Phân cấp xét duyệt tín dụng và hạn mức phán quyết tín dụng

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện kiểm soát nội bộ nghiệp vụ tín dụng tại NH TMCP kỹ thương việt nam techcombank khoá luận tốt nghiệp 011 (Trang 87 - 88)

5. Kết cấucủa bài nghiên cứu

3.2.2.3. Phân cấp xét duyệt tín dụng và hạn mức phán quyết tín dụng

- Khi xây dựng hệ thống phân quyền xét duyệt tín dụng và phân bổ hạn mức phán quyết tín dụng từ Hội sở đến Chi nhánh và Phòng Giao dịch, phải xem xét trên các tiêu chí sau :

^ Quy mô hoạt động, năng lực quản lý của các đơn vị.

^ Chiến lược tăng trưởng và phát triển tín dụng đối với đơn vị đó.

^ Loại hình cho vay, sản phẩm cho vay, đối tượng khách hàng vay chủ yếu, đặc điểm phát triển tín dụng.

69

^ Trình độ chuyên môn, mức độ hiểu biết về tín dụng về tín dụng ngân hàng của cấp xét duyệt tại đơn vị đó.

^ Mức độ độc lập của các thành viên trong cấp xét duyệt và với các cán bộ tín dụng.

^ Khả năng giám sát từ xa của Ban Giám đốc đối với Chi nhánh, Phòng Giao dịch.

- Việc xét duyệt cho vay phải dựa trên nguyên tắc nhất trí giữa tất cả các thành viên của cấp xét duyệt. Các thành viên xét duyệt và hạn mức phán quyết không cố định trong mọi thời kỳ mà có thể thay đổi khi có sự điều chỉnh về chính sách tín dụng.

- Để quản lý việc xét duyệt tín dụng đúng thẩm quyền, yêu cầu bất cứ khoản xét duyệt cho vay nào của các Chi nhánh phải gửi tờ trình thẩm định và nội dung phê duyệt về Hội sở để báo cáo. Ngoài ra bộ phận kiểm soát nội bộ có trách nhiệm kiểm tra định kỳ về vấn đề này khi kiểm toán hoạt động tín dụng tại Chi nhánh.

- Các đề nghị vay vốn bị từ chối phải được thông báo trên toàn ngân hàng để tránh trường hợp đề nghị vay vốn đã bị từ chối lại có thể được chấp thuận cho vay tại chi nhánh khác.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện kiểm soát nội bộ nghiệp vụ tín dụng tại NH TMCP kỹ thương việt nam techcombank khoá luận tốt nghiệp 011 (Trang 87 - 88)