảm bảo sự độc lập tương đối giữa các bộ phận, tạo khả năng kiểm tra, kiểm soát lẫn nhau trong các bước thực hiện công việc.

1.6.3.2. Cơ chế tín dụng

Hoạt động tín dụng hiện nay còn chịu sự điều chỉnh chi phối của pháp luật, văn bản dưới luật chồng chéo, không rõ ràng. Bên cạnh đó, hầu hết các NHTM đều chưa xây dựng cho mình một chính sách tín dụng khoa học, hợp lý. Ngoài các hướng dẫn quy chế cho vay của NHNN, hầu hết các NHTM đều chưa có chính sách tín dụng đầy đủ, bằng văn bản riêng chính mình mà chỉ là những chỉ đạo rời rạc, không hệ thống. Hoạt động kiểm soát tín dụng của các NHTM có chức năng giám sát, kiểm tra việc tuân thủ quy định của Pháp luật, quy chế, quy trình nghiệp vụ, quy định nội bộ của ngân hàng, do đó việc thiếu sự đồng bộ của các văn bản chỉ đạo, cơ chế hoạt động sẽ dẫn đến việc kiểm soát hoạt động tín dụng của các NHTM lỏng lẻo, thiếu chặt chẽ, có nguy cơ dẫn đến rủi ro.

1.6.3.3. Sự phát triển của công nghệ ngân hàng

Sự phát triển của công nghệ thông tin đã và đang tạo điều kiện thuận lợi cho mọi hoạt động kinh doanh của các chủ thể trong nền kinh tế. Đối với các ngân hàng, họ luôn phải là những người đi đầu trong việc ứng dụng các tiến bộ công nghệ ngân hàng để nâng cao hiệu quả hoạt động. Sự phát triển của công nghệ ngân hàng tác động đến hệ thống thông tin về kế toán ngân hàng. Sẽ dẫn đến sự thay đổi các thủ tục kiểm soát. Ví dụ, quá trình hạch toán kế toán được máy tính hóa sẽ dẫn đến giảm bớt rủi ro xảy ra sai sót do tính toán và chuyển sổ, sai sót do có sự chênh lệch giữa sổ kế toán chi tiết và kế toán tổng hợp. Việc thực hiện thủ tục đối chiếu số dư giữa các sổ này cũng sẽ được giảm bớt. Trong hoạt động tín dụng, việc tính toán lãi phải trả theo kỳ nếu tính theo phương pháp thủ công sẽ tiềm ẩn rủi ro tính sai, gây thiệt hại cho khách hàng hoặc ngân hàng. Khi số lượng khách hàng lên tới hàng nghìn người và có rất nhiều hợp đồng tín dụng, rủi ro tính sai càng dễ dàng xảy ra. Với việc ứng dụng công nghệ hiện đại có thể hỗ trợ hoạt động kiểm soát, giúp việc thực hiện các thủ tục kiểm soát được dễ dàng.

1.6.3.4. Trình độ của cán bộ

Các cán bộ kiểm soát tín dụng độc lập cần có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, có tinh thần trách nhiệm, kỷ luật nghề nghiệp cao đồng thời phải có chuyên môn sâu và kinh nghiệm công tác. Cũng giống như cán bộ tín dụng, cán bộ làm công tác kiểm soát tín dụng phải nắm bắt rõ các đối tượng khách hàng ở nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau, nhiều vùng, lãnh thổ, để đánh giá về khách hàng. Như vậy, cán bộ kiểm soát tín dụng phải được đào tạo đầy đủ nghiệp vụ ngân hàng nói chung và chuyên môn kiểm soát nói riêng

1.6.3.5. Môi trường kinh tế, chính trị, xã hội, pháp luật

Môi trường kinh tế - chính trị - xã hội - pháp luật có tác động lớn đến hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động kiểm soát tín dụng nói riêng. Chính sách kinh tế vĩ mô ổn định, hệ thống pháp luật đồng bộ sẽ giúp cho hoạt động của khách hàng ít bị biến động. Xã hội chính trị ổn định, đời sống an sinh đảm bảo dẫn đến ít tội phạm kinh tế, hoạt động ngân hàng nhờ thế được an toàn và hoạt động kiểm soát tín dụng được thuận lợi, dễ dàng và ngược lại.

Ket luận chương 1

Chương 1 đã đề cập những vấn đề cơ bản về hoạt động kiểm soát tín dụng tại ngân hàng thương mại; mục tiêu của kiểm soát tín dụng, các yêu cầu đối với hệ thống kiểm soát nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng thương mại; phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động kiểm soát tín dụng của ngân hàng thương mại làm nền tảng khoa học cho việc nghiên cứu những giải pháp đối với hoạt động kiểm soát nghiệp vụ tín dụng tại Techcombank.

29

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG CỦA TECHCOMBANK

2.4. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA TECHCOMBANK 2.4.1. Quá trình hình thành và phát triên

Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam - Techcombank (Tên tiếng Anh: Vietnam Technological and Commercial Joint-stock Bank, tên thương hiệu: TCB) được thành lập vào ngày 27 tháng 09 năm 1993 là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên tại Việt Nam được thành lập trong bối cảnh đất nước đang chuyển sang nền kinh tế thị trường với số vốn điều lệ là 20 tỷ đồng và trụ sở chính ban đầu được đặt tại số 24 Lý Thường Kiệt - Hoàn Kiếm - Hà Nội.

Trải qua 21 năm xây dựng và phát triển đến nay Techcombank đã thực sự trở thành một trong những Ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu tại Việt Nam. Quá trình hình thành và phát triển của Techcombank qua các năm có thể tóm tắt như sau : Năm 1993: Thành lập dưới hình thức là một ngân hàng thương mại cổ phần theo giấy phép thành lập và hoạt động số 0040/NH-GP do NHNN cấp ngày 6 tháng 8 năm 1993. Năm 1995: Khai trương chi nhánh TP.Hồ Chí Minh, bắt đầu việc mở rộng mạng lưới của Techcombank; Tăng vốn điều lệ lên 70 tỷ đồng (năm 1996); Tăng vốn điều lệ lên 80,02 tỷ đồng (năm 1999); Tăng vốn điều lệ lên 102,34 tỷ đồng (năm 2001)

Năm 2003: Triển khai phần mềm Globus trên toàn hệ thống; Tăng vốn điều lệ lên 180 tỷ đồng; Bắt đầu phát hành thẻ F@st Access, thẻ ghi nợ đầu tiên của Techcombank.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện kiểm soát nội bộ nghiệp vụ tín dụng tại NH TMCP kỹ thương việt nam techcombank khoá luận tốt nghiệp 011 (Trang 34)