Phân tích các chỉ số tài chính

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng công tác phân tích tài chính DN trong hoạt động cho vay đối với DN tại NH BIDV chi nhánh sở giao dịch 1 (Trang 36 - 40)

6. Kết cấu luận văn

2.4.3. Phân tích các chỉ số tài chính

Phân tích các tỷ số tài chính để so sánh rủi ro và thu nhập của các công khác nhau nhằm mục đích giúp nhà đầu tư, các chủ nợ đưa ra những quyết định đầu tư, cho vay đúng đắn. Chỉ số tài chính cung cấp những thông tin cơ bản về doanh nghiệp về tính chất kinh tế và chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp, cũng như các đặc trưng riêng về hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

* Các tỷ số về khả năng thanh toán

- Khả năng thanh toán hiện hành

Khả năng thanh toán hiện hành = Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn

Tài sản ngắn hạn thường bao gồm tiền, các chứng khoán ngắn hạn dễ chuyển nhượng, các khoản phải thu và hàng tồn kho. Còn nợ ngắn hạn thường bao gồm các khoản vay ngắn hạn ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác, các khoản phải trả nhà cung cấp, các khoản phải trả, phải nộp khác.

Hệ số thanh toán hiện hành càng lớn chứng tỏ khả năng thanh toán của doanh nghiệp càng tốt, song khả năng sinh lời của doanh nghiệp càng kém do doanh nghiệp phải đánh đổi giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lời. Đồng thời nếu duy trì tỷ lệ quá cao thì sẽ bị đánh giá là không quản lý hợp lý các tài sản hiện có, nếu doanh nghiệp duy trì tỷ lệ này quá thấp thì nó trở thành nguyên nhân cho các vấn đề rắc rối về dòng tiền mặt. Thông thường chỉ =2 được coi là hợp lý và được đa số chủ số về khả năng thanh toán hiện hành nợ chấp nhận.

Khả năng thanh toán nhanh = (Tiền + Các khoản đầu tư TC + Các khoản phải thu) / Nợ ngắn hạn

Hàng tồn kho là các tài sản khó chuyển thành tiền hơn trong tổng tài sản ngắn hạn và dễ bị lỗ nhất nếu được bán. Tỷ số khả năng thanh toán nhanh được sử dụng để phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp mà không cần chịu tổn thất khi phải bán các hàng tồn kho hay các tài sản kém lỏng trong tài ngắn hạn. Thông thường hệ số này > 1 được coi là doanh nghiệp có tình hình thanh toán khả quan và ngược lại sẽ gặp khó khăn trong thanh toán.

- Khả năng thanh toán tức thời

Hệ số thanh toán tức thời = (Tiền + các khoản đầu tư TC ngắn hạn)/Nợ ngắn hạn

Hệ số này cho biết khả năng thanh toán các khoản nợ bằng tiền và chứng khoán dễ bán của doanh nghiệp. Nếu hệ số này ≥ 5 thì khả năng thanh toán tức thời tương đối khả quan. Nếu ≤ 1 thì doanh nghiệp phải bán gấp một số sản phẩm, hàng hóa dự trữ để nhanh chóng thoát khỏi tình trạng này.

* Các tỷ số về khả năng cân đối vốn

- Hệ số nợ

Hệ số nợ = Nợ phải trả / Tổng tài sản

Tỷ số này được sử dụng để xác định nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp đối với các chủ nợ trong việc góp vốn. Thông thường các chủ nợ thích tỷ số nợ trên tổng tài sản vừa phải vì tỷ số này càng thấp thì khoản nợ càng được đảm bảo trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản. Trong khi đó, các chủ sở hữu doanh nghiệp ưa thích tỷ số này cao vì họ muốn lợi nhuận gia tăng nhanh và muốn toàn quyền kiểm soát doanh nghiệp. Song nếu tỷ lệ này quá cao thì doanh nghiệp dễ bị rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán. Vì thế các ngân hàng thường mong muốn các doanh nghiệp vay vốn có tỷ số này < 0,5, tức là có ít nhất một nửa tài sản của doanh nghiệp được hình thành từ vốn chủ sở hữu.

Khả năng thanh toán lãi vay = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay / Lãi vay Tỷ số này cho biết mức độ lợi nhuận đảm bảo khả năng trả lại hàng năm như thế nào vì lãi vay hàng năm đối với doanh nghiệp là một chi phí định và ngân hàng muốn biết doanh nghiệp sẵn sàng trả lãi như thế nào.Thông thường các ngân hàng đòi hỏi tỷ số này cao hơn 2.

* Các tỷ số về khả năng hoạt động

- Kỳ thu tiền bình quân = (Các khoản phải thu bình quân * 360) / Doanh thu Chỉ tiêu này phản ánh thời gian trung bình mà doanh nghiệp phải chờ để thu hồi nợ trước khi bán hàng. Kỳ thu tiền bình quân phụ thuộc vào chính sách tín dụng thương mại của doanh nghiệp cũng như đặc điểm, tính chất sản xuất của mỗi ngành nghề kinh doanh khác nhau. Kỳ thu tiền bình quân cao chứng tỏ doanh nghiệp đang bị chiếm dụng vốn trong thanh toán, khả năng thu hồi vốn chậm.

- Hệ số vòng quay hàng tồn kho

Hệ số vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán / Dự trữ bình quân

Chỉ tiêu này đo lường số lần vốn đầu tư vào mức dự trữ quay vòng trong năm, qua đó đánh giá doanh nghiệp sử dụng dự trữ có hiệu quả hay không. Nếu vòng quay dự trữ nhỏ cho thấy vốn của doanh nghiệp đang bị ứ đọng, nếu quá cao thì rất dễ dẫn đến tình trạng thiếu hụt hàng, phân phối hàng chậm, điều này có khi lại gây ra tác động ngược lại đối với quá trình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.

- Hiệu suất sử dụng tài sản cố định

Hiệu suất sử dụng tài sản cố định = Doanh thu * 100 % / Tài sản cố định Nếu so sánh chỉ tiêu này với các doanh nghiệp trong ngành hay toàn bộ nên kinh tế nói chung, tỷ lệ này của doanh nghiệp thấp hơn nhiều có nghĩa là doanh nghiệp sử dụng TSCĐ kém hiệu quả. Ngược lại, nếu chỉ tiêu quá cao thì doanh nghiệp đang sử dụng tài sản cố định đã khau hao hoàn toàn, hoặc đã lạc hậu, bên cạnh đó nó cũng thể hiện doanh nghiệp khó có khả năng đáp ứng các nhu cầu của khách hàng.

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản = Doanh thu * 100 % / Tổng tài sản bình quân

Chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản đem lại bao nhiêu đồng doanh thu.

* Các tỷ số về khả năng sinh lãi

- Tỷ suất lợi nhuận doanh thu

Tỷ suất lợi nhuận doanh thu = Lợi nhuận / Doanh thu

Chỉ tiêu này cho biết trong một đồng doanh thu tạo ra có bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế và giúp nhà phân tích đánh giá khả năng tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận và khả năng tiết kiệm chi phí của doanh nghiệp.

- Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE)

ROE = Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu bình quân

Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn chủ sở hữu đầu tư vào sản xuất kinh doanh thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.

- Tỷ suất sinh lời của tổng tài sản (ROA)

ROA = Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản bình quân

ROA cho biết mỗi đồng giá trị tài sản của doanh nghiệp tạo ra bao nhiều đồng lợi nhuận.

Phân tích các tỷ số tài chính có những ưu nhược điểm khác nhau. Một trong những ưu điểm của việc sử dụng số tỷ lệ là có thể so sánh mối quan hệ giữa mức độ rủi ro và lợi nhuận thu được của các doanh nghiệp có quy mô hoạt động khác nhau. Tuy nhiên, trong quá trình phân tích có thể gây nên hiểu lầm nếu bỏ qua sự khác biệt về ngành, về các phương pháp kế toán và phương pháp trình bày báo cáo tài chính. Do vậy, những khuynh hướng biến đổi của một tỷ số tài chính và sự thay đổi của thời gian có thể cung cấp nhiều thông hình tỷ số đó tại một thời điểm. Việc phân tích các nhóm tỷ số trên có mối quan hệ lẫn nhau chứ không phải là những phân tích độc tập. Phân tích tài chính luôn dựa vào một tỷ số thích hợp của rất nhiều tỷ số khác nhau chứ không phải là một nhóm tỷ số được được chọn.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng công tác phân tích tài chính DN trong hoạt động cho vay đối với DN tại NH BIDV chi nhánh sở giao dịch 1 (Trang 36 - 40)