5. Kết cấucủa bài nghiên cứu
3.3.2.1. Hoàn thiện và nâng cấp hệ thống thông tin
Đã có rất nhiều kiến nghị với CIC về tính chính xác, tính cập nhật và kịp thời của các thông tin, hiệu quả hoạt động của trung tâm cũng như chất lượng thông tin còn chưa cao, chưa hiệu quả và hữu ích thiết thực. Các NHTM vẫn phải cung cấp thông tin thường xuyên cho Trung tâm nhưng ngược lại chưa khai thác được nhiều thông tin bổ ích từ trung tâm. Nếu có được cung cấp thì thông tin cũng đến rất chậm và chưa thiết thực.
NHNN cần tăng cường đầu tư hiện đại hóa công nghệ cần thiết để có thể khai thác, chiết xuất thông tin từ cơ sở dữ liệu của các NHTM trên cơ sở đó tổng hợp lại để có thể cung cấp thông tin trở lại cho các NHTM một cách chính xác và kịp theo định kỳ và yêu cầu khi cần thiết.
Để đảm bảo có được thông tin chính xác kịp thời, NHNN cần phân loại và quy định mã khách hàng duy nhất đối với từng khách hàng. Khách hàng có thể quan hệ với nhiều TCTD và có nhiều mã khách hàng khác nhau tại các TCTD nhưng phải có một mã thống nhất tại CIC.
NHNN nên đổi mới và tăng cường thực hiện các biện pháp thương mại hóa dịch vụ thông tin kinh tế trong việc cung cấp và khai thác thông tin (hiện nay CIC đã thực hiện bán thông tin nhưng vẫn còn mang nhiều tính chất và biện pháp hành chính), xóa bỏ hẳn các biện pháp hành chính trong việc cung cấp thông tin. NHNN quy định rõ mức phí gắn liền với các thông tin hai chiều được cung cấp và nên có chế tài phạt đối với việc cung cấp thông tin thiếu chính xác, không kịp thời cho các bên.
3.3.2.2. Nâng cao vai trò và hiệu quả của Thanh tra Ngân hàng thuộc NHNN.
Với chức năng kiểm soát đối với hoạt động của các tổ chức tín dụng theo các quy định của pháp luật, hai phương thức cơ bản mà Thanh tra Ngân hàng áp dụng trong quá trình thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình là giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ. Trong đó, giám sát từ xa các TCTD là việc làm thường xuyên và không thể thiếu, nhằm phân tích, đánh giá, phát hiện những vi phạm về tỷ lệ an toàn trong hoạt
77
động, vi phạm các quy định pháp luật trong hoạt động kinh doanh tiền tệ. Từ đó kịp thời chấn chỉnh và đưa ra các cảnh báo, giúp các TCTD hoạt động đúng pháp luật, an toàn và hiệu quả. Thanh tra tại chỗ là tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra của NHNN trực tiếp xuống điạ bàn các NHTM để tiến hành các hoạt động theo quy định của pháp luật về ngân hàng và pháp luật về thanh tra, kiểm tra.
Thực tế cho thấy, hiện nay hoạt động thanh tra ngân hàng của bộ máy thanh tra thuộc NHNN Việt Nam chủ yếu là kiểm tra tính tuân thủ pháp luật trong hoạt động ngân hàng và đánh giá về sự an toàn của NHTM. Về đánh giá hệ thống kiểm soát rủi ro của các NHTM, thanh tra ngân hàng chưa thực hiện việc đánh giá rủi ro một cách có hệ thống, chưa có tiêu chí để thực hiện việc đánh giá này và chưa thực sự đánh giá toàn diện, kiến nghị cụ thể về hệ thống kiểm soát rủi ro của các NHTM qua các cuộc thanh tra. Như vậy, để thanh tra ngân hàng thực hiện được vai trò đánh giá hệ thống kiểm soát rủi ro của NHTM, cần phải thực hiện các giải pháp :
> Ngân hàng Nhà nước phải thực hiện quy định về thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán nội bộ đối với tổ chức tín dụng để có một môi trường phù hợp trong hoạt động của tổ chức Thanh tra Ngân hàng cũng như kiểm toán nội bộ tổ chức tín dụng.
> Về chức năng và nhiệm vụ, để đáp ứng yêu cầu mới của Thanh tra Ngân hàng bao gồm cả các khâu: cấp giấy phép, giám sát, thanh tra và xử lý vi phạm.
> Về nội dung hoạt động, chuyển từ chủ yếu là thanh tra tuân thủ sang chủ yếu là giám sát và thanh tra theo rủi ro.
> Về phương thức hoạt động, vẫn bao gồm giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ, nhưng giám sát phải là phương thức trọng yếu, bao gồm cả cảnh báo sớm và cảnh báo xa.
> Về nhân sự thanh tra, nâng cao chất lượng, trình độ nghiệp vụ của đội ngũ thanh tra ngân hàng.
> Tiếp cận các chuẩn mực và thông lệ quốc tế về thanh tra ngân hàng. Nghiên cứu vận dụng các nguyên tắc của Basel về quản trị rủi ro tín dụng khi tiến hành thanh tra các NHTM.
> Xây dựng tiêu chí cụ thể về đánh giá rủi ro của NHTM khi thực hiện thanh tra ngân hàng.
> Tiến tới xây dựng hệ thống giám sát từ xa của Thanh tra ngân hàng thông qua mạng thông tin trực tuyến với các NHTM. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi công nghệ cao và quy chế nghiêm ngặt về bảo mật thông tin để bảo vệ bí mật kinh doanh của các NHTM.
3.3.2.3. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý
NHNN cần sớm hoàn thiện các văn bản pháp quy về hoạt động cho vay nói riêng và hoạt động của Ngân hàng nói chung. Hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp quy sẽ tạo nền tảng cơ sở cần thiết cho hoạt động cho vay phát triển.
NHNN cần có sự nỗ lực trong việc phối kết với các Bộ, Ngành có liên quan trong hoạt động cho vay cho ra đời những Thông tư liên bộ tạo điều kiện pháp lý thuận lợi cho hoạt động tín dụng phát triển.
NHNN nên linh hoạt hơn nữa trong việc điều hành và quản lý các công cụ của chính sách tiền tệ như: công cụ lãi suất, công cụ tỷ giá, công cụ dự trữ bắt buộc để hoạt động của các Ngân hàng thay đổi kịp với thị trường.
NHNN nên hỗ trợ, tạo điều kiện cho các Ngân hàng Thương mại phát triển hoạt động của mình thông qua các biện pháp như: tăng khả năng tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong kinh doanh cho các Ngân hàng thương mại. Bên cạnh đó, NHNN cũng nên thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo, những khóa học, những buổi nghe ý kiến của các NHTM về những văn bản chính sách mà NHNN đưa ra nhằm phổ biến những chủ trương mới của NHNN tới các NHTM và hoàn thiện những chủ trương này.
Ket luận chương 3:
Từ việc đánh giá thực trạng hoạt động kiểm soát nội bộ nghiệp vụ tín dụng tại Techcombank, chương 3 đề xuất hệ thống các giải pháp có tính khả thi và kiến nghị Chính Phủ và Ngân hàng Nhà nước những vấn đề về cơ chế, chính sách,... cũng như kiến nghị với Techcombank nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng tại Techcombank.
79
KẾT LUẬN
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề tài “Giải pháp hoàn thiện kiểm soát nội bộ nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam - Techcombank” nhằm mục đích tăng cường công tác kiểm soát nghiệp vụ tín dụng nhằm hạn chế những rủi ro có thể xảy ra.
Về cơ bản, đề tài đã giải quyết được những vấn đề sau:
1) Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về hệ thống kiểm soát nội bộ nói chung và hệ thống kiểm soát nội bộ nghiệp vụ tín dụng nói riêng.
2) Tìm hiểu thực trạng công tác kiểm soát nội bộ nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng Techcombank
3) Đưa ra một số ý kiến nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng.
• Hoàn thiện chính sách tín dụng
• Thực hiện đúng quy trình tín dụng
• Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, trang thiết bị công nghệ hiện đại trong hoạt động tín dụng
• Nâng cao nguồn nhân lực
Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan như khó khăn trong việc tiếp cận số liệu kế toán thực tế, điều kiện thời gian và sự hiểu biết nên đề tài vẫn còn hạn chế như sau:
o Đề tài chỉ nghiên cứu trên giấy tờ, các quy trình được xây dựng bởi Techcombank chứ chưa đi sâu vào thực tế thực hiện các quy định đó. Mặc dù có tiếp xúc với quy trình thực tế nhưng chưa nhiều nên chưa đủ cơ sở để đi đến những kết luận cụ thể.
o Tìm hiểu thực trạng công tác kiểm soát nội bộ nghiệp vụ tín dụng trên khía cạnh các yếu tố định tính mà chưa phân tích các yếu tố định lượng để làm rõ quá trình và thủ tục kiểm soát.
o Các giải pháp đưa ra chỉ mang tính định hướng và chưa có sự thẩm định qua thực tế.
Kiểm soát tín dụng không phải là một vấn đề mới nhưng là vấn đề phức tạp, có nhiều khía cạnh và cũng có nhiều quan điểm, ý kiến tranh luận. Đây là một đề tài lớn, trong khôn khổ bài khóa luận tốt nghiệp không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót trên, kính mong thầy cô và những người quan tâm góp ý để khóa luận của em được hoàn thiện hơn. Một lần nữa, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ths. Nguyễn Quỳnh Hương_ người đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành bài khóa luận này.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu Tiếng Việt:
1. Điều lệ Techcombank (2013)
2. Giáo trình Kiểm soát nội bộ - Trường Đại Học Kinh Tế TP.HCM - NXB Phương Đông
3. GS.TS. Nguyễn Văn Tiến - Giáo trình Quản trị ngân hàng thương mại - NXB Thống Kê(2013)
4. Luật số 47/2010/QH12 : Luật các tổ chức tín dụng
5. Ngân hàng Techcombank, Báo cáo thường niên 2009, 2010, 2011, 2012, 2013 6. Quy trình kiểm toán và khắc phục kiểm toán của kiểm toán nội bộ Techombank
(Mã hiệu: QT-KS/04, ngày hiệu lực 01/11/2013) 7. Sổ tay tín dụng Techcombank (2013)
8. Thông tư số 44/2011/TT-NHNN: Quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
9. Thống đốc NHNN, Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN - ngày 22/4/2005, Ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng của NHTM.
10. TS. Hồ Diệu (Chủ biên) - Giáo trình Tín dụng ngân hàng - Học Viện Ngân Hàng - NXB Thống Kê (2011)
Tài liệu nước ngoài:
1. Basel Committee on Banking Supervision, 2000, Principles for the Management of Credit Risk
2. Committee of Sponsoring Organizations of the treadway Commission's (COSO),
Internal Control, Intergrated Framework (IC-IF), 1992, updated 2013. 3. Peter S.Rose, Quản trị ngân hàng thương mại, Seventh Edition, 2008
PHỤ LỤC 1: CÁC LOẠI HÌNH TÍN DỤNG NGÂN HÀNGF
Căn cứ theo mục đích sử dụng.
Dựa vào căn cứ này thường được chia ra làm các loại.
Cho vay bất động sản: là loại cho vay liên quan đến việc mua sắm và xây dựng bất động sản nhà ở, đất đai, bất động sản trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại và dịch vụ.A
Cho vay công nghiệp và thương mại: Là loại cho vay ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp thương mại và dịch vụ.
Cho vay nông nghiệp: Là loại cho vay để trang trải các chi phí sản xuất như: phân bón, thuốc trừ sâu, giống cây trồng, thức ăn cho gia xúc,...
Cho vay các định chế tài chính: Cho vay các tinh chế tài chính bao gồm cấp tín dụng cho các ngân hàng, Công ty tài chính Công ty cho thuê tài chính, Công ty bảo hiểm, gửi tín dụng và các định chế tài chính khác.
Cho vay cá nhân: Là loại cho vay để đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng như mua sắm các dụng đắt tiền và các khoản cho vay để trang trải các chi phí thông thường của đời sống thông qua phát hành thẻ tín dụng.
Cho thuê: Cho thuê của các định chế tài chính bao gồm hai loại cho thuê vận hành và cho thuê tài chính tài sản cho thuê bao gồm bất động sản và động sản, trong đó chủ yếu là máy móc thiết bị.
Căn cứ vào thời hạn cho vay.
Theo căn cứ này cho vay được chia ra làm 3 loại sau:
Cho vay ngắn hạn: Loại cho vay có thời hạn đến 12 tháng và được sử dụng để bù đắp sự thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp và các nhucầu chỉ tiêu ngắn hạn.
Cho vay trung hạn: Theo quy định hiện nay của ngân hàng Nhà nước Việt
Nam, cho vay trung và có thời hạn có thời hạn trên 12 tháng đến 60 tháng.
Tín dụng trung và dài hạn chủ yếu được sử dụng để mua sắm tài sản cố định, cải tiến hoặc đổi mới thiết bị, công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng các dự án mới có quy mô nhỏ và thời gian thu hồi vốn nhanh. Trong nông nghiệp, chủ yếu cho vay trung hạn để đầu tư vào đối tượng sau: máy cày, máy bơm nước, xây dựng các vườn cây công nghiệp.
Bên cạnh đầu tư cho tài sản cố định, cho vay trung và dài hạn còn là nguồn hình thành vốn lưu động thường xuyên của các doanh nghiệp đặc biệt là những doanh nghiệp mới thành lập.
Cho vay dài hạn: Cho vay dài hạn là loại cho vay có thời hạn trên 5 năm và thời hạn đối với chúng ta có thể lên đến 20 - 30 năm, một số trường hợp có thể lên tới 40 năm.
Tín dụng dài hạn là loại tín dụng được cung cấp để đáp ứng các nhu cầu dài hạn như xây dựng nhà ở, các thiết bị, phương tiện vận tải có quy mô lớn xây dựng các xí nghiệp mới.
Nghiệp vụ truyền thống của các ngân hàng thương mại là cho vay ngắn hạn đã chuyển sang kinh doanh tổng hợp và một trong những nội dung đổi mới đó là nâng cao tỷ trọng cho vay trung và dài hạn trong tổng số chủ nợ của ngân hàng.
Căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng.
Cho vay không bảo đảm: Là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc sự bảo lãnh cảu người thứ ba, mà việc cho vay chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng. Đối với những khách hàng tốt trung thực trong kinh doanh, có khả năng tài chính mạnh, quản trị có hiệu quả thì ngân hàng có thể cấp tín dụng và uy tín của bản thân khách hàng mà không cần một nguồn thu nợ thứ hai.
Cho vay có bảo đảm: Là loại cho vay dựa trên cơ sở bảo đảm thứ thế chấp, cầm cố hoặc có sự bảo lãnh của người thứ ba. Đối với khách hàng không có uy tín cao đối với ngân hàng, khi vay vốn đòi hỏi phải có bảo đảm. Sự bảo đảm này là căn cứ pháp lý để ngân hàng có thêm một nguồn thứ ba, bổ sung cho nguồn thứ nhất thiếu chắc chắn.
xuống.
Ngày 29/ 12/ 1999 chính phủ đã ban hành nghị định số 178/ 1999/ NĐ - CP về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng. Theo nghị định này việc cho vay không bảo đảm được mở rộng hơn so với trước đây, cho phép các tài chính tín dụng khách hàng để cho vay không bảo dảm cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển hoặc phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ và đời sống. Tuy nhiên khách hàng vay không bảo đảm phải hội đủ các điều kiện sau.
- Có tín nhiệm với tài chính tín dụng cho vay trong việc sử dụng vốn vay trong việc sử dụng và trả nợ đầy đủ đúng hạn cả gốc và lãi.
- Có dự án đầu tư, hoặc phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi có khả năng hoàn trả nợ hoặc có phương án phục vụ đời sống khả thi phù hợp với quy định của pháp luật.
- Có khả năng tài chính để thực hiện nghĩa vụ trả nợ.
- Cam kết thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tài sản theo yêu cầu của tổ chức tín dụng nếu sử dụng vốn vay không đúng cam kết trog hợp đồng tín dụng; cam kết trả nợ