Hoàn thiện chuẩn mực kế toán ViệtNam

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện kế toán nghiệp vụ đầu tư của NHTMCP việt nam theo chuẩn mực kế toán quốc tế và chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế khoá luận tốt nghiệp 013 (Trang 79 - 88)

3.2.1.1 Xây dựng các chuẩn mực kế toán Việt Nam tương đương với các chuẩn mực

kế toán quốc tế đã được ban hành

Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam hiện nay có 26 chuẩn mực trong khi đó IASB đã ban hành 38 chuẩn mực kế toán quốc tế và chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế, sự thiếu hụt các chuẩn mực kế toán Việt Nam tương đương đã gây khó khăn cho các tổ chức kinh tế trong việc hạch toán kế toán theo chuẩn quốc tế đặc biệt là đối với các NHTM.

Đối với nghiệp vụ đầu tư IASB đã ban hành các chuẩn mực kế toán quốc tế 39 - IAS 39 “Công cụ tài chính: Ghi nhận và đo lường”, chuẩn mực kế toán quốc tế 27 - IAS 27 “Báo cáo tài chính hợp nhất và báo cáo tài chính riêng lẻ”, chuẩn mực kế toán quốc tế 28 - IAS 28 “Đầu tư vào công ty liên kết”, chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế 11 - IFRS 11 “Thỏa thuận liên doanh”, chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế 10 - IFRS 10 “Báo cáo tài chính hợp nhất” trong khi đó ở Việt Nam mới chỉ có chuẩn mực kế toán Việt Nam 07 - VAS 07 “Đầu tư vào công ty liên kết”, chuẩn mực kế toán Việt Nam 08 - VAS 08 “Góp vốn liên doanh”, chuẩn mực kế toán Việt Nam 25 - VAS 25 “Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán các khoản đầu tư vào công ty con”.

Như vậy nghiệp vụ đầu tư và mua bán chứng khoán ở Việt Nam hiện nay chưa có chế độ kế toán chung áp dụng cho các chủ thể trong nền kinh tế.

Các ngân hàng thương mại Việt Nam mới chỉ được hướng dẫn hạch toán nghiệp vụ đầu tư, mua bán chứng khoán thông qua công văn số 7459/NHNN-KTCC về

“Hướng dẫn hạch toán nghiệp vụ kinh doanh, đầu tư chứng khoán ” và công văn số

2601/NHNN-KTTC “Hướng dẫn về việc rà soát phân loại và cơ sở trích lập dự phòng

giảm giá các khoản đầu tư tài chính ”. Nội dung của các văn bản hướng dẫn này vẫn

còn sơ sài, chưa bao quát được tất các các nghiệp vụ liên quan đến hoạt động đầu tư, mua bán chứng khoán do đó khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh nằm ngoài văn bản hướng dẫn, các ngân hàng sẽ gặp phải lúng túng trong việc hạch toán đúng, đủ và kịp thời.

Việc ban hành chuẩn mực kế toán Việt Nam tương đương về nghiệp vụ đầu tư, mua bán chứng khoán cần đề cập và làm rõ các yếu tố:

- Khái niệm về nghiệp vụ đầu tư, mua bán chứng khoán và các khái niệm có liên quan;

- Phân loại nghiệp vụ đầu tư, mua bán chứng khoán;

- Điều kiện ghi nhận chứng khoán đầu tư, chứng khoán kinh doanh.

- Phương thức ghi nhận giá trị ban đầu khi các nghiệp vụ đầu tư, mua bán chứng khoán phát sinh;

- Giá trị ghi nhận tiếp theo trong quá trình nắm giữ chứng khoán đầu tư, chứng khoán kinh doanh;

- Lãi, lỗ, tổn thất, phòng ngừa trong thời gian nắm giữ các khoản đầu tư, mua bán chứng khoán;

- Điều kiện dừng ghi nhận chứng khoán đầu tư, chứng khoán kinh doanh; - Dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư, chứng khoán kinh doanh...

Trong quá trình xây dựng chuẩn mực kế toán Việt Nam tương đương về nghiệp vụ đầu tư, mua bán chứng khoán cũng cần chú trọng tới thực tế về hoạt động kinh doanh, đầu tư chứng khoán hiện nay ở Việt Nam để bám sát yêu cầu của thị trường. Có những nghiệp vụ đầu tư, mua bán chứng khoán đã xuất hiện và phát triển trên thế giới nhưng ở Việt Nam chưa có do điều kiện của thị trường hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu cần thiết của nghiệp vụ nhưng vẫn cần ban hành khung hướng dẫn bởi khả năng phát triển nghiệp vụ đó tại thị trường Việt Nam trong tương lai. Có những nghiệp vụ mặc

đã tồn tại và phát triển ở Việt Nam nhưng một số khía cạnh liên quan đến quản lý thị trường chưa phù hợp với thông lệ quốc tế thì cũng cần xem xét để xây dựng chuẩn mực.

Nhìn chung, quá trình xây dựng chuẩn mực kế toán tương đương về nghiệp vụ đầu tư cần phải có sự tương tác với các thị trường tiền tệ và thị trường vốn. Bởi các thị trường này cung cấp các công cụ cần thiết cho nghiệp vụ đầu tư của các chủ thể trong nền kinh tế. Sự phát triển của các thị trường này quyết định sự tồn tại và phát triển của các nghiệp vụ đầu tư, mua bán chứng khoán từ đó đặt ra yêu cầu về việc ghi nhận, quản lý các khoản đầu tư nói trên. Ngược lại, nếu đã có sẵn khung pháp lý đúng đắn, hợp lý để hướng dẫn các tổ chức kinh tế hạch toán các nghiệp vụ đầu tư sẽ tạo điều kiện để các hoạt động diễn ra an toàn, hiệu quả, thúc đẩy sự phát triển của thị trường.

3.2.1.2 Bổ sung, hoàn thiện các khái niệm có liên quan, rà soát việc phân loại

phương thức hạch toán nghiệp vụ đầu tư

Đối với các chuẩn mực kế toán Việt Nam tương đương về nghiệp vụ đầu tư, có thể thấy còn rất nhiều khái niệm và vấn đề liên quan mà chuẩn mực kế toán Việt Nam và các văn bản pháp lý liên quan không đề cập hoặc nêu định nghĩa chung chung chưa đi vào bản chất. Cụ thể:

a) Đối với nghiệp vụ đầu tư, mua bán chứng khoán cần bổ sung và làm rõ các vấn đề sau:

Công cụ tài chính bao gồm: Tài sản tài chính, công nợ tài chính và công cụ vốn.

Công cụ tài chính là bất cứ hợp đồng nào tạo ra tài sản tài chính cho một tổ chức kinh tế và công nợ tài chính hoặc công cụ vốn chủ sở hữu cho một tổ chức kinh tế khác.

Tài sản tài chính: bất cứ tài sản nào là tiền mặt; công cụ vốn của một tổ chức kinh

tế khác; quyền theo hợp đồng: được nhận tiền mặt/tài sản tài chính từ một tổ chức kinh tế khác hoặc được trao đổi các tài sản tài chính hoặc công nợ tài chính với đơn vị khác theo các điều kiện có lợi tiềm tàng cho tổ chức kinh tế.

Công nợ tài chính: bất kỳ khoản nợ phải trả mà là nghĩa vụ theo hợp đồng phải

giao tiền mặt/tài sản tài chính khác cho tổ chức kinh tế khác hoặc trao đổi các tài sản tài chính/ công nợ tài chính với tổ chức kinh tế khác theo các điều kiện có khả năng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

bất lợi hoặc một hợp đồng sẽ hoặc có thể thanh toán bằng công cụ vốn của chính tổ chức kinh tế đó.

Công cụ vốn: bất kỳ hợp đồng nào thể hiện phần quyền lợi còn lại trong các tài sản

của một đơn vị sau khi trừ đi tất cả các khoản nợ của đơn vị đó.

Phân loại tài sản tài chính:

i) Tài sản tài chính theo giá trị hợp lý thông qua lãi lỗ: được phân loại vào

nhóm nắm giữ để kinh doanh nếu thỏa mãn các điều kiện tài sản tài chính được mua

với mục đích chủ yếu để bán đi trong tương lai gần, trong quá trình ghi nhận ban đầu,

nó là một phần của danh mục đầu tư chứng khoán, có bằng chứng về lợi nhuận ngắn

hạn thu được hoặc nó là công cụ phái sinh (ngoại trừ công cụ phái sinh là hợp đồng

bảo đảm tài chính hoặc được chỉ định là hợp đồng bảo đảm tài chính, hoặc công cụ

bảo hiểm rủi ro hiệu quả.)

ii) Các khoản đầu tư nắm giữ chờ đến ngày đáo hạn: là các tài sản tài chính phi

phái sinh kèm theo các khoản thanh toán cố định hoặc có thể xác định được và có ngày

đáo hạn cố định, tổ chức có ý định và khả năng giữ đến ngày đáo hạn, không được

thuộc các nhóm: giá trị ghi nhận ban đầu phản ánh theo giá trị hợp lý thông qua

lãi lỗ,

sẵn sàng để bán, cho vay và các khoản phải thu.

Tổ chức kinh tế không phân loại bất cứ tài sản tài chính giữ đến ngày đáo hạn nếu trong năm tài chính hiện tại hoặc trong hai năm tài chính liền trước tổ chức kinh tế đã bán hoặc phân loại lại một lượng đáng kể các công cụ giữ đến ngày đáo hạn trước ngày đáo hạn của công cụ ngoại trừ các trường hợp sau: việc bán đi hoặc phân loại lại gần ngày đáo hạn hoặc thời điểm có lệnh gọi của tài sản tài chính (ví dụ, trước ngày

iii) Các khoản cho vay và phải thu: là các tài sản tài chính phi phái sinh với những

khoản thanh toán cố định hoặc có thể xác định được không được niêm yết trên thị trường năng động, ngoại trừ: các khoản cho vay và các khoản phải thu mà tổ chức kinh tế có ý định bán đi ngay lập tức hoặc trong thời gian ngắn sẽ được phân loại vào nhóm nắm giữ để kinh doanh và chúng được tổ chức kinh tế ghi nhận ban đầu bằng giá trị hợp lý thông qua lãi lỗ; hoặc các khoản cho vay và các khoản phải thu mà tổ chức kinh tế chỉ định ghi nhận giá trị như là tài sản tài chính sẵn sàng để bán; hoặc các khoản cho vay và các khoản phải thu mà tổ chức nắm giữ không thu hồi đáng kể tất cả giá trị đầu tư ban đầu của chúng ngoại trừ việc không thu hồi được do suy thoái tín dụng cái mà sẽ được phân loại vào nhóm sẵn sàng để bán.

Một lợi ích có được từ nhóm tài sản không phải là các khoản vay hoặc các khoản phải thu (ví dụ, lợi ích từ quỹ tương hỗ hoặc các quỹ khác tương đương) không thuộc nhóm các khoản cho vay và phải thu này.

Tài sản tài chính sẵn sàng để bán: là các tài sản tài chính phi phái sinh được chỉ

định vào nhóm sẵn sàng để bán mà không được phân loại vào nhóm cho vay và các khoản phải thu, đầu tư giữ đến ngày đáo hạn hoặc tài sản tài chính phản ánh theo giá trị hợp lý thông qua lãi/lỗ.

Điều kiện ghi nhận ban đầu: ghi nhận ban đầu được thực hiện khi tổ chức kinh tế

trở thành một bên trong những quy định của hợp đồng của công cụ tài chính.

Giao dịch mua bán thông thường các tài sản tài chính được ghi nhận bằng phương pháp: kế toán ngày giao dịch hoặc kế toán ngày thanh toán (cần áp dụng thống nhất phương pháp đã chọn cho tất cả các giao dịch mua bán của các tài sản tài chính cùng nhóm).

Chấm dứt ghi nhận: Đối với tài sản tài chính là khi những quyền trong hợp đồng

về dòng tiền hết hiệu lực hoặc khi tài sản tài chính đã được chuyển giao cho tổ chức kinh tế khác.

Đo lường ban đầu: đo lường ban đầu tại giá trị hợp lý cộng thêm các chi phí giao

dịch trực tiếp đến việc thu mua. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giá trị hợp lý là giá trị tài sản có thể đem trao đổi giữa các bên có hiểu biết, có thiện chí trong một giao dịch trao đổi ngang giá. Có 3 cấp độ xác định giá trị hợp lý:

- Cấp độ 1: Các dữ liệu tham chiếu là giá niêm yết của các tài sản hay nợ phải trả đồng nhất trong các thị trường năng động (active market) mà tổ chức có thể thu thập

tại ngày đo lường;

- Cấp độ 2: Các dữ liệu tham chiếu có thể thu thập cho tài sản hay nợ phải trả, trực tiếp (giá thị trường), khác giá niêm yết cấp độ 1;

- Cấp độ 3: dữ liệu tham chiếu không sẵn có tại ngày đo lường, tổ chức kinh tế phát triển các dữ liệu tham chiếu bằng cách sử dụng các thông tin tốt nhất đã có,

mà có

thể bao gồm dữ liệu riêng của tổ chức kinh tế.

Đo lường sau khi đo lường ban đầu: đối với tài sản tài chính phản ánh giá trị hợp

lý thông qua lãi lỗ ghi nhận tiếp theo theo giá trị hợp lý thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; đối với các khoản đầu tư giữ đến ngày đáo hạn và các khoản cho vay và phải thu ghi nhận tiếp theo là chi phí phân bổ theo phương pháp lãi suất thực thông qua lãi/lỗ; đối với tài sản tài chính sẵn sàng để bán ghi nhận tiếp theo là giá trị hợp lý thông qua vốn chủ sở hữu.

Lãi và lỗ: đối với tài sản tài chính phản ánh giá trị hợp lý thông qua lãi lỗ thì lãi và

lỗ được ghi nhận trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của tổ chức kinh tế; đối với tài sản tài chính sẵn sàng để bán lãi lỗ được báo cáo vào vốn chủ sở hữu và quay lại khi thanh lý.

Tổn thất: lãi suất hiệu quả ban đầu nên được sử dụng để giảm giá dòng tiền trong

tương lai để tính toán tổn thất. Lỗ do tổn thất nên được ghi nhận vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

Phòng ngừa: Phòng ngừa, cho mục đích kế toán, có nghĩa là chỉ định một hoặc vài

công cụ phòng ngừa do đó sự thay đổi trên giá trị hợp lý là một khoản bù đắp, toàn bộ hoặc một phần, đến sự thay đổi trong giá trị hợp lý hoặc dòng tiền của khoản mục phòng ngừa đó. Khoản mục phòng ngừa là một tài sản tài chính, công nợ tài chính, cam kết chắc chắn hoặc giao dịch dự kiến trong tương lai mà: gắn với rủi ro của tổ chức kinh tế trong việc thay đổi giá trị hợp lý hoặc dòng tiền trong tương lai và được

Bắt buộc áp dụng kế toán phòng ngừa khi một giao dịch thỏa mãn 3 điều kiện sau: được chỉ định ngay từ đầu là một khoản phòng ngừa, hiệu quả cao, hiệu quả

phòng ngừa có thể đo lường một cách đáng tin cậy.

Ba dạng phòng ngừa: Phòng ngừa giá trị hợp lý, phòng ngừa dòng tiền, phòng

ngừa một khoản đầu tư thuần vào hoạt động ở nước ngoài.

Công cụ phái sinh độc lập được gắn kèm (công cụ tài chính phức hợp): là các

công cụ phái sinh mà nó kết hợp với những hợp đồng gốc phi phái sinh để tạo thành một công cụ hợp thể. Các hợp đồng phi phái sinh có thể là công cụ tài chính hoặc không phải là công cụ tài chính (công cụ nợ, công cụ vốn, hợp đồng vay, hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê...) được gọi là hợp đồng gốc (hợp đồng chủ). Công cụ phái sinh gắn kèm là một phần của hợp đồng chủ gây ra sự thay đổi dòng tiền của hợp đồng chủ dựa vào một số biến xác định như: lãi suất, giá chứng khoán, giá hàng hóa, tỷ giá hối đoái, chỉ số giá tiêu dùng hoặc một số chỉ số khác.

Kế toán công cụ phái sinh độc lập được gắn kèm: Những công cụ phái sinh độc

lập được gắn kèm được tách riêng ra khỏi hợp đồng chủ và xem như là một công cụ phái sinh khi thỏa mãn các điều kiện sau: các đặc điểm kinh tế và rủi ro của công cụ phái sinh không liên quan mật thiết với các đặc điểm kinh tế và rủi ro của hợp đồng chủ; một công cụ riêng biệt với những điều khoản tương tự như công cụ phái sinh chìm sẽ thỏa mãn định nghĩa của công cụ phái sinh; một công cụ hợp thể không được đo lường tại giá trị hợp lý với những thay đổi trong giá trị hợp lý được ghi nhận trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (một công cụ phái sinh chìm trong tài sản tài chính hoặc nợ tài chính không cần phải tách riêng khỏi tổ chức kinh tế nắm giữ các công cụ kết hợp tại giá trị hợp lý thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh)

b) Đối với nghiệp vụ góp vốn, đầu tư dài hạn cần bổ sung và làm rõ các vấn đề sau:

Kiểm soát: là quyền chi phối các chính sách tài chính và các chính sách hoạt động

của tổ chức kinh tế để thu được lợi ích từ các hoạt động.

Đồng kiểm soát: là hợp đồng thỏa thuận chia sẻ quyền kiểm soát hoạt động kinh tế

quan tới hoạt động đòi hỏi sự đồng ý nhất trí của các thành viên chia sẻ quyền kiểm soát (các bên liên doanh).

Ảnh hưởng đáng kể: là quyền tham gia quyết định các chính sách hoạt động và các

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện kế toán nghiệp vụ đầu tư của NHTMCP việt nam theo chuẩn mực kế toán quốc tế và chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế khoá luận tốt nghiệp 013 (Trang 79 - 88)