Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Thái Thụy

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thái thụy khoá luận tốt nghiệp 047 (Trang 32)

6. Kết cấu của Khóa luận tốt nghiệp

2.1.4. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Thái Thụy

2.1.4.1. Tình hình huy động vốn

NHTM là TCTD thể hiện hoạt động cơ bản nhất là huy động vốn và cho vay vốn. Nguồn vốn mà ngân hàng huy động được chiếm tỷ lệ lớn và hầu như ngân hàng hoạt động kinh doanh là nhờ vào nguồn vốn này. Nguồn vốn ổn định là cơ sở để tổ chức mọi hoạt động kinh doanh, nó quyết định đến quy mô, chất lượng hoạt động tín dụng cũng như các hoạt động khác của ngân hàng. Xác định được điều đó, trong những năm qua Agribank Thái Thụy đã mở rộng các điểm phòng giao dịch trên địa bàn huyện, cải cách thủ tục, áp dụng nhiều hình thức gửi tiền, các chính sách ưu đãi,... nhằm thu hút vốn nâng cao chất lượng công tác huy động vốn. Tình hình huy động vốn của Chi nhánh những năm gần đây như sau:

Bảng 2. 1 Tình hình huy động vốn của Chi nhánh giai đoạn 2014 — 2016

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Thái Thụy)

Qua số liệu bảng trên ta thấy nguồn vốn huy động được của NHNo&PTNT Thái Thụy liên tục tăng qua các năm.

+ Tổng nguồn vốn đến 31/12/2015 là 1419,4 tỷ đồng, tăng 294,4 tỷ đồng (tăng 26,17%) so với năm 2014.

+ Tổng nguồn vốn đến 31/12/2016 là 1710 tỷ đồng, tăng 290,6 tỷ đồng (tăng 20,47%) so với năm 2015.

Năm Năm Năm 2015/2014 2016/2015

Trong cơ cấu nguồn vốn của NHNo&PTNT Thái Thụy thì nguồn vốn nội tệ luôn chiếm đa số trên 97% đặc biệt năm 2016 tỷ lệ vốn huy động được từ nội tệ chiếm đến 99,01%. Trong khi đó vốn huy động được từ ngoại tệ (USD & EUR) có sự biến động qua các năm. Trong năm 2015 thì nguồn ngoại tệ tăng 4,5 tỷ đồng trong đó EUR có sự tăng đột biến với số dư đạt 86,5 nghìn EUR (tăng 59,7 nghìn EUR so với năm 2014, tỷ lệ tăng 223%) còn USD chỉ tăng 82,2 nghìn USD với tỷ lệ tăng 7,2%.

a, Cơ cấu nguồn vốn xét theo kì hạn

Cơ cấu nguồn vốn xét theo kì hạn được chia thành nguồn vốn không kì hạn và nguồn vốn có kì hạn, trong đó nguồn vốn có kì hạn lại được chia thành nguồn vốn có kì hạn dưới 12 tháng và kì hạn trên 12 tháng.

Nguồn vốn tiền gửi không kì hạn được khách hàng rút ra bất cứ lúc nào nên tính ổn định thường không cao vì vậy ngân hàng thường huy động với lãi suất thấp. Tiền gửi không kì hạn mà Chi nhánh huy động được trong những năm qua luôn chiếm tỷ lệ nhỏ nhất và không ổn định. Năm 2015, tiền gửi không kì hạn chiếm 11% nhưng đến năm 2016 lại giảm đáng kể chỉ còn chiếm 5,5% tổng nguồn vốn huy động được của chi nhánh. Ngược lại, nguồn vốn tiền gửi có kỳ hạn luôn chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu nguồn vốn huy động được của ngân hàng. Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng có xu hướng tăng dần và luôn chiếm tỷ lệ trên dưới 60% tổng nguồn vốn, tuy nhiên tỷ trọng trong tổng nguồn vốn huy động lại có xu hướng giảm (năm 2014 chiếm 66,4%, năm 2015 là 61,34% và đến năm 2016 giảm chỉ còn chiếm 58,76%). Điều này cho thấy nguồn vốn tiền gửi trên 12 tháng đang có xu hướng gia tăng cả về số tiền cũng như tỷ trọng trong tổng nguồn vốn huy động. Đây là một tín hiệu đáng mừng trong việc huy động vốn của Chi nhánh, do đã có những chính sách ưu đãi phù hợp trong việc khuyến khích khách hàng gửi tiền với thời hạn dài, cùng với đó là sự tin tưởng của khách hàng vào ngân hàng, cho thấy hình ảnh Chi nhánh đang được nâng cao.

b, Cơ cấu nguồn vốn xét theo thành phần kinh tế:

Cơ cấu nguồn vốn xét theo thành phần kinh tế bao gồm nguồn tiền gửi Kho bạc, TCTD, TCKT và tiết kiệm từ dân cư. Trong đó nguồn vốn huy động từ dân cư luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động được của ngân hàng. Đây là nguồn vốn có tính ổn định tương đối cao.

Nguồn vốn huy động từ tiết kiệm của dân cư có xu hướng gia tăng cả về số lượng và tỷ trọng trong tổng cơ cấu nguồn vốn của chi nhánh (năm 2014 chiếm 90%, năm 2015 chiếm 89%, năm 2016 chiếm tới 94,5% tổng nguồn vốn mà ngân hàng huy động được). Đạt được kết quả này là do người dân nhận tiền đền bù giải phóng mặt bằng từ các dự án làm nhà máy, công ty, mở đường,... làm cho lượng tiền trong dân cư tăng lên, nhu cầu gửi tiền tiết kiệm cũng tăng theo. Bên cạnh đó là nhờ các chính sách của ngân hàng về lãi suất cũng như các điều kiện thuận lợi trong việc đi gửi tiền của người dân do có các phòng giao dịch trải khắp các khu vực trọng điểm trong huyện nên mặc dù có nhiều đối thủ cạnh tranh khác trong địa bàn nhưng Chi nhánh vẫn thu hút được lượng lớn tiền gửi từ dân cư. Ba nguồn tiền khác mà Chi nhánh huy động được là nguồn tiền gửi từ Kho bạc Nhà nước, từ TCTD và TCKT. Đây là những nguồn vốn thường có tính ổn định không cao và chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguồn vốn. Năm 2014, 3 nguồn tiền này chiếm tỷ trọng 10%; chiếm 11% năm 2015 và chỉ còn chiếm 5,5% tổng nguồn vốn huy động được của chi nhánh vào năm 2016.

Như vậy, trong những năm gần đây, mặc dù gặp nhiều khó khăn do giá cả thị

trường, tỷ giá ngoại tệ, mặt bằng lãi suất huy động nội tệ cũng như chịu nhiều áp lực bởi sự canh tranh của các TCTD trên địa bàn nhưng với sự điều hành chỉ đạo của NHNo&PTNT tỉnh, Ban lãnh đạo và sự đoàn kết, cố gắng nỗ lực toàn thể cán bộ nhân viên trong ngân hàng, nguồn vốn huy động của Agribank Thái Thụy tăng trưởng khá ổn định với cơ cấu nguồn vốn đã dần có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cũng như đảm bảo khả năng thanh khoản của ngân hàng.

2.1.4.2. Tình hình sử dụng vốn

Trên cơ sở huy động vốn, thì việc sử dụng vốn mà ngân hàng huy động được sao cho có hiệu quả nhất cũng được Agribank Thái Thụy đặc biệt quan tâm. Tình hình sử dụng vốn của NHNo&PTNT Thái Thụy những năm gần đây như sau:

Bảng 2. 2 Tình hình sử dụng vốn của Chi nhánh giai đoạn 2014 — 2016

Doanh số cho vay 873, 5 2893, 984,3 19,7 2,26 91,1 10,20 Doanh số thu nợ 876, 2 823, 3 897, 5 -52,9 -6,04 74,2 9,01 Dư nợ cho vay 650,

5

720, 3

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Thái Thụy)

Từ những kết quả trên có thể nói trong những năm gần đây, hoạt động cho vay của Agribank Thái Thuỵ đã đạt được những kết quả khả quan.

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 2015/2014 2016/2015 Số tiền % Số tiền % Tổng thu nhập 108, 3 112,3 3129, 4,0 3,69 017, 15,14

- Doanh số cho vay của Agribank Thái Thuỵ tăng dần qua các năm nhưng tốc độ tăng còn chậm. Điều này cho thấy Agribank Thái Thuỵ tạo dựng được uy tín và lòng

tin với khách hàng nên thu hút được nhiều khách hàng làm doanh số cho vay

qua các

năm có xu hướng tăng nhiều hơn so với năm trước. Bên cạnh đó Chi nhánh đã không

ngừng cải thiện, khảo sát tình hình kinh tế xã hội của địa phương, nắm bắt được nhu

cầu vay vốn, từ đó tìm kiếm, tiếp cận khách hàng, mở rộng quan hệ, giúp mở

rộng quy

mô của hoạt động cho vay.

- Doanh số thu nợ tuy có sự tăng giảm thất thường nhưng đã có chiều hướng tốt dần lên. Nguyên nhân giảm của doanh số thu nợ năm 2015 là do công tác thẩm định

khách hàng chưa thực sự tốt, việc thu hồi nợ chưa được quyết tâm, triệt để, bên cạnh

đó khách hàng vay vốn gặp khó khăn trong quá trình thực hiện phương án, dự án không đem lại hiệu quả, nguồn thu nợ bị ảnh hưởng. Nhưng đến năm 2016

doanh số

thu nợ tăng cho thấy Agribank Thái Thuỵ thực hiện công tác thẩm định khách

hàng đã

có hiệu quả hơn và CBTD tích cực hơn trong công tác đôn đốc, thu hồi nợ. - Dư nợ cho vay của ngân hàng đều tăng qua các năm. Tình hình dư nợ tốt lên

như vậy là do kinh tế - xã hội của Thái Thụy những năm gần đây đã có sự đầu

tư, ổn

định và phát triển hơn, người dân cần nhiều vốn hơn để đầu tư phát triển mở

rộng sản

xuất kinh doanh, tiêu dùng, phục vụ nhu cầu đời sống, bên cạnh đó cho thấy chính

sách tín dụng của ngân hàng đạt được sự linh hoạt mang lại hiệu quả tương đối

tốt với

hoạt động cho vay của mình.

25

2.1.4.4. Tình hình kết quả hoạt đông kinh doanh

Bảng 2. 3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh giai đoạn 2014 — 2016

Tổng chi phí 78,5 78,7 102,

2 0,2 0,25 523, 29,86 Chênh lệch thu chi 29,8 33,6 27,1 3,8 12,75 -6,5 -19,35

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt đông kinh doanh của NHNo&PTNT Thái Thụy)

Từ bảng số liệu về kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Thái Thụy trong những năm qua cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng còn nhiều biến động và chưa thực sự ổn định.

Năm 2014 chênh lệch thu chi là 29,8 tỷ đồng, đến năm 2015 con số này tăng lên 33,6 tỷ đồng tăng 3,8 tỷ đồng so với năm 2014 với tốc độ tăng 12,75%. Có sự tăng mạnh này là do trong năm 2015, tổng thu nhập của ngân hàng tăng mạnh với số tiền gần 4 tỷ đồng trong khi đó chi phí cũng tăng nhưng chỉ tăng gần 0,2 tỷ đồng. Chênh lệch lượng tăng của thu nhập và chi phí làm cho chênh lệch thu chi của Chi nhánh năm 2015 tăng lên đáng kể.

Năm 2016, chênh lệch thu chi là 27,1 tỷ đồng giảm 6,5 tỷ đồng so với năm 2015 và tốc độ giảm là 19,35%. Nguyên nhân là do mặc dù tổng thu nhập vẫn tăng so với năm 2015 với số tiền tăng lên là 17,0 tỷ đồng, với tốc độ tăng 15,14% so với năm 2015 nhưng bên cạnh đó tốc độ tăng của chi phí lại cao hơn rất nhiều so với tốc độ tăng của thu nhập (tốc độ tăng 29,9% với số tiền 23,5 tỷ đồng). Điều này được lý giải là do năm 2016, Chi nhánh đã huy động được số vốn lớn làm chi phí lãi tiền gửi tăng. Với các chính sách tín dụng nới lỏng và có phần ưu đãi của Chính phủ, Ngân hàng nên khách hàng có nhu cầu vay vốn dễ dàng hơn trong việc vay vốn làm cho thu nhập của Chi nhánh cũng tăng theo nhưng bên cạnh đó do nhiều nguyên nhân cả khách quan và chủ quan như trình độ của khách hàng vay vốn, quy trình tín dụng rườm rà còn mất nhiều thời gian, phát sinh các chi phí không cần thiết,... làm các chi phí hoạt tín dụng cũng tăng lên (năm 2016 là 78,8 tỷ đồng tăng 20,0 tỷ đồng so với năm 2015) mà đây lại là chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí của Chi nhánh. Bên cạnh đó, các chi phí

Năm 2014 Năm2015 Năm 2016 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Nông nghiệp 278,5 31,88 292, 6 32,76 0207, 21,03 Thủy sản 211,0 24,15 248, 2 27,79 363, 0 36,88 KD - TM - DV 269,0 30,80 230, 0 25,75 316, 3 32,13 Tiêu dùng 115,0 13,17 122, 4 13,70 98,0 9,96

Doanh số cho vay 873,5 100 893, 2

Ĩõõ 984,

3

Ĩõõ

khác như chi phí hoạt động dịch vụ, hoạt động quản lý và công vụ, chi phí tài sản cũng đều tăng so với năm 2015.

Như vậy cho thấy kết quả hoạt động kinh doanh tuy mang lợi nhuận nhưng vẫn

chưa thực sự hiệu quả. Chi nhánh cần quan tâm hơn nữa đến các hoạt động nhằm mang lại lợi nhuận cho ngân hàng, đẩy mạnh mở rộng hoạt động tín dụng, cho vay nhưng vẫn đảm bảo chất lượng các khoản tín dụng, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ kinh doanh, đồng thời kiểm soát chặt chẽ chi phí, có các biện pháp phòng ngừa rủi ro theo tiêu chí sinh lời, an toàn và hiệu quả.

2.2 Thực trạng mở rộng hoạt động cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Thái Thụy

2.2.1 Thực trạng hoạt động cho vay tại NHNo&PTNT Thái Thụy 2.2.2Tình hình cho vay của NHNo&PTNT Thái

Thụy

Hoạt động cho vay là một trong những hoạt động kinh doanh chính và quan trọng nhất của NHTM. Không chỉ góp phần bổ sung vốn cho nhu cầu vốn của kinh tế mà còn tạo ra nguồn thu nhập, tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Tình hình cho vay tại Agribank Thái Thụy những năm 2014 - 2016 như sau:

Tình hình cho vay phân theo thời hạn cho vay tại NHNo&PTNT Thái Thụy

Biểu đồ 2. 1 Doanh số cho vay phân theo thời hạn giai đoạn 2014 - 2016

Đơn vị: tỷ đồng

■ Trung và dài hạn ■ Ngắn hạn

(Nguồn: NHNo&PTNT Thái Thụy)

Qua biểu đồ 2.1 cho thấy doanh số cho vay tăng qua các năm. Năm 2015 cho vay ngắn hạn giảm 33,9 tỷ đồng xuống còn 740,3 tỷ đồng (giảm 4,38%), cho vay trung và dài hạn tăng 53,6 tỷ đồng lên mức 152,9 tỷ đồng (tăng 53,98%) so với năm 2014. Cho vay trung và dài hạn có tốc độ tăng mạnh trong khi cho vay ngắn hạn lại giảm là do trong năm 2015, với việc được hỗ trợ lãi suất cho vay với các nhu cầu vốn trung, dài hạn để thực hiện đầu tư mới phát triển sản xuất kinh doanh, khách hàng đã chuyển sang vay vốn trung dài hạn để nhằm giảm bớt chi phí lãi đi vay, đồng thời cũng làm tăng thu nhập cho ngân hàng bởi lãi suất cho vay trung và dài hạn vẫn cao hơn ngắn hạn. Năm 2016, doanh số cho vay tăng mạnh so với năm 2015, tăng 91,1 tỷ đồng lên mức 984,3 tỷ đồng. Trong đó cho vay ngắn hạn tăng 52,2 tỷ đồng (tăng 7,05%), cho vay trung và dài hạn tăng 38,9 tỷ đồng (tăng 25,44%). Doanh số cho vay ngắn hạn năm 2016 tăng lên khi Agribank Thái Thụy đã áp dụng chính sách cho vay không có tài sản đảm bảo, với các khoản vay có thời hạn ngắn đáp ứng nhu cầu vốn lưu động thiếu hụt tạm thời của nền kinh tế.

Dựa vào biểu đồ 2.1 cũng nhận thấy, tỷ trọng doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm chủ yếu trong cơ cấu cho vay theo thời hạn, tuy nhiên có xu hướng giảm dần qua các năm. Chủ yếu là do nhu cầu vay vốn bổ sung phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp của nhân dân địa phương khá lớn. Mà trong lĩnh vực sản xuất nông, ngư nghiệp thường mang tính chất mùa vụ nên người dân chủ yếu vay vốn với thời hạn ngắn. Ngược lại tỷ trọng cho vay trung dài hạn tăng dần, là một tiêu chí quan trọng cho thấy việc cho vay ngày càng theo hướng tích cực hơn.

Tình hình cho vay phân theo ngành kinh tế tại NHNo&PTNT Thái Thụy

Bảng 2. 4 Doanh số cho vay phân theo ngành kinh tế giai đoạn 2014 — 2016

Đơn vị Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) PGD Cầu Cau 637 9,79 78,5 10,90 87,0 10,73 PGD Đông Hồ 99,7 1533 117,2 16,27 129,8 16,00 PGD Chợ Cầu 81,8 12,57 83,2 11,55 952 11,74 Hội sở 405,3 62,31 441,4 61,28 499,0 61,53 Tổng dư nợ 650,5 100 720,3 Ĩ00 8ĨĨ,0 Ĩõõ

Hình 2. 1 Cơ cấu cho vay phân theo ngành kinh tế

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

■Nông nghi p "Thiiysan ệ ■KD-TM-DV Tiêu dùng

Tình hình cho vay phân theo ngành kinh tế thì Agribank Thái Thụy tổ chức cho vay với nhiều mục đích khác nhau ở nhiều ngành khác nhau như nông nghiệp, thủy sản, kinh doanh, thương mại, dịch vụ và tiêu dùng, nhưng vẫn tập trung chủ yếu đầu tư cho vay vào lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản do Thái Thụy là một huyện ven biển, thuần nông, các chính sách hướng đến là phát triển nông nghiệp nông thôn, cải thiện và nâng cao chất lượng đời sống nhân dân. Với lĩnh vực Nông nghiệp, cho vay chủ yếu chăn nuôi gia súc gia cầm với việc mua giống, xây dựng và sửa chữa chuồng trại,. bên cạnh đó là mua máy móc thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp như máy cày, máy gặt,. về thủy sản, khách hàng vay vốn nhằm mục đích nuôi trồng (mua con giống, cải tạo ao đầm) đánh bắt (mua sắm ngư lưới cụ, thay thế máy tàu các loại) và chế biến thủy hải sản (sản xuất nước mắm, cá khô,.).

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thái thụy khoá luận tốt nghiệp 047 (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(81 trang)
w