6. Kết cấu của Khóa luận tốt nghiệp
1.3.1.1 Kinh nghiệm mở rộng cho vay tại SeABank
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) được biết đến là một trong nhóm dẫn đầu các NHTM cổ phần lớn nhất Việt Nam về quy mô vốn điều lệ, mạng lưới hoạt động, mức độ nhận biết thương hiệu và tốc độ tăng trưởng ổn định. Xét về hoạt động cho vay của SeABank trong những năm vừa qua có thể thấy hoạt động cho vay tương đối ổn định và được mở rộng. Chia sẻ kinh nghiệm của SeABank trong việc mở rộng mạng lưới, mở rộng hoạt động cho vay như sau:
- Cần tận dụng triệt để các điểm mạnh, cơ hội của ngân hàng như quy mô về vốn với những sự đầu tư quan trọng và cần thiết về cơ sở vật chất kỹ thuật, đưa công nghệ hiện đại vào trong giao dịch nhằm mở rộng mạng lưới giao dịch trên toàn quốc.
- Phải có chiến lược kinh doanh cụ thể, rõ ràng, bám sát với tình hình thực tế tại nơi hoạt động và hoạt động dựa trên cơ sở hiệu quả, an toàn.
- Cần chú trọng đến việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đào tạo nhân viên chuyên về chuyên môn nghiệp vụ góp phần nâng cao mặt bằng chung về chuyên môn
cũng như phẩm chất đạo đức, tinh thần trách nhiệm của nhân viên.
1.3.1.2 Kinh nghiêm mở rông cho vay tai ACB
Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) ngay từ những ngầy đầu được thành lập và hoạt động đã xác định tầm nhìn là trở thành NHTMCP bán lẻ hàng đầu Việt Nam. Nhờ những chính sách điều hành của Ban lãnh đạo cùng sự đoàn kết nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên trong việc quảng bá hình ảnh ngân hàng mà hoạt động cho vay của Ngân hàng ngày càng được mở rộng, ngày càng được mọi khách hàng biết tới. Một số kinh nghiệm của ACB như sau:
- Xác định tầm nhìn chiến lược trong kinh doanh, mục tiêu kinh doanh, dựa vào đó xây dựng định hướng kinh doanh, mục tiêu kinh doanh cụ thể phù hợp với
từng giai
đoạn, từng thời kỳ.
- Thực hiện các chiến dịch marketing quảng bá ngân hàng, các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng trên các phương tiện truyền thông, các hội nghị, hội thảo, tọa
đàm nhằm
đưa hình ảnh của ngân hàng đến gần hơn với khách hàng.
- Đa dạng hóa danh mục sản phẩm cho vay, áp dụng các phương thức cho vay linh hoạt phù hợp, đáp ứng các nhu cầu của khách hàng dù là nhỏ nhất. Hoàn
thiện các
quy trình thủ tục trong cho vay sao cho ngày càng phải đơn giản, gọn nhẹ, nhanh chóng nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ, đúng quy định góp phần đem lại sự tín nhiệm
và hài
lòng cho khách hàng.
- Tăng cường và nâng cao chất lượng công tác thẩm định, tái thẩm định trước, trong và sau cho vay. Thực hiện việc đánh giá khách hàng, giám sát từ xa, thực hiện
việc trích lập dự phòng đầy đủ nhằm hạn chế tổn thất cho ngân hàng trong
trường hợp
- Những hiểu biết của người dân về các vấn đề liên quan đến hoạt động cho vay ảnh hưởng đáng kể đến kết quả và chất lượng của hoạt động này. Vì vậy nên hạn chế
cho vay các khách hàng mà chưa có nhiều hiểu biết, kinh nghiệm trong sản xuất kinh
doanh, sử dụng vốn sai mục đích,... phải có quy định chặt chẽ, tỉ mỉ, hệ thống thông
tin đánh giá khách hàng đầy đủ, cập nhật,...
- Hoạt động cho vay tại các NHTM ở Việt Nam đều gặp phải những khó khăn do thu nhập của người dân không ổn định, hệ thống thông tin tín dụng chưa phát
triển, các
chính sách quy định pháp lý liên quan đến hoạt động cho vay chưa hoàn thiện, cạnh
tranh ngày càng gia tăng khi có sự tham gia ngày càng nhiều của các NHTM trong
nước và nước ngoài.
- Việc phát triển hoạt động cho vay đòi hỏi ngân hàng cần xây dựng chiến lược kinh doanh thống nhất, cụ thể, bám sát với tình hình thực tế sao cho phù hợp với từng
hoàn cảnh, từng thời kỳ.
- Cần thận trọng trong công tác thẩm định, tái thẩm định trong quá trình cho vay, nâng cao trình độ chuyên môn, tinh thần trách nhiệm và phẩm chất đạo đức của các
CBTD nhằm hạn chế những rủi ro không đáng có cho ngân hàng.
- Phát triển đa dạng các hình thức cho vay nhằm bảo đảm an toàn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng đồng thời cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa Ngân hàng Nhà
nước, các TCTD và các cơ quan quản lý hành chính khác có liên quan.
- Xây dựng văn hóa doanh nghiệp, tạo dựng môi trường làm việc thoải mái, phát huy được tính sáng tạo nâng cao năng suất, hiệu quả công việc của cán bộ nhân viên.
Ket luận chương 1
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI
NHÁNH THÁI THỤY
2.1 Khái quát về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chinhánh Thái Thụy nhánh Thái Thụy
2.1.1 Khái quát tình hình kinh tế - xã hội huyện Thái Thụy những năm gầnđây đây
Thái Thụy là một huyện ven biển ở phía đông bắc tỉnh Thái Bình, tiếp giáp với thành phố Hải Phòng, nằm trên quốc lộ 39 với 27km đường biển và được bao bọc bởi nhiều sông lớn. Huyện được thành lập ngày 17/6/1969 với sự hợp nhất của 2 huyện Thái Ninh và Thụy Anh.
Diện tích đất tự nhiên của huyện Thái Thụy là 25.600 ha với 48 đơn vị hành chính trong đó có 47 xã và 1 thị trấn. Là huyện thuần nông nên ngành nghề chủ yếu của người dân trên địa bàn huyện là sản xuất nông nghiệp, trồng lúa nước, chăn nuôi, nuôi trồng, khai thác và chế biến thủy hải sản, và một số nghề truyền thống như nghề rèn, làm nón, đan lưới,...
Trong những năm qua kinh tế - xã hội của Việt Nam cũng như thế giới có nhiều biến động, ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình kinh tế - xã hội của huyện. Năm 2016 cũng là năm đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, nhưng với tinh thần tập trung chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban ngành đoàn thể, cùng với sự đồng thuận nhất trí, sự nỗ lực cố gắng của nhân dân trong việc thực hiện các chương trình, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và địa phương đặc biệt là chương trình xây dựng Nông thôn mới đã tận dụng triệt để những cơ hội và lợi thế sẵn có đem tới những thành công nhất định cho kinh tế - xã hội năm 2016 của huyện nhà.
❖về kinh tế:
Sản xuất nông nghiệp đang chuyển dần theo hướng phát triển tích cực và hiện đại. Các trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm ngày càng phát triển, ứng dụng nhiều máy móc, công nghệ - kỹ thuật tiên tiến, hiện đại vào sản xuất đem lại năng suất, chất lượng cao.
Bằng việc tận dụng các ưu thế của một huyện ven biển những năm gần đây Thái Thụy đã và đang chú trọng đến việc phát triển kinh tế biển, phát triển nghề nuôi trồng, đáng bắt và chế biến thủy hải sản, vận tải biển,... phát triển cảng Diêm Điền để mở rộng giao lưu và buôn bán. Việc nhà máy nhiệt điện Thái Bình được xây dựng tại xã
Mỹ Lộc góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, đồng thời tạo công an việc làm, tăng thu nhập cho lao động địa phương, giúp phát triển kinh tế chung của huyện.
Cơ cấu kinh tế cũng đang tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, từ nông, lâm, ngư nghiệp sang thương mại và dịch vụ.
- Tổng giá trị sản xuất năm 2016 ước đạt 12.394,4 tỷ đồng, tăng 14,49% so với cùng kỳ năm 2015 trong đó:
+ Giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp đạt 4.516,2 tỷ đồng, tăng 4,47%; chiếm tỷ trọng 36,44%.
+ Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản ước đạt 4.291,1 tỷ đồng, tăng 31,1%; chiếm 34,62%.
+ Giá trị thương mại, dịch vụ ước đạt 3.587,1 tỷ đồng, tăng 11,07%, chiếm 28,94%.
❖về xã hội:
Bên cạnh góp phần phát triển kinh tế địa phương, chương trình xây dựng Nông thôn mới đã mang lại những hiệu quả lớn trong việc phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân trong huyện. Tình hình văn hóa - xã hội tương đối ổn định, cơ sở hạ tầng của huyện ngày càng phát triển, đáp ứng cơ bản nhu cầu của nhân dân, 100% xã có đường liên thôn, liên xã, hệ thống đường liên huyện đang được cải tạo và mở rộng, tạo điều kiện thuận lợi trong việc đi lại, giao lưu buôn bán của người dân. Các chương trình, dự án về môi trường, xử lý rác thải, nước sạch nông thôn được đầu tư thực hiện, từng bước đáp ứng nhu cầu cung cấp nước sạch cho nhân dân ở nông thôn, tạo môi trường xanh sạch đẹp trong đời sống dân cư, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao.
Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội thuận lợi với kết quả đã đạt được thì vẫn còn
những khó khăn thách thức phát sinh như số hộ nghèo còn cao, sản xuất nông nghiệp còn manh mún, các doanh nghiệp trên địa bàn đa số còn nhỏ, hoạt động cầm chừng kém hiệu quả, chưa mạnh dạn đầu tư sản xuất kinh doanh; tình hình thời tiết, thiên tại, dịch bệnh diễn biến phức tạp khó lường ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình kinh tế - xã hội của huyện.
2.1.2 Lịch sử hình thành và phát ttriển
NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Thái Thụy (Agribank Thái Thụy) được thành lập ngày 26/3/1988, với tên gọi là Ngân hàng Phát triển Nông thôn huyện Thái Thụy, sau đó đổi tên thành NHNo huyện Thái Thụy. Tháng 11/1990 đổi tên thành
NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Thái Thụy. Agribank chi nhánh Thái Thụy có trụ sở đặt tại khu 6 - Thị trấn Diêm Điền, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.
NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Thái Thụy là chi nhánh ngân hàng cấp II, trực thuộc NHNo&PTNT Thái Bình, bao gồm 1 trung tâm NHNo huyện với 3 phòng chuyên đề và 3 phòng giao dịch, với đội ngũ cán bộ ngày càng được trẻ hóa và đào tạo bài bản nhằm đáp ứng yêu cầu của thời kì hội nhập và phát triển.
Đến nay với gần 30 năm hình thành và phát triển, quá trình hoạt động và trưởng thành của NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Thái Thụy gắn liền với sự nghiệp phát triển của cả nước, với quá trình cải tạo và phát triển kinh tế xã hội trong huyện. Mặc dù trải qua bao thăng trầm thay đổi, gặp muôn vàn khó khăn nhưng dưới sự chỉ đạo của Ngân hàng cấp trên, sự phối hợp đồng bộ giữa ngân hàng với cấp ủy Đảng, chính quyền, Agribank Thái Thụy đã từng bước ổn định, trưởng thành và đi lên, đã xây dựng được uy tín đối với nhân dân trong huyện, tạo được hình ảnh một ngân hàng vững mạnh, tạo niềm tin cho khách hàng khi đến giao dịch với ngân hàng.
2.1.3 Cơ cấu bộ máy tổ chức và nhân sự của NHNo&PTNT Thái Thụy
2.1.3.1 Tổ chức bộ máy
Agribank chi nhánh Thái Thụy được sắp xếp theo mô hình tiêu chuẩn của Agribank.
Chi nhánh có Hội sở chính tại khu 6 thị trấn Diêm Điền và 3 phòng giao dịch còn lại tại 3 khu vực khác nhau: phòng giao dịch Đông Hồ, phòng giao dịch Cầu Cau và phòng giao dịch Chợ Cầu. Các phòng giao dịch hoạt động như một ngân hàng con, với chức năng tổng hợp của phòng kinh doanh và phòng kế toán, vừa huy động vốn vừa cho vay.
Hội sở chính có 3 phòng chuyên đề: Phòng Kế hoạch - Kinh doanh, phòng Hành chính - Nhân sự và phòng Kế toán - Ngân quỹ. Mỗi phòng ban có chức năng và nhiệm vụ khác nhau nhưng sẽ có mối quan hệ chặt chẽ, phối hợp với nhau trên tinh thần hỗ trợ nhau để hoạt động của ngân hàng được diễn ra một cách chủ động, linh hoạt, an toàn và hiệu quả, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao góp phần vào sự phát triển chung của Agribank chi nhánh Thái Thụy.
Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Nă m 2016 2015/2014 2016/2015 Số tiền % Số tiền % 1. Vốn huy động nội tệ 1100,1 1390,0 1693,0 289,9 26,35 303,0 21,80
Tiền gửi kho bạc 16,4 0 0 -16,4 -100 0 - Tiền gửi, vay TCTD 0,05 0,1 0,151 0,05 100 0,051 51,00 Tiền gửi của TCKT 94,0 152,
3 93,6 58,3 61,95 -58,7 -38,54 Tiền gửi tiết kiệm 989,7 1237,6 1599,2 247,9 25,05 361,5 29,21
2. Vốn huy động ngoại tệ
24,9 29,4 17,0 4,5 18,07 -12,4 -42,18
Tổng vốn huy động 1125,0 1419,4 1710,0 294,4 26,17 290,6 20,47
Cơ cấu bộ máy tổ chức của NHNo&PTNT Thái Thụy như sau:
Sơ đồ 2. 1 Cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT Thái Thụy
2.1.3.2 Nhân sự
Tổng số lao động tính đến thời điểm 31/12/2016 là 68 người. Lao động định biên là 59 người, trong đó: lao động nữ là 41 người chiếm tỷ lệ 69%. Lao động thỏa thuận là 9 người, trong đó: bảo vệ 8 người, lao công tạp vụ 1 người.
Lao động định biên được sắp xếp như sau: + Hội sở chính: 32 người
+ Phòng giao dịch Đông Hồ: 10 người + Phòng giao dịch Cầu Cau: 10 người + Phòng giao dịch Chợ Cầu: 7 người
Việc bố trí nhân sự tại Hội sở chính và các phòng giao dịch tương đối phù hợp, đúng năng lực phát huy được năng lực sở trường của mỗi nhân viên, góp phần phát triển hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
2.1.4. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Thái Thụy
2.1.4.1. Tình hình huy động vốn
NHTM là TCTD thể hiện hoạt động cơ bản nhất là huy động vốn và cho vay vốn. Nguồn vốn mà ngân hàng huy động được chiếm tỷ lệ lớn và hầu như ngân hàng hoạt động kinh doanh là nhờ vào nguồn vốn này. Nguồn vốn ổn định là cơ sở để tổ chức mọi hoạt động kinh doanh, nó quyết định đến quy mô, chất lượng hoạt động tín dụng cũng như các hoạt động khác của ngân hàng. Xác định được điều đó, trong những năm qua Agribank Thái Thụy đã mở rộng các điểm phòng giao dịch trên địa bàn huyện, cải cách thủ tục, áp dụng nhiều hình thức gửi tiền, các chính sách ưu đãi,... nhằm thu hút vốn nâng cao chất lượng công tác huy động vốn. Tình hình huy động vốn của Chi nhánh những năm gần đây như sau:
Bảng 2. 1 Tình hình huy động vốn của Chi nhánh giai đoạn 2014 — 2016
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Thái Thụy)
Qua số liệu bảng trên ta thấy nguồn vốn huy động được của NHNo&PTNT Thái Thụy liên tục tăng qua các năm.
+ Tổng nguồn vốn đến 31/12/2015 là 1419,4 tỷ đồng, tăng 294,4 tỷ đồng (tăng 26,17%) so với năm 2014.
+ Tổng nguồn vốn đến 31/12/2016 là 1710 tỷ đồng, tăng 290,6 tỷ đồng (tăng 20,47%) so với năm 2015.
Năm Năm Năm 2015/2014 2016/2015
Trong cơ cấu nguồn vốn của NHNo&PTNT Thái Thụy thì nguồn vốn nội tệ luôn chiếm đa số trên 97% đặc biệt năm 2016 tỷ lệ vốn huy động được từ nội tệ chiếm đến 99,01%. Trong khi đó vốn huy động được từ ngoại tệ (USD & EUR) có sự biến động qua các năm. Trong năm 2015 thì nguồn ngoại tệ tăng 4,5 tỷ đồng trong đó EUR có sự tăng đột biến với số dư đạt 86,5 nghìn EUR (tăng 59,7 nghìn EUR so với năm 2014, tỷ lệ tăng 223%) còn USD chỉ tăng 82,2 nghìn USD với tỷ lệ tăng 7,2%.
a, Cơ cấu nguồn vốn xét theo kì hạn
Cơ cấu nguồn vốn xét theo kì hạn được chia thành nguồn vốn không kì hạn và nguồn vốn có kì hạn, trong đó nguồn vốn có kì hạn lại được chia thành nguồn vốn có kì hạn dưới 12 tháng và kì hạn trên 12 tháng.
Nguồn vốn tiền gửi không kì hạn được khách hàng rút ra bất cứ lúc nào nên tính ổn định thường không cao vì vậy ngân hàng thường huy động với lãi suất thấp. Tiền gửi không kì hạn mà Chi nhánh huy động được trong những năm qua luôn chiếm tỷ lệ