6. Kết cấu luận văn
2.3.4. Thẩm định mức độ tin cậy của báo cáo tài chính (BCTC)
Các BCTC của doanh nghiệp bao gồm: Bàng cân đối kế toán (BCĐKT), báo cáo kết quả kinh doanh (BCKQKD), báo cáo lưu chuyển tiền tệ (BCLCTT), bản thuyết minh báo cáo tài chính (BTMBCTC). TUy nhiên thực tế không phải tất cả các doanh nghiệp đều có đủ năng lực để lập đầy đủ các báo cáo này nhưng khi vay vốn ngân hàng yêu cầu doanh nghiệp ít nhất phải cung cấp được hai loại báo cáo: BCĐKT và BCKQKD của hai thời kỳ gần nhất so với thời điểm vay vốn và BTMBCTC.
Đứng trên góc độ doanh nghiếp, các BCTC mà doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng phải được xem là các báo cáo do bộ phận kế toán tài chính của doanh nghiếp oạn thảo nhằm cung cấp thông tin cho bên ngoài nên mục tiêu soạn thảo BCTC có thể khách biệt so với mục tiêu soạn thảo BCTC phục vụ cho nội bộ doanh nghiệp. Vì vậy mức độ tin cậy của BCTC là rất quan trọng.
Đối với khách hàng có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ giúp cho khách hàng yên tâm trả nợ khi đến hạn, do đó giữ được uy tín cũng như những cam kết đã
thủa thuận. Đối với ngân hàng, khả năng tài chính giúp ngân hàng yên tâm hơn về khả năng trả nợ của khách hàng.
Tuy nhiên, do nhiều lý do khách quan cũng như chủ quan, bản thân khách hàng không thể đánh giá được chính xác khả năng tài chính của mình. Do vậy, thẩm định khản năng tài chính của khách hàng là cần thiết. Để làm điều này, khi làm thủ tục vay, ngân hàng yêu cầu khách hàng cung cấp các BCTC của các kỳ gần nhất.
Thẩm định tín dụng là công việc được tiến hành trước khi quyết định cho vay, thu hồi nợ là công việc được thực hiện sau khi cho vay. Do đó, thẩm dịnh cho vay dù có thực hiện kỹ lưỡng và chuyên nghiệp đến đâu chăng nữa, vẫn không thể hoàn toàn tránh khỏi sai sót. Các kỹ thuật phân tích và kiểm soát rủi ro tín dụng có thể áp dụng, bao gồm phân tích nhạy, phân tích tình huống và phân tích mô phỏng.
* Phân tích các chỉ số tài chính:
Trong phân tích tài chính chủ yếu thường được phân thành bốn nhóm chính: + Hệ số về khả năng thanh toán: Đây là nhóm tiêu chí được sử dụng để đánh giá khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.
+ Các chỉ số về khả năng cân đối vốn: Nhóm tiêu chí này phản ánh mức độ ổn định và tự chủ tài chính cũng như khả năng sử dụng nợ vay của doanh nghiệp.
+ Các chỉ số về khả năng hoạt động: Đây là nhóm tiêu chí đặc trung cho việc sử dụng tài nguyên, nguồn lực của doanh nghiệp.
+ Các tiêu chí về khả năng sinh lãi: nhóm tiêu chí này phản sánh hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợp nhất của một doanh nghiệp.
+ Các chỉ số tài chính khác: Tỷ lệ hoàn vốn cổ phần, thu thập một cổ phiếu, lệ trả cổ tức...