Cải thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ bán lẻ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ NH bán lẻ tại NH TMCP sài gòn thương tín khoá luận tốt nghiệp 081 (Trang 88 - 92)

6. Ý nghĩa thực tiễn của khóa luận Error! Bookmark not defined.

3.2.3. Cải thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ bán lẻ

Một trong những hạn chế của Sacombank là cho ra đời quá nhiều loại sản phẩm bán lẻ song lại không có sự nổi trội đặc biệt so với các sản phẩm cùng loại trên

thị trường ngân hàng vì vậy việc cải thiện chất lượng của từng loại sản phẩm, định rõ

các ưu đãi, tiện ích của mỗi dịch vụ cho từng nhóm khách hàng là điều rất cần thiết.

a. Giải pháp chung cho cải thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ

Thứ nhất: Học tập kinh nghiệm phát triển dịch vụ bán lẻ của các ngân hàng nước ngoài như HSBC, Citibank, ANZ...và các ngân hàng TMCP Vietcombank, Vietinbank, BIDV, ACB, Techcombank, VPBank. Đối với các ngân hàng nước ngoài, họ phát triển sản phẩm bán lẻ sớm hơn rất nhiều so với các ngân hàng trong

lâu nhưng chiến lược và định hướng phát triển hướng tới đối tượng khách hàng rõ ràng.

Thứ hai: Cải thiện các sản phẩm bán lẻ theo hướng ứng dụng công nghệ thông

tin để giảm thiểu tính thủ công, rủi ro trong quy trình xử lý các giao dịch, tăng tính an toàn, nhanh chóng, chính xác cho người sử dụng.

Thứ ba: Tích cực tạo mối quan hệ hợp tác lâu dài, ổn định, bền vững với các tổ chức kinh tế lớn như: Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Quân đội, Tổng công ty Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam để phát triển các sản phẩm liên kết với mục đích cốt lõi giúp ngân hàng tăng khoản thu phí dịch vụ còn các công ty, tập đoàn sẽ vẫn thu được nợ đồng thời giảm được chi phí đầu vào do chi phí dịch vụ nhỏ hơn chi phí trả cho các loại tiền điện, cước điện thoại...

Thứ tư: Tiến hành các cuộc điều tra, nghiên cứu, khảo sát thường xuyên nhu cầu, tâm lý của khách hàng, xu hướng mới của thị trường từ đó ngân hàng có thể tạo ra các gói sản phẩm kết hợp nhiều tiện ích như sản phẩm tiền gửi kết hợp với sản phẩm tín dụng, sản phẩm tài trợ kết hợp với dịch vụ tư vấn tài chính.. .đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và cũng để tăng thêm nguồn thu dịch vụ cho ngân hàng.

Thứ năm: Sau 6 tháng hoặc 1 năm một lần lập phiếu điều tra, thăm dò ý kiến khách hàng đã sử dụng dịch vụ bán vụ bán lẻ của Sacombank để biết được các ưu điểm, nhược điểm cụ thể của từng sản phẩm, thu hồi ý kiến của người tiêu dùng từ đó đưa ra các chính sách, biện pháp cải thiện chất lượng của từng loại sản phẩm.

* Giải pháp cụ thể cho từng hoạt động:

- Hoạt động huy động vốn:

Huy động vốn là hoạt động quan trọng đóng góp vào quá trình tăng trường nguồn vốn của ngân hàng Sacombank cho nên việc đẩy mạnh tốc độ huy động vốn từ đối tượng cá nhân và DNVVN vô cùng quan trọng:

Thứ nhất: Cần phải xác định chính xác đối tượng khách hàng cần hướng tới cho từng giai đoạn phát triển của ngân hàng cũng như trong từng chu kỳ của nền

tế để đề ra chiến lược phát triển thích hợp cho dịch vụ bán lẻ từ khâu khảo sát, nghiên

cứu thị trường cho tới khâu phân phối, phát triển sản phẩm.

Thứ hai: Đẩy mạnh công tác huy động vốn bằng nhiều hình thức có sẵn như tiền gửi, tiết kiệm kết hợp với các chương trình ưu đãi về lãi suất để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi của dân cư, tăng khả năng cân đối vốn của ngân hàng.

Thứ ba: Mở rộng các địa điểm giao dịch để thực hiện các chức năng ngân hàng

bán lẻ.

- Hoạt động tín dụng

Trong cơ cấu hoạt động tín dụng thì cho vay chiếm tỷ trọng lớn nhất xét cả về quy mô lẫn nguồn thu, vì vậy phải có các giải pháp thúc đẩy dịch vụ cho vay của Sacombank phát triển bao gồm:

Xây dựng cơ cấu khách hàng theo hướng thu hút DNVVN, doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp xuất nhập khẩu, đẩy mạnh mạng lưới giao dịch cho vay nhằm giảm bớt áp lực cho trụ sở và các chi nhánh chính.

Xây dựng bộ máy chuyên trách quản lý hoạt động cho vay DNVVN vì đây là đối tượng có nhu cầu vay vốn lớn song lại gặp phải nhiều hạn chế như: Hạn chế về tài chính, năng lực quản lý kinh doanh hạn chế, năng lực lãnh đạo điều hành không hiệu quả vì thế dễ gây ra rủi ro, thất thoát khi tiến hành vay vốn đầu tư, sản xuất. Hệ thống chuyên trách sẽ thực hiện chức năng thu thập, xử lý thông tin, phân tích tình hình hoạt động của các đối tượng này.

Mở rộng địa bàn hoạt động và chủ động tiếp cận với các DNVVN. Thực hiện chính sách hỗ trợ về lãi suất trong quá trình thực thi dự án và có sự điều chỉnh lãi suất

thích hợp khi dự án đã được hoàn thành và đi vào hoạt động.

Bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng chăm sóc khách hàng cho đội ngũ cán bộ nhân viên làm công tác tín dụng, cho vay. Tiến hành đào tạo về nghiệp vụ chuyên môn để hạn chế các rủi ro trong tín dụng đồng thời tích cực thay đổi tư duy làm việc cho cả

Tiến hành cải cách hồ sơ vay vốn theo hướng tối giản hóa thủ tục để tiết kiệm thời gian, chi phí của cả ngân hàng lẫn khách hàng. Ban hành quy trình xử lý hồ sơ chuẩn theo hướng hiện đại hóa và áp dụng quy trình này vào công tác thi đua khen thưởng cho từng cán bộ tín dụng để đem lại hiệu quả cho hoạt động vay vốn, tránh các trường hợp xét duyệt hồ sơ quan liêu, tiêu cực và cũng để bảo đảm uy tín, thương

hiệu của ngân hàng.

- Dịch vụ thẻ

Thứ nhất: Đẩy mạnh hoạt động phát hành thẻ hướng tới đối tượng thuộc nhóm

có nhu nhập không cao và không có tích lũy tài chính như đã phân tích ở chính sách quản lý khách hàng.

Thứ hai: Giảm phí dịch vụ khi gửi tiền vào tài khoản cá nhân và phí thực hiện

các giao dịch tài khoản để người tiêu dùng không có tâm lý so sánh dịch vụ của ngân hàng này với ngân hàng kia, hơn nữa cũng để thu hút nhiều khách hàng tham gia sử dụng sản phẩm thẻ của Sacombank hơn.

Thứ ba: Tiến hành các hoạt động, chương trình tuyên truyền, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, tại các điểm công cộng... cho các sản phẩm thẻ của Sacombank để người dân biết đến các sản phẩm cũng như tiện ích, ưu điểm mà chúng mang lại.

- Dịch vụ ngân hàng điện tử

Trong điều kiện nền kinh tế phát triển và nhu cầu sử dụng các hoạt động công nghệ với nhiều tiện ích của người dân ngày càng tăng thì dịch vụ ngân hàng điện tử là một sản phẩm hiệu quả giúp tiết kiệm thời gian, chi phí, sức lực cho người sử dụng.

Bản thân loại dịch vụ này là dịch vụ công nghệ cao nên nó đòi hỏi người sử dụng phải

am hiểu và biết sử dụng công nghệ điện tử vì vậy, ngân hàng cần có các chính sách khuyến khích khách hàng sử dụng miễn phí dịch vụ này.

hàng điện tử cho các nhân viên giao dịch để đảm bảo họ có năng lực chuyên môn hướng dẫn cho khách hàng sử dụng dịch vụ.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ NH bán lẻ tại NH TMCP sài gòn thương tín khoá luận tốt nghiệp 081 (Trang 88 - 92)

w