3.3.3.1 Tìm hiểu kỹ đối tác
Tìm hiểu kỹ đối tác là một yếu tố rất quan trọng giúp doanh nghiệp tránh được rủi ro trong hoạt động bảo lãnh. Nhiều doanh nghiệp đã gặp rủi ro do không tìm hiểu kỹ bên nhận bảo lãnh (ở đây có thể là bạn hàng hoặc bên thứ ba) dẫn đến bị lừa đảo và gian lận. Các doanh nghiệp nên nghiên cứu kỹ thị trường và đối tác, có thể yêu cầu ngân hàng thông qua ngân hàng đại lý cung cấp thêm thông tin về đối tác hoặc sử dụng các kênh thông tin khác như từ đại sứ quán của Việt Nam ở các nước.
3.3.3.2 Nâng cao trình độ cán bộ chuyên trách của doanh nghiệp
Doanh nghiệp nên tuyển chọn người để đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ bảo lãnh, đặc biệt các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu thì cần chú trọng cả đến nghiệp vụ ngoại thương liên quan đến lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, các cán bộ này cần được cập nhật các văn bản, quy định mới và biến động thị trường thông qua các khóa đào tạo, hội thảo.
3.3.3.3 Giữ chữ “tín” trong quan hệ làm ăn
Trong quan hệ với đối tác và với cả ngân hàng, doanh nghiệp cần tuân thủ các quy định đã cam kết, không nên vì những lợi ích trước mắt mà đánh mất uy tín. Vì hiện nay, “Uy tín” là một trong những nhân tố quan trọng quyết định sự tồn vong của doanh nghiệp.
Ket luận chương 3:
Trên cơ sở đưa ra những lý luận liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu ở chương 1, phân tích những rủi ro trong hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Dầu khí toàn cầu - Chi nhánh Hoàn Kiếm ở chương 2, chương 3 của khóa luận đã thực hiện một số nội dung sau:
Thứ nhất, đưa ra những định hướng phát triển hoạt động bảo lãnh trong thời gian tới của ngân hàng TMCP Dầu khí toàn cầu - Chi nhánh Hoàn Kiếm .
Thứ hai, đưa ra một hệ thống các giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế tồn tại tại chi nhánh để từ đó phòng ngừa rủi ro trong hoạt động bảo lãnh.
Thứ ba, đề xuất một số kiến nghị đối với Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và các bộ ban ngành liên quan, ngân hàng TMCP Dầu khí toàn cầu, các doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện thuận lợi đưa ra giải pháp đồng bộ cho việc giảm thiểu rủi ro trong hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng TMCP Dầu khí toàn cầu - Chi nhánh Hoàn Kiếm.
KẾT LUẬN
Bảo lãnh ngân hàng là một loại hình nghiệp vụ của các ngân hàng hiện đại và nó dần trở nên không thể thiếu trong cơ cấu dịch vụ của các NHTM hiện nay. Tuy ra đời chưa lâu, nhưng hoạt động này đã khẳng định được vị trí, vai trò tích cực của nó không những đối với sự phát triển của ngành ngân hàng mà còn tác động trực tiếp đến nền kinh tế đất nước. Trong tiến trình hội nhập nền kinh tế thế giới, các doanh nghiệp gặp không ít khó khăn do thiếu vốn, kinh nghiệm và uy tín... Vì vậy các doanh nghiệp luôn cần đến sự tài trợ từ phía NHTM.
Trong những năm gần đây, ngân hàng TMCP Dầu khí toàn cầu nói chung và Chi nhánh Hoàn Kiếm nói riêng đã không ngừng nỗ lực để phát triển bền vững về cả số lượng và chất lượng các món bảo lãnh. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được chi nhánh vẫn đang phải đối mặt với những hạn chế là nguyên nhân dẫn đến nhiều rủi ro trong hoạt động bảo lãnh. Chính vì thế, ngân hàng TMCP Dầu khí toàn cầu - Chi nhánh Hoàn Kiếm cần nhận thức rõ thế mạnh và điểm yếu của mình để mau chóng hoàn thiện và phát triển hoạt động bảo lãnh.
Trên cơ sở hướng đến những giải pháp hạn chế rủi ro trong bảo lãnh tại ngân hàng TMCP Dầu khí toàn cầu - Chi nhánh Hoàn Kiếm, khóa luận đã hoàn thành một số nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, về mặt lý luận, khóa luận đã tập trung làm rõ những vấn đề cơ bản về hoạt động bảo lãnh ngân hàng như khái niệm, đặc điểm, vai trò, phân loại bảo lãnh ngân hàng, đồng thời chỉ ra các dạng rủi ro thường gặp đối với hoạt động này và bài học từ kinh nghiệm của một số ngân hàng có hoạt động bảo lãnh phát triển trong và ngoài nước.
Thứ hai, phân tích thực trạng hoạt động bảo lãnh của ngân hàng TMCP Dầu khí toàn cầu - Chi nhánh Hoàn Kiếm. Trên cơ sở đó, khóa luận đưa ra những rủi ro ngân hàng gặp phải trong thời gian qua và chỉ rõ nguyên nhân gây nên những rủi ro đó.
Thứ ba, trên cơ sở nghiên cứu lý luận và tình hình thực tiễn tại chi nhánh, khóa luận đưa ra một chuỗi các giải pháp cụ thể và đề xuất một số kiến nghị nhằm góp phần hạn chế rủi ro trong bảo lãnh tại ngân hàng TMCP Dầu khí toàn cầu - Chi nhánh Hoàn Kiếm.
Tuy nhiên, do còn nhiều hạn chế về kiến thức thực tế cũng như kinh nghiệm nghiên cứu khoa học, khóa luận khó tránh khỏi những thiếu sót. Người viết rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô và các bạn sinh viên quan tâm tới lĩnh vực này để khóa luận được hoàn thiện hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt
1. Quốc hội (2010) Luật các Tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 2. Quốc hội (2005) Bộ luật Dân sự Việt Nam số 33/2005/QH11.
3. Quốc hội (2010) Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12.
4. Ủy ban thường vụ Quốc hội (2005) Pháp lệnh ngoại hối số 28/2005/PL- UBTVQH11
5. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2006) Quyết định 26/2006/QĐ - NHNN về việc ban hành quy chế bảo lãnh ngân hàng.
6. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005) Quyết định 493/QĐ - NHNN về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng.
7. Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Dầu khí toàn cầu (2012) Quyết định 1883/2012/QĐ-HĐQT về việc ban hành Quy chế bảo lãnh.
8. Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Dầu khí toàn cầu (2012) Quyết định 1884/2012/QĐ-HĐQT về việc hướng dẫn Quy chế bảo lãnh.
9. Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Dầu khí toàn cầu (2012) Quyết định số 1663/2012/QĐ-TGĐ về việc Ban hành biểu phí giao dịch và dịch vụ.
10.Các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động bảo lãnh của Ngân hàng TMCP Dầu khí toàn cầu - Chi nhánh Hoàn Kiếm năm 2010, 2011, 2012.
11.GS.TS. Lê Văn Te (2006) Nghiệp vụ tín dụng và thanh toán quốc tế, Nhà xuất bản Thống Kê.
12.GS.TS Nguyễn Văn Tiến (2011) Giáo trình thanh toán quốc tế & tài trợ ngoại thương, Nhà xuất bản thống kê.
13.GS.TS Nguyễn Văn Tiến (2009) Cẩm nang tài trợ thương mại quốc tế, Nhà xuất bản thống kê.
14.TS. Nguyễn Thị Cẩm Thủy (2012) Phát triển các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập, Nhà xuất bản Dân Trí.
15.Tập thê giảng viên bộ môn TTQT - Học viện ngân hàng (2012) Tài liệu học tập môn Tài trợ thương mại quốc tế.
16.TS. Nguyễn Thị Kim Thanh (2010) Vai trò của công nghệ ngân hàng trong chiến lược phát triển ngành ngân hàng giai đoạn 2011 - 2020, tạp chí ngân hàng, số 10, tháng 6/2010.
17.Phan Văn Lãng (2009) Bảo lãnh thanh toán thuế - ngân hàng mắc kẹt 18.Ths. Bùi Thị Thu Trang (2009) Luận văn thạc sỹ kinh tế: Giải pháp hoàn
thiện nghiệp vụ bảo lãnh tại ngân hàng hàng hải Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa.
19.Ths. Vũ Thị Khánh Phương (2011) pháp luật về bảo lãnh ngân hàng và thực tiễn tại ngân hàng thương mại cổ phần Techcombank ở Việt Nam.
20. Các khóa luận tốt nghiệp năm 2011 của Học viện ngân hàng.
II. Tài liệu Tiếng Anh:
21. International Chamber of Commer (2009)
Guarantees 758.
Uniform Rules for Demand
III. Website
IV.Công Thông tin điện tử GP.Bank Việt Nam:
V. Công Thông tin điện tử NHNN Việt Nam:
VI.Công Thông tin điện tử Bộ tài chính:
VII. Công Thông tin điện tử Tông cục thống kê:
VIII. Công thông tin điện tử Tông cục thuế:
IX.Công Thông tin điện tử Tông cục Hải quan:
X. Công Thông tin điện tử Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam:
XI.Báo điện tử Vneconomy:
XII. Báo điện tử Vnexpress:
http://www.gpbank.com.vn http://sbv.gov.vn http://mof.gov.vn http://www.gso.gov.vn http://www.gdt.gov.vn http://www.customs.gov.vn http://vcci.com.vn http:///vneconomy.vn http:///vnexpress.net