Chi nhánh Hoàn Kiếm
2.2.1 Thực trạng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng TMCP Dầu khí toàn cầu — Chi nhánh Hoàn Kiếm
Hiện nay nhu cầu bảo lãnh cho hoạt động kinh doanh cũng như ký kết hợp tác giữa các doanh nghiệp với doanh nghiệp, doanh nghiệp với cơ quan hữu quan như Tổng cục hải quan, cơ quan thuế... ngày càng gia tăng. Nắm bắt được xu thế đó Ngân hàng TMCP Dầu khí toàn cầu - Chi nhánh Hoàn Kiếm đã nhanh chóng triển khai dịch vụ bảo lãnh ngay từ những ngày đầu mới thành lập. Sau hơn 4 năm hoạt động không ngừng hoàn thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ, Ngân hàng đã ngày càng khẳng định được uy tín và khả năng tài chính đáp ứng nhu cầu tài trợ của khách hàng.
2.2.1.1 Các văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Dầu khí toàn cầu - Chi nhánh Hoàn Kiếm
> Các quy định và thông lệ về bảo lãnh do phòng Thương mại quốc tế (ICC) ban hành còn hiệu lực:
• Quy tắc thống nhất về bảo lãnh theo yêu cầu - URDG 758, ICC 2009.
> Các quy định của pháp luật, ban hành của nhà nước, chính phủ về hoạt động bảo lãnh:
• Bộ Luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005.
• Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010.
• Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010.
• Pháp lệnh ngoại hối số 28/2005/PL - UBTVQH11 ngày 13 tháng 12 năm 2005
• Quyết định 26/2006/QĐ - NHNN về việc ban hành quy chế bảo lãnh ngân hàng.
• Thông tư số 28/2012/TT - NHNN ngày 03/10/2012 của NHNN quy định về bảo lãnh.
• Quyết định 493/QĐ - NHNN về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng. > Các quy định của Ngân hàng TMCP Dầu khí toàn cầu:
• Quyết định 1883/2012/QĐ - HĐQT ngày 03/12/2012 về việc ban hành Quy
chế bảo lãnh.
• Quyết định 1884/2012/QĐ - HĐQT ngày 03/12/2012 về việc hướng dẫn Quy chế bảo lãnh.
• Quyết định số 1663/2012/QĐ - TGĐ ngày 08/04/2012 về việc Ban hành biểu phí giao dịch và dịch vụ.
2.2.1.2 Đối tượng được Ngân hàng cấp bảo lãnh
Ngân hàng cấp bảo lãnh cho các khách hàng là tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước có đầy đủ điều kiện sau: Có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật; không thuộc đối tượng GP Bank không
được cấp bảo lãnh; đáp ứng đủ các quy định pháp luật hiện hành đối với những trường hợp khách hàng thuộc đối tượng hạn chế cấp bảo lãnh; nghĩa vụ bảo lãnh và giao dịch phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh là hợp pháp; có khả năng thực hiện đúng và đầy đủ cam kết với các bên liên quan trong quan hệ bảo lãnh; có khả năng thực hiện biện pháp bảo đảm (nếu có) cho nghĩa vụ bảo lãnh theo quy định của pháp luật và ngân hàng.
Ngân hàng không bảo lãnh đối với những đối tượng sau đây: Thành viên Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng Giám đốc (Phó Giám đốc) và các chức danh tương đương của GP Bank, pháp nhân là cổ đông có người đại diện phần vốn góp là thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát của GP Bank. Cha, mẹ, vợ, chồng, con của thành viên Hôi đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc, Phó Tổng giám đốc và các chức danh tương đương của GP Bank.
GP Bank không cấp bảo lãnh không có bảo đảm, cấp bảo lãnh với điều kiện ưu đãi cho những đối tượng sau: Tổ chức kiểm toán , kiểm toán viên đang kiểm toán tại GP Bank, thanh tra viên đang thực hiện nhiệm vụ thanh tra tại GP Bank, kế toán trưởng GP Bank, cổ đông lớn, cổ đông sáng lập của GP Bank, người có thẩm định, xét duyệt cấp tín dụng, các công ty con, công ty liên kết của GP Bank hoặc các doanh nghiệp mà GP Bank nắm quyền kiểm soát.
2.2.1.3 Điều kiện xét phát hành thư bảo lãnh cho khách hàng
GP Bank xem xét và quyết định bảo lãnh khi khách hàng đáp ứng những yêu cầu sau: Có đủ năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật, mục đích yêu cầu ngân hàng bảo lãnh là hợp pháp, có năng lực tài chính và khả năng thực hiện nghĩa vụ trong cam kết bảo lãnh trong thời gian bảo lãnh, có đầy đủ tài sản bảo đảm theo quy định của ngân hàng.
Trường hợp khách hàng được bảo lãnh là đơn vị hạch toán kinh tế phụ thuộc của pháp nhân, ngoài các điều kiện trên phải đáp ứng được thêm các điều kiện sau: Đơn vị phụ thuộc phải có giấy uỷ quyền hợp pháp và cam kết của đơn vị chủ quản về việc đề nghị GP Bank bảo lãnh cho đơn vị phụ thuộc. Nội dung uỷ quyền và cam
kết phải thể hiện rõ mức được bảo lãnh cao nhất, dự án, phương án sản xuất kinh doanh liên quan đến bảo lãnh, thời hạn bảo lãnh, sử dụng tài sản kể cả ký quỹ để bảo đảm cho nghĩa vụ của đơn vị phụ thuộc và cam kết chịu trách nhiệm trả nợ khi GP Bank phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh mà đơn vị phụ thuộc không trả được nợ cho GP Bank.
Trường hợp bảo lãnh có liên quan đến yếu tố nước ngoài (Bên nhận bảo lãnh là các tổ chức, cá nhân nước ngoài), ngoài các điều kiện quy định nêu trên, khách hàng phải tuân thủ các quy định về quản lý ngoại hối của Việt Nam.
Trong trường hợp bảo lãnh thanh toán các công cụ chuyển nhượng, khách hàng phải bảo đảm các điều kiện theo quy định của pháp luật về các công cụ chuyển nhượng.
Trường hợp tổ chức thuộc đối tượng không cư trú: Đơn vị kinh doanh phải kiểm tra chặt chẽ tư cách của bên được bảo lãnh, xác minh thẩm quyền ký kết hợp đồng (đối tượng được GP Bank bảo lãnh). Trường hợp bên được bảo lãnh là các chi nhánh của các công ty nước ngoài cần phải có uỷ quyền của công ty mẹ. Các giấy tờ pháp lý cần xác thực, hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ, tài liệu của nước ngoài.
2.2.1.4 Hồ sơ đề nghị phát hành bảo lãnh của khách hàng
Khi có nhu cầu được bảo lãnh, khách hàng phải gửi cho GP Bank hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm các tài liệu: Đề nghị bảo lãnh theo mẫu của GP Bank, tài liệu chứng minh năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự của khách hàng, hồ sơ chứng minh năng lực của khách hàng là cá nhân, hồ sơ về tư cách pháp nhân, thẩm quyền của người đại diện khách hàng; tài liệu báo cáo về tình hình sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính của bên được bảo lãnh (bắt buộc phải có khi khách hàng đề nghị phát hành bảo lãnh không ký quỹ đủ 100%), tài liệu về nghĩa vụ được bảo lãnh, tài liệu về tài sản bảo đảm (nếu có). Trong trường hợp có nhiều bên tham gia vào quá trình bảo lãnh thì phải có thêm yêu cầu cụ thể về hồ sơ như sau:
• Đối với bảo lãnh đối ứng: các hồ sơ theo quy định như trường hợp GP Bank trực tiếp phát hành cam kết bảo lãnh.
• Đối với xác nhận bảo lãnh: là các hồ sơ, tài liệu liên quan đối với Bên bảo lãnh, bên được bảo lãnh.
• Đối với trường hợp GP Bank tham gia đồng bảo lãnh: ngoài các hồ sơ bảo lãnh như trường hợp GP Bank phát hành trực tiếp thì có thêm công văn mời đồng bảo lãnh của tổ chức tín dụng đầu mối.
2.2.1.5 Quy trình phát hành thư bảo lãnh tại GP Bank Hoàn Kiếm
Sơ đồ 2.2: Quy trình nghiệp vụ bảo lãnh tại GP Bank Hoàn Kiếm
(Nguồn: Quy chế bảo lãnh GP Bank - Chi nhánh Hoàn Kiếm)
Bước 1: Khách hàng gửi đề nghị phát hành bảo lãnh và các tài liệu liên quan đến ngân hàng
Bước 2: Chuyên viên khách hàng tiếp nhận hồ sơ đề nghị phát hành cam kết bảo lãnh của khách hàng, trao đổi và đánh giá sơ bộ, kiểm tra bộ hồ sơ đầy đủ và yêu cầu khách hàng bổ sung những hồ sơ còn thiếu.
Giá trị Căn cứ vào từng loại bảo lãnh cụ thể và đề nghị phát hành cam kết bảo lãnhGiá trị %tăng, giảm Giá trị %tăng, giảm
của khách hàng, chuyên viên khách hàng tiến hành thẩm định thực tế, thu thập các thông tin liên quan đến khách hàng, yêu cầu bảo lãnh của khách hàng và lập Tờ trình đề xuất cấp bảo lãnh.
Sau khi hoàn chỉnh tờ trình đề xuất cấp bảo lãnh, vhuyên viên khách hàng trình lãnh đạo phòng, các cấp kiểm soát, tái thẩm định (nếu có) và các cấp phê duyệt theo đúng quy trình tín dụng hiện hành của GP Bank.
Bước 3: Cấp có thẩm quyền quyết định đồng ý hoặc không đồng ý cấp bảo lãnh và thông báo cho chuyên viên khách hàng.
Bước 4: Chuyên viên khách hàng thông báo với khách hàng việc GP Bank chấp thuận hay không chấp thuận khoản bảo lãnh của khách hàng, các điều kiện kèm theo và các hồ sơ khách hàng cần bổ sung.
Bước 5: Sau khi khách hàng đồng ý chấp thuận việc GP Bank phát hành cam kết bảo lãnh với những điều kiện đã được thông báo. Chuyên viên khách hàng phối hợp với chuyên viên hỗ trợ tín dụng hoàn thiện hồ sơ, thủ tục cấp bảo lãnh theo quy định: phong tỏa tài khoản ký quỹ, nhận tài sản bảo đảm, nhập kho hồ sơ tài sản bảo đảm, hạch toán tài sản bảo đảm trên T24....
Trên cơ sở tờ trình đã được phê duyệt, chuyên viên hỗ trợ tín dụng soạn thảo hợp đồng cấp bảo lãnh.
Bước 6: Chuyên viên hỗ trợ tín dụng chuyển hợp đồng cấp bảo lãnh cho khách hàng ký và thông báo khách hàng nộp đầy đủ phí bảo lãnh.
2.2.2 Kết quả nghiệp vụ bảo lãnh tại GP Bank Hoàn Kiếm 2.2.2.1 Doanh số giao dịch bảo lãnh
Với những chính sách về nâng cao chất lượng dịch vụ và chăm sóc khách hàng, dịch vụ bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Dầu khí toàn cầu - Chi nhánh Hoàn Kiếm ngày càng phát triển qua những năm gần đây, cụ thể là:
Qua bảng số liệu 2.4 và biểu đồ 2.3 cho thấy doanh số bảo lãnh giai đoạn 2010-2012 có biến động nhẹ. Về doanh số bảo lãnh năm 2011 tăng 10,65% so với năm 2010, năm 2012 giảm 27,02% so với năm 2011. về số món năm 2011 tăng 20% so với năm 2010, năm 2012 giảm 20% so với năm 2011. Mặc dù có sự sụt
giảm trong năm 2012 tuy nhiên đây cũng là một thực trạng khó khăn chung cho tất cả các ngân hàng hiện nay. Kinh tế thế giới và trong nước đang trải qua giai đoạn khó khăn đang ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng. Có thể kể đến những khách hàng hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, may mặc và xuất khẩu hải sản... Họ đang chịu tác động của thị trường bất động sản đóng băng, hay nhu cầu suy giảm của các thị trường tiêu thụ sản phẩm may mặc lớn như Mỹ, EU...
Bảng 2.4: Doanh số bảo lãnh tại GP Bank - Chi nhánh Hoàn Kiếm
Tổng doanh thu dịch vụ 1.914 6.918 3.223
Tỷ trọng (%) 26,75 805 12,78
(Nguồn: Phòng Hỗ trợ tín dụng GP Bank - Chi nhánh Hoàn Kiếm)
Biểu đồ 2.3: Doanh số bảo lãnh tại GP Bank - Chi nhánh Hoàn Kiếm
(Nguồn: Dan chiếu Bảng 2.3) 2.2.2.2 Thu phí bảo lãnh
Trong hoạt động bảo lãnh nguồn thu nhập của ngân hàng chính là phí phát hành thư bảo lãnh. Xây dựng một khung phí hợp lý vừa đảm bảo lợi nhuận cho ngân hàng vừa cạnh tranh với các ngân hàng khác thu hút khách hàng là một chiến lược quan trọng trong thời điểm cạnh tranh ngày càng gay gắt của thị trường ngân hàng. Hiện nay, theo Quyết định 1633/2013/QĐ - TGĐ về việc Ban hành Biểu phí dịch vụ và hạn mức tín dụng thì tại GP.Bank - Chi nhánh Hoàn Kiếm đang áp dụng mức phí tối thiều là 0,7% giá trị bảo lãnh trên một năm, mức thu tối thiểu là 300.000VND, mức thu tối đa do các bên thỏa thuận.
Bảng 2.5: Phí thu từ hoạt động dịch vụ của Chi nhánh Hoàn Kiếm
tiêu món số trọng món số trọng món số trọng B/L trong nước 350 13.250 80,42% 420 13.659 74,93% 336 10.204 76,67% B/L quốc tế 25 3.225 19,58% 30 4.570 25,07% 24 3.100 23,33% Tổng cộng 375 16.475 100% 450 18.229 100% 360 13.304 100%
(Nguồn: Phòng Hỗ trợ tín dụng GP Bank - Chi nhánh Hoàn Kiếm)
Qua bảng số liệu có thể thấy phí thu từ hoat động bảo lãnh chiếm tỷ trọng còn thấp trong hoạt động dịch vụ, kết qủa này chưa đạt được mục tiêu kỳ vọng của ngân hàng. Điều này đặt ra yêu cầu cho ban lãnh đạo và nhân viên của chi nhánh phải nỗ lực hơn nữa thu hút khách hàng, nâng cao giá trị bảo lãnh.
2.2.2.3 Cơ cấu bảo lãnh
a) Theo phạm vi bảo lãnh
Phân theo phạm vi bảo lãnh thì chia làm bảo lãnh trong nước và bảo lãnh quốc tế. Tuy nhiên một thực tế đặt ra với không chỉ GP Bank - Chi nhánh Hoàn Kiếm mà còn là vấn đề của nhiều Ngân hàng TMCP khác trên cùng địa bàn chính là sự chênh lệch rất lớn về doanh số bảo lãnh trong nước với bảo lãnh nước ngoài, cụ thể qua bảng số liệu: Từ năm 2010 đến năm 2012 chứng kiến một tỷ lệ chênh lệch khá lớn về số món bảo lãnh trong nước trung bình gấp khoảng 14 lần, về doanh số gấp khoảng gần 4 lần so với bảo lãnh quốc tế.
Bảng 2.6: Cơ cấu bảo lãnh theo phạm vi
số (%) (%) (%) Thanh tóan 6.138 37,26 6.743 36,99 5.844 43,93 Thực hiện HĐ 3.715 22,55 5.319 29,18 3.481 26,17 Hoàn tạm ứng 2.210 13,41 2.320 12,73 1.575 11,84 Dự thầu 1.341 814 1.680 922 771 580 Bảo hành 1.056 641 1.155 6,34 476 358 Thuế 1.010 613 1.103 605 657 4,94 Nhận hàng 1.005 6,10 909 4,99 500 376 Tổng 16.475 100,00 18.229 100,00 13.304 100,00
(Nguồn: Phòng Hỗ trợ tín dụng GP Bank - Chi nhánh Hoàn Kiếm)
Có thể thấy mặc dù có số món không cao nhưng giá trị bảo lãnh quốc tế cao hơn nhiều so với bảo lãnh nội địa. Chính vì vậy để phát triển nguồn thu từ dịch vụ bảo lãnh, yêu cầu đặt ra cho ngân hàng chính là có biện pháp phát triển hoạt động bảo lãnh quốc tế.
b) Phân theo mục đích bảo lãnh
Qua bảng số liệu 2.7 có thể thấy để phục vụ nhu cầu bảo lãnh đa dạng của khách hàng thì tại GP Bank - Chi nhánh Hoàn Kiếm thời gian qua cũng đã triển khai khá nhiều loại hình bảo lãnh khác nhau. Tuy nhiên, từ năm 2010 đến 2012 phổ biến hơn cả vẫn là các loại bảo lãnh thông thường như: Bảo lãnh thanh toán với tỷ trọng các năm đều chiếm trên 35% và có xu hướng tăng qua các năm, tiếp theo sau là doanh số bảo lãnh thực hiện hợp đồng chiếm trên 20% có xu hướng biến động nhẹ. Đây là những loại hình bảo lãnh đem lại khoản phí lớn cho ngân hàng tuy
nhiên cũng chứa đựng rất nhiều rủi ro. Năm 2012 cũng chứng kiến sự giảm sút đáng kể của các hoạt động bảo lãnh thuế quan, bảo lãnh nhận hàng. Nguyên nhân là do sự tác động của những khó khăn chung của hoạt động xuất nhập khẩu.
Bảng 2.7: Cơ cấu bảo lãnh theo mục đích
2.2.2.1 Rủi ro kỹ thuật
Mặc dù hiện nay GP Bank đã ban hành quy chế thống nhất thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh trên toàn hệ thống, tuy nhiên thực tế thì việc hướng dẫn cụ thể nghiệp vụ còn chưa cụ thể, rõ ràng và việc tuân thủ quy trình thực hiện chưa chặt chẽ đã dẫn đến một số rủi ro sau:
a) Rủi ro thẩm định sai thông tin khách hàng
Khi tiến hành thẩm định khách hàng có hai khoản mục thông tin quan trọng cần lưu ý đó là thẩm định khách hàng và thẩm định tài sản đảm bảo.
• về thẩm định khách hàng: Trong khâu thẩm định thông tin khách hàng những rủi ro có thể mắc phải là đánh giá sai khả năng tài chính, tính khả thi và hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh xin cấp bảo lãnh, hoạt động sản xuất kinh doanh thực tế của khách hang... cũng như những thông tin liên quan đến bên nhận bảo lãnh. Do đó có thể ngân hàng không phát hiện việc bên được bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh cấu kết nhằm lừa đảo ngân hàng.