Đối với Ngân hàng Nhà Nước

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ NH bán lẻ tại NH TMCP sài gòn thương tín khoá luận tốt nghiệp 081 (Trang 96 - 97)

6. Ý nghĩa thực tiễn của khóa luận Error! Bookmark not defined.

3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà Nước

a. Hoạch định chiến lược phát triển chung cho hệ thống ngân hàng thương mại

NHNN đóng vai trò rất quan trọng trong công tác định hướng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Đóng vai trò là nhà hoạch định chiến lược phát triển chung cho toàn bộ hệ thống NHTM, NHNN sẽ tạo ra môi trường liên ngân hàng minh bạch, công bằng với những chiến lược cụ thể, góp phần tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh giữa

các NHTM trong hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động bán lẻ nói riêng. Việc định hướng của NHNN cũng sẽ giúp cho hệ thống ngân hàng hoạt động đồng bộ, có tính thống nhất cao trong tất cả các khâu, tạo điều kiện cho các NHTM nắm bắt được diễn biến thị trường, các thông tin kinh tế tài chính của thị trường trong

nước lẫn thế giới, từ đó kịp thời điều chỉnh các chính sách phát triển của từng ngân hàng. Đồng thời, dưới sự hoạch định của NHNN, các NHTM cũng sẽ giảm thiểu được

các rủi ro, tránh các hoạt động đầu tư lãng phí, gây thất thoát nguồn vốn của ngân hàng.

b. Hoàn thiện khung pháp lý đối với dịch vụ ngân hàng

Nắm giữ vai trò quản lý các NHTM, NHNN cần xây dựng các quy định về dịch vụ ngân hàng bán lẻ một cách đồng bộ, phù hợp với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Với chính sách ngân hàng bán lẻ hiện nay của NHNN đã gây ra tình trạng hoạt động chồng chéo, các ngân hàng lách luật để cung ứng các sản phẩm không phù hợp với quy định của NHNN khiến cho thị trường gặp nhiều bất ổn. Bên cạnh đó, các

thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp, các quy trình xử lý không linh hoạt gây đã gây khó khăn cho cả các ngân hàng và làm phiền phức tới các khách hàng vẫn chưa

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, các rào cản thương mại đã được dỡ bỏ thì các chính sách can thiệp cần được nới lỏng để tạo điền kiện cho các ngân hàng phát triển. Việc chịu sự quản lý của NHNN cùng với cơ chế điều hành chính sách lãi suất, chính sách tỷ giá mang tính can thiệp đã làm hạn chế sự tự chủ của các NHTM, gây khó khăn cho các ngân hàng trong việc cung ứng các sản phẩm theo kịp với nhu cầu của thị trường. Ngoài ra, NHNN vẫn bảo hộ cho các NHTM nhà nước và có nhiều

động thái làm hạn chế hoạt động của các NHTM cổ phần, gây nên sự bất bình đẳng trong cạnh tranh. Do đó NHNN nên dỡ bở các hạn chế với các NHTM cổ phần, tạo điều kiện cho các ngân hàng này phát triển bình đẳng với các NHTM nhà nước.

d. Tạo mối quan hệ hợp tác giữa các NHTM trong nước và quốc tế

Xu hướng phát triển của các NHTM là tăng cường sự liên kết với nhau trong việc cung cấp các sản phẩm bán lẻ như hoạt động thanh toán, thẻ.. .điều này không chỉ đem lại những lợi ích thiết thực cho khách hàng như có thể sử dụng dịch vụ ở bất kỳ mọi nơi, trong bất cứ thời điểm nào một cách nhanh chóng, tiện lợi mà còn đem lại nhiều lợi ích cho bản thân các ngân hàng tham gia liên kết là thu hút được một lượng lớn khách hàng và thu được khoản phí dịch vụ đáng kể.

Tuy nhiên hoạt động liên kết của các ngân hàng tại Việt Nam chưa phát triển rộng, mới chỉ có các NHTM nhà nước và một số NHTM cổ phần như ACB, Sacombank có sự liên kết với nước ngoài thông qua dịch vụ phát hành thẻ, chính vì thế, với vai trò quản lý các ngân hàng trong nước, NHNN cần đề ra các giải pháp và các chính sách để liên kết các NHTM trong nước với nước ngoài trong việc cung cấp

dịch vụ, đặc biệt là mảng dịch vụ thanh toán điện tử. Ngoài ra, NHNN cần tận dụng các mối quan hệ hợp tác với các tổ chức tài chính thế giới để thu hút nhiều dự án đầu tư nhằm hiện đại hóa hệ thống ngân hàng, hệ thống thanh toán trong nước.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ NH bán lẻ tại NH TMCP sài gòn thương tín khoá luận tốt nghiệp 081 (Trang 96 - 97)

w