Các tiêu chí đánh giá công tác phân tích tài chính khách hàng doanh

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng công tác phân tích tài chính DN trong hoạt động cho vay đối với DN tại NH BIDV chi nhánh sở giao dịch 1 (Trang 42 - 48)

6. Kết cấu luận văn

2.5.2. Các tiêu chí đánh giá công tác phân tích tài chính khách hàng doanh

lâu dài tới tình hình quan hệ của khách hàng và ngân hàng, nếu chất lượng phân tích tài chính tốt sẽ tạo điều kiện tốt cho doanh nghiệp có tình hình tài chính tốt có cơ hội được tài trợ vốn, đối với ngân hàng khi phân tích tài chính hiệu quả sẽ đưa tới những quyết định cho vay đúng đắn, giảm rủi ro cho ngân hàng, giúp ngân hàng tiếp tục tồn tại và phát triển.

Tuy nhiên không phải ngân hàng nào cũng đã đạt được một công tác phân tích tài chính doanh nghiệp ổn định và đem lại hiệu quả. Do đó, mọi ngân hàng luôn cố gắng nâng cao chất lượng công tác phân tích tài chính khách hàng của mình bằng việc liên tục đổi mới và khắc phục triệt để những hạn chế và thiếu sót trong công tác phân tích tài chính trước đó của ngân hàng. Trong thời thế cạnh tranh hiện nay, việc liên tục hoàn thiện và đổi mới sẽ giúp ngân hàng tạo dựng được hình ảnh và uy tín riêng cho mình trên thị trường qua đó sẽ giúp ngân hàng dễ dàng hơn trong việc thực hiện các hoạt động cốt lõi của mình như hoạt động cho vay. Nâng cao công tác phân tích tài chính doanh nghiệp không chỉ giúp ngân hàng giảm thiểu được các rủi ro, chi phí trong việc cho vay lẫn phân tích tài chính mà còn giúp ngân hàng tăng hiệu quả trong việc cho vay từ đó làm tăng doanh thu và khả năng phát triển trong tương lai của ngân hàng.

2.5.2. Các tiêu chí đánh giá công tác phân tích tài chính khách hàngdoanh doanh

nghiệp tại NHTM

- Độ chính xác của kết quả phân tích

Sự chính xác bao giờ cũng là thiết yếu trong mọi hoạt động nói chung phục vụ việc đưa ra các quyết định. Độ chính xác trong hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp được thể hiện ở số liệu đầu vào để phân tích, các chỉ tiêu và các phương pháp phân tích. Kết quả phân tích tài chính doanh nghiệp chính xác, có chất lượng cao giúp cho doanh nghiệp có thể dễ dàng giám sát và quản lý hơn đối với các khoản vay. Tuy nhiên, ngoài sự chính xác về mặt con số, chất lượng phân tích tài chính còn phụ thuộc rất nhiều vào sự phù hợp của các chỉ tiêu với mục đích sử dụng kết quả phân tích đó.

Dù độ phân tích có chính xác, tỷ mỷ nhưng không nhanh chóng kịp thời thì ngân hàng không thể phục vụ khách hàng kịp thời, khách hàng sẽ mất cơ hội kinh doanh, như vậy việc phân tích không đạt yêu cầu, trở nên vô nghĩa. Chất lượng phân tích tốt còn được đánh giá cả trên góc độ thời gian thực hiện phân tích.

Bên cạnh việc giảm thời gian phân tích, tối thiểu hoá chi phí cũng là yếu tố góp phần nâng cao hiệu quả phân tích tài chính doanh nghiệp. Tối đa hoá lợi nhuận, hạn chế rủi ro là mục tiêu hàng đầu của các ngân hàng, nên việc cân đối chi phí cho các mục tiêu khác nhau cũng được ngân hàng hết sức chú trọng. Thời gian phân tích tài chính càng nhanh chóng, kịp thời giúp ngân hàng đưa ra các quyết định cho vay đúng đắn và chi phí ngân hàng bỏ ra để thực hiện công tác phân tích tài chính doanh nghiệp càng thấp hiệu quả phân tích tài chính doanh nghiệp trong cho vay càng cao và ngược lại. Chi phí cao và thời gian phân tích mất nhiều phản ánh hiệu quả phân tích tài chính doanh nghiệp thấp.

Tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn / tổng dư nợ:

Hiệu quả phân tích tài chính doanh nghiệp được phản ánh trực tiếp bằng tỷ lệ nợ quá hạn hoặc tỷ lệ nợ quá hạn tổng dư nợ, tỷ lệ này càng thấp thì hiệu quả phân tích tài chính càng cao và ngược lại. Kết quả phản ánh được phần lớn quá trình. Trong hoạt động cho vay, phân tích tài chính doanh nghiệp tốt hạn chế được tối đa rủi ro, và tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn / tổng dư nợ thấp. Nhờ thế, doanh thu và lợi nhuận của ngân hàng cũng tăng.

- Doanh số và lợi nhuận thu được từ hoạt động cho vay:

Doanh số và lợi nhuận của một ngân hàng cao thể hiện năng lực hoạt động và uy tín của ngân hàng trên thị trường. Hiệu quả phân tích tài chính doanh nghiệp là một yếu tố góp phần làm nâng cao doanh số và lợi nhuận của ngân hàng thu được từ hoạt động cho vay. Ngoài các yếu tố khách quan từ thị trường ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả doanh thu của ngân hàng thì một ngân hàng có hiệu quả phân tích cao sẽ có kết quả cao hơn. Xác định các chỉ tiêu phản ánh chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp giúp cho ngân hàng xác định được các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả phân tích.

2.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tácc phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp tại NHTM

2.6.1. Chất lượng nguồn thông tin phân tích

Chất lượng nguồn thông tin được xác định bởi độ chính xác và tính kịp thời thông tin. Ket quả phân tích tài chính thực sự có ý nghĩ khi cán bộ phận tích dựa trên những thông tin chính xác tại thời điểm phân tích. Thông tin không chính xác sẽ làm cho kết quả phân tích hoàn toàn vô nghĩa không có giá trị sử dụng, nếu ngân hàng sử dụng kết quả phân tích này thì rủi ro dẫn đến tổn thất cho ngân hàng có khả năng xảy ra rất cao. Một thông tin tốt, chính xác phải được gắn liền với thời điểm sử dụng thông tin đó. Nếu như doanh nghiệp hoạt động với chiều hướng không tốt mà ngân hàng có thể có thông tin về vấn đề này thì nguồn thông tin đó đã giúp ngân hàng hạn chế được rủi ro trong cho vay và ra được quyết định tín dụng chính xác. Nguồn thông tin xác thực và kịp thời đóng một vai trò then chốt trong quá trình phân tích.

Thông tin mà các ngân hàng sử dụng hiện nay chủ yếu là các thông tin do khách hàng cung cấp. Các doanh nghiệp cung cấp nguồn thông tin cho ngân hàng với mục đích xin được tài trợ dự án, xin được cấp vốn kinh doanh do đó họ thường có điều chỉnh các số liệu để làm cho các báo cáo phản ánh về tình hình của công ty khả quan hơn thực tế. Đặc biệt là các khách hàng này thường có hành động làm đẹp báo cáo tài chính, chỉnh sửa số liệu, cung cấp những con số không chính xác. Để hạn chế điều này ngân hàng nên yêu cầu các báo cáo tài chính đã được kiểm toán và ưu tiên các khách hàng có báo cáo tài chính đã được kiểm toán. Ngoài nguồn thông tin ban đầu do doanh nghiệp cung cấp, ngân hàng còn sử dụng thêm nhiều nguồn thông tin nữa như thông tin từ các đối tác, các ngân hàng cùng hệ thống hay nguồn thông tin do chính ngân hàng nắm giữ, lưu trữ. Các thông tin mà ngân hàng có được có thể là từ quá trình tiếp xúc với khách hàng trong các lần giao dịch trước hay các thông tin về ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp mà ngân hàng đã nghiên cứu, tổng hợp lại. Đây là nguồn thông tin được sử dụng làm cơ sở cho ngân hàng đối chiếu lại khi có các kết quả phân tích từ nguồn thông tin mà doanh nghiệp cung cấp. Mục tiêu của việc khai thác nguồn thông tin lưu trữ và mua lại nay là làm cho

kết quả phân tích được chính xác và chắc chắn hơn, phục vụ cho việc ra quyết định tín dụng hiệu quả hơn. Tuy nhiên, việc lưu trữ các thông tin cũng cần phải được làm một cách cẩn thận vì nểu thông tin do ngân hàng cất giữ là thiếu chính xác sẽ ảnh hưởng đến quyết định tín dụng và uy tín của ngân hàng.

Nguồn thông tin sử dụng trong phân tích có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả phân tích. Kết quả phân tích thực sự có ý nghĩ và có giá trị sử dụng khi công tác phân tích tài chính dựa trên những thông tin chính xác tại thời điểm phân tích.

2.6.2. Phương pháp phân tích

Trên thực tế có rất nhiều phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp đang được các ngân hàng áp dụng. Tùy thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp khác nhau mà các ngân hàng có các phương pháp phân tích khác nhau để làm nổi bật được tình hình tài chính của doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác cùng ngành. Khi quyết định sử dụng phương pháp nào ngân hàng căn cứ vào giá trị khoản vay, qui mô của doanh nghiệp và thời gian vay. Nếu doanh nghiệp có quy mô lớn, giá trị khoản vay lớn và thời gian vay dài thì số lượng các phương pháp áp dụng phân tích tài chính doanh nghiệp phải nhiều và được kết hợp với nhau để có thể đưa ra được quyết định tín dụng chính xác. Ngược lại các phương pháp phân tích được áp dụng sẽ đơn giản hơn. Các phương pháp khi được sử dụng chính xác sẽ đem lại hiệu quả rõ rệt, hạn chế được nhiều quyết định cho vay không hiệu quả.

2.6.3. Cán bộ phân tích

Trong quá trình phân tích tài chính doanh nghiệp thì cán bộ tín dụng đóng một

vai trò hết sức quan trọng, họ là người trực tiếp tạo ra sản phẩm phân tích tài chính. Trước hết, họ là người trực tiếp thu thập các nguồn thông tin về doanh nghiệp, tiếp xúc với người đại diện của doanh nghiệp và cũng là người trực tiếp tham gia vào quá trình phân tích. Do đó, chất lượng của đội ngũ cán bộ tín dụng là yếu tố quyết định đến chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp nói riêng và chất lượng tín dụng nói chung. Cán bộ phân tích đủ, có trình độ chuyên môn cao, có đạo đức nghề nghiệp, có

trong kinh doanh ngân hàng thì các ngân hàng luôn phải đối mặt với rủi ro đạo đức của các cán bộ làm việc trong môi trường ngân hàng. Đội ngũ cán bộ tha hóa, chạy theo đồng tiền, cấu kết với khách hàng sẽ gây lên những tổn thất lớn cho ngân hàng nếu không được phát hiện và xử lý.

2.6.4. Các nhân tố khác

- Trình độ ứng dụng khoa học kĩ thuật trong phân tích tài chính

Việc khai thác thông tin từ những nguồn sẵn có, việc thu thập và xử lý thông tin đòi hỏi phải có một hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tốt nhằm rút ngắn thời gian, nâng cao độ chính xác, tăng độ tin cậy của nguồn thông tin. Một cơ sở vật chất, các phương tiện phục vụ cho công tác phân tích nghèo nàn, các tỉnh toán chỉ tiêu chủ yếu dựa vào tính toán thông thường trên máy tỉnh, chưa có những mô hình hàm chạy đánh giá hiệu quả hoạt động tài chính của doanh nghiệp cũng là một trong những yếu tố tác động lớn đến chất lượng của kết quả phân tích tài chính doanh nghiệp tại Chi nhánh.

- Chi phí cho quá trình phân tích

Các khoản chi được tính là chi phí hợp lí cho các hoạt động phân tích tài chính hiện nay đang còn rất eo hẹp, hạn chế CBTD tiếp xúc với doanh nghiệp cũng như tìm kiếm các thông tin ngoài liên quan đến ngành, ngề lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp đang đề nghị vay vốn. Việc hỗ trợ kinh phí cho CBTD trong công tác tìm kiếm, thu thập nguồn thông tin hiệu quả và có phương pháp phân tích tốt nhất là rất cần thiết, bởi điều này ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả phân tích tài chính doanh nghiệp của Ngân hàng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Như vậy trong chương hai, khóa luận đã nêu lên các cơ sở lý luận cơ bản về phân tích tài chính doanh nghiệp khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động cho vay tại các ngân hàng thương mại. Cụ thể, khóa luận đã trình bày rõ về nội dung, phương pháp, quy trình, các nhân tố ảnh hưởng tới công tác phân tích tài chính doanh nghiệp cũng như quan điểm về nâng cao công tác phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại. Từ đó thấy được tầm quan trọng của công tác phân tích tài chính doanh nghiệp và sự cần thiết trong việc liên tục nâng cao công tác phân tích tài chính này trong hoạt động cho vay của ngân hàng.

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ

PHÀN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH 1

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng công tác phân tích tài chính DN trong hoạt động cho vay đối với DN tại NH BIDV chi nhánh sở giao dịch 1 (Trang 42 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w