Bảng 2.2: Tình hình hoạt động tín dụng tại Vietcombank Tây Hồ
Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2018/2017 2019/2018 2017 2018 2019 Số tiền % Số tiền % Doanh số TTQT - TTTM 163,13 178,2 8 191,27 15,15 9,3 12,99 7,3
Doanh số mua bán ngoại tệ 72,0
6 3 120,9 200,32 48,87 67,8 79,39 65,6
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh Vietcombank Tây Hồ qua các năm)
Nhìn chung hoạt động tín dụng tại Vietcombank Tây Hồ khá ổn định và có sự tăng trưởng qua các năm. Đây là kết quả của sự nỗ lực hết mình cùng với việc thực hiện các biện pháp mở rộng tín dụng, cải thiện thủ tục xin vay vốn, cũng như tác phong phục vụ của CBTD.
Dễ dàng nhận thấy tín dụng bán buôn là chỉ tiêu chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động tín dụng của Vietcombank Tây Hồ. Chỉ tiêu này thường chiếm hơn 60% tổng dư nợ hàng năm của CN và có mức tăng trưởng đều qua các năm. Năm 2019 chứng kiến mức tăng trưởng mạnh mẽ với tổng dư nợ bán buôn đạt 4.711,06 tỷ VND, tăng 24,3% so với năm 2018.
31 Một điểm đáng chú ý khác là nợ quá hạn, nợ xấu tại Vietcombank Tây Hồ rất thấp so với tổng dự nợ. Đáng chú ý là năm 2017 và năm 2019, CN không có nợ xấu, nợ nhóm 2 (nợ cần chú ý) chiếm khoảng 0,1% - 0,2% tổng dư nợ. Năm 2018, CN có số dư nợ xấu là 0,17 tỷ đồng do Khách hàng bị nhảy nhóm tại ngân hàng khác. Điều này cho thấy công tác thẩm định, phê duyệt và giám sát tín dụng tại Vietcombank Tây Hồ rất tốt và có tính ổn định cao.
2.2.3. Hoạt động thanh toánquốc tế - tài trợ thương mại và kinh doanh ngoại tệ
Bảng 2.3: Tình hình thanh toán quốc tế - tài trợ thương mại và kinh doanh ngoại tệ tại Vietcombank Tây Hồ
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh Vietcombank Tây Hồ qua các năm)
Doanh số TTQT - TTTMtại Vietcombank Tây Hồ khá ổn định và tăng trưởng đều qua từng năm thể hiện qua những con số: 163,13 triệu USD vào năm 2017, 178,28 triệu USD vào năm 2018 và đạt 191,27 triệu USD vào năm 2019. Tuy có tăng trưởng nhưng mức tăng này còn thấp, dẫn đến doanh sốTTQT - TTTMtại Vietcombank Tây Hồ không cao và chỉ chủ yếu đến từ một số khách hàng lớn như Ericson, Mobifone và Cokyvina.
Doanh số mua bán ngoại tệ tại CN đạt được những mức tăng trưởng tương đối ấn tượng: đạt 120,93 triệu USD vào năm 2018, tăng 67,8% so với năm 2017 và đạt 200,32 triệu USD vào năm 2019, tăng 65,6% so với năm 2018. Mức tăng này là khá cao tuy nhiên doanh số mua bán ngoại tệ vẫn còn khiêm tốn so với tổng doanh số của toàn ngân hàng. Đặc biệt, năm 2018 đã ghi nhận sự biến động mạnh về tỷ giá đồng Dollar Mỹ của thị trường cũng là một trong những nguyên nhân khiến hoạt động kinh doanh ngoại tệ gặp nhiều khó khăn.
STT Sản phẩm Loạitiền Thời hạn cho vayMức suấtLãi ngânGiải Trả nợ
1
Cho vay mua sắm thiết bị gia đình (tiêu dùng) VND Ngắn hạn, trung hạn, dài hạn 70% nhu cầu ^Co định hoặc thả nổi Một lần hoặc nhiều lần Hàng tháng/ hàng quý
2 Bất động sản VND Trung hạn,dài hạn 70% nhucầu
^Co định hoặc thả nổi Một lần hoặc nhiều lần Hàng tháng/ hàng quý
3 Cho vay cầm cốgiấy tờ có giá VND
Không quá thời gian còn lại của giấy tờ có giá Tối đa = giá trị cuối kỳ - lãi vay Cố định Một lần hoặc nhiều lần Một lần
4 Cho vay mua ôtô VND Trung hạn 70% nhucầu
^Co định hoặc thả nổi Một lần hoặc nhiều lần Hàng tháng/ hàng quý 5 Cho vay sản
xuất kinh doanh VND
Ngắn hạn, trung hạn 70% nhu cầu Cố định hoặc thả nổi Một lần hoặc nhiều lần Hàng tháng/ hàng quý/ cuối kỳ 6 Cho vay khác VND Ngắn hạn, trung hạn, dài hạn 70% nhu cầu Cố định hoặc thả nổi Một lần hoặc nhiều lần Hàng tháng/ hàng quý/ cuối kỳ
2.3. Phân tích chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tạiNgân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Tây Hồ
2.3.1. Các sản phẩm cho vay cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Tây Hồ
Vietcombank Tây Hồ đã xây dựng được một danh mục đầy đủ các sản phẩm cho vay KHCN cơ bản. Các sản phẩm liên tục cải tiến đáp ứng nhu cầu của KHCN được tổng hợp theo số liệu tại bảng 2.4.
33 Bảng 2.4: Các sản phẩm cho vay KHCN tại Vietcombank Tây Hồ
(Nguồn: Cẩm nang tín dụng Vietcombank)
2.3.2. Quy trình cho vay cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Tây Hồ
Hiện tại, quy trình cho vay KHCN của Vietcombank được thống nhất trong toàn hệ thống và được áp dụng tại Vietcombank Tây Hồ gồm 6 bướctheo sơ đồ 2.2. Vietcombank Tây Hồ luôn luôn nghiêm túc trong việc thực hiện quy trình cho vay theo quy định. Tất cả các công tác đều được giám sát bởilãnh đạo các phòng và ban giám đốc CN một cách chặt chẽ nhằm hạn chế rủi ro cho vay KHCN. Ngoài ra bộ phận kiểm toán nội bộ của Vietcombank cũng sẽ tới từng CN để kiểm tra một lượng khách hàng nhất định định kỳ hàng năm nhằm đánh giá và phát hiện những sai sót của các CN. Vietcombank Tây Hồ thường xuyên được đánh giá cao trong những đợt kiểm soát nội bộ này.
Sơ đồ 2.2: Các bước trong quy trình cho vay KHCN Vietcombank
(Nguồn Quy trình cho vay đối với khách hàng cá nhâncủa Vietcombank)
Bước 1: Lập hồ sơ vay vốn
Bước này do CBTD thực hiện ngay sau khi tiếp xúc khách hàng. Các bước cụ thể thực hiện như sau:
CBTD thực hiện tiếp nhận/ thu thập thông tin, hồ sơ vay vốn, tài liệu liên quan đến khách hàng theo danh mục hồ sơ vay vốn theo quy đinh
Khi tiếp nhận yêu cầu, CBTD căn cứ quy định tín dụng hiện hành để xem xét
tối thiểu các nội dung sau:
- Tính đầy đủ, hợp lệ và hợp pháp về hình thức bề ngoài của hồ sơ:
+ Đầy đủ văn bản, tài liệu theo quy định của Vietcombank, các thông tin đầy đủ, rõ ràng, nội dung các tài liệu phải nhất quán
+ Nội dung phương án sử dụng vốn theo mẫu phải điền đúng, đầy đủ, rõ ràng các thông tin theo yêu cầu cảu Vietcombank, có đầy đủ chữ ký của khách hàng.
-Thông tin liên quan đến nhu cầu vay vốn cụ thể đang đề cập, nguồn trả nợ, khả năng thực hiện các nghĩa vụ trả nợ và biện pháp bảo đảm tiền vay.
- Sự phù hợp của nhu cầu vay vốn với chính sách tín dụng và các điều kiện đã được phê duyệt (nếu có).
Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ theo quy định, CBTD đề nghị khách hàng bổ sung hồ sơ đầy đủ, hợp lệ theo quy định trước khi thẩm định đề xuất cho vay.
Bước 2: Thẩm định và đề xuất cho vay
Căn cứ các thông tin thu thập được và quy định tín dụng hiện hành, CBTD chấm điểm khách hàng trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của Vietcombank (nếu có) và thẩm định đề xuất vay vốn của khách hàng. Các nội dung tối thiểu cần thẩm định bao gồm:
- Năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự của khách hàng - Sự phù hợp của việc cho vay với các quy định có liên quan của pháp luật và chính sách tín dụng, chính sách quản lý rủi ro hiện hành của Vietcombank.
- Tính khả thi, hiệu quả và mức độ rủi ro (nếu có) liên quan đến phương án sử dụng vốn của khách hàng.
- Khả năng tài chính để trả nợ của khách hàng. - Biện pháp bảo đảm tín dụng
Trên cơ sở thẩm định, CBTD lập báo cáo thẩm định và đề xuất cho vay KHCN theo mẫu.
Sau khi hoàn tất, CBTD ký báo cáo thẩm định và đề xuất cho vay KHCN trình lãnh đạo cấp phòng quản lý:
- Xem xét có ý kiến và ký trong trường hợp khoản cho vay vượt thẩm quyền
của lãnh đạo phòng quản lý.
- Xem xét phê duyệt cho vay theo quy định trong trường hợp khoản vay thuộc thẩm quyền lãnh đạo phòng quản lý.
Trường hợp, khoản cho vay vượt thẩm quyền của lãnh đạo phòng quản lý, trên cơ sở báo cáo thẩm định và đề xuất cho vay của CBTD, lãnh đạo phòng quản lý kiểm tra lại nội dung báo cáo và có ý kiến:
- Đồng ý hoặc không đồng ý với ý kiến thẩm định và đề xuất của CBTD - Trường hợp không đồng ý hoặc bổ sung ý kiến, lãnh đâọ phòng quản lý phải nêu lý do và các nội dung ý kiến bổ sung đó.
Sau khi báo cáo thẩm định và đề xuất cho vay có đủ chữ ký của CBTD và lãnh đạo phòng quản lý (đối với trường hợp vượt thẩm quyền của lãnh đạo phòng quản lý), CBTD chuẩn bị đầy đủ hồ sơ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt bao gồm:
- Hồ sơ phương án sử dụng vốn của khách hàng - Báo cáo thẩm định và đề xuất cho vay (bản gốc) - Báo cáo thẩm định tài sản ( bản gốc)
- Các hồ sơ liên quan
Bước 3: Phê duyệt cho vay
Đối với trường hợp vượt thẩm quyền của lãnh đạo phòng quản lý, trên cơ sở báo cáo thẩm định và đề xuất cho vay có đầy đủ chữ ký của CBTD và lãnh đạo phòng quản lý, cùng toàn bộ hồ sơ trình kèm theo. Cấp có thẩm quyền phê duyệt cho vay trong thẩm quyền được giao.
Cấp thẩm quyền phê duyệt xếp theo thứ tự tăng dần của Vietcombank như sau:
- Giám đốc CN hoặc người được ủy quyền phân công phê duyệt - Hội đồng tín dụng cơ sơ
- Phòng phê duyệt tín dụng trung ương - Giám đốc quản lý rủi ro
- Hội đồng tín dụng trung ương - Hội đồng quản trị Vietcombank
Nếu hồ sơ được duyệt CBTD lập thông báo gửi khách hàng về kết quả phê duyệt và thực hiện lưu hồ sơ phê duyệt
Bước 4: Giải ngân vốn vay
Trên cơ sở thông báo phê duyệt tín dụng của cấp thẩm quyền, CBTD tiến hành chọn mẫu hợp đồng phù hợp với sản phẩm cho vay để dự thảo, ký đầy đủ các trang và gửi khách hàng xem xét ký. CBTD chịu trách nhiệm đảm bảo thông tin trên hợp đồng khớp với những thông tin của khoản vay đã được phê duyệt. Các hồ sơ được soạn thảo bao gồm: hợp đồng tín dụng, hợp đồng đảm bảo, thông báo tác nghiệp đủ điều kiện rút vốn, đề nghị rút vốn, thông báo mở hợp đồng tín dụng kiêm luân chuyển chứng từ...
Trường hợp khách hàng không đồng ý với các điều kiện vay vốn mà cấp thẩm quyền phê duyệt, CBTD báo cáo lãnh đạo quản lý để đàm phán với khách hàng. Trường hợp cần thiết phải sửa nội dung, điều kiện phê duyệt, CBTD lập báo cáo thẩm đình đề xuất điều chỉnh cho vay trình cấp thẩm quyền phê duyệt.
Đối với từng lần, CBTD chịu trách nhiệm kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ rút vốn và hạn mức còn lại của khách hàng.
Khách hàng ký hồ sơ, lãnh đạo phòng quản lý ký tắt trình cấp thẩm quyền ký hồ sơ (theo phân công phân nhiệm). Cấp thẩm quyền xem xét và ký hồ sơ. CBTD và khách hàng hoàn tất đăng ký giao dịch bảo đảm.
Toàn bộ hồ sơ phê duyệt, hợp đồng và giấy tờ liên quan sau khi được ký kết, đăng ký giao dịch bảo đảm được chuyển sang phòng quản lý nợ.
Cán bộ phòng quản lý nợ kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ tín dụng. Nếu đúng phải khai báo, cập nhật dữ liệu vào hệ thống. Bộ phận quản lý nợ tiến hành tách hồ sơ, một bộ hồ sơ sẽ dành cho việc lưu trữ hồ sơ tại kho chứa hồ sơ theo quy định và 01 bộ hồ sơ cần thiết giao cho bộ phận kết toán tiền vay để giải ngân. Hồ sơ lưu tại kho của bộ phận quản lý nợ bao gồm:
- Hồ sơ pháp lý
- Hồ sơ chứng minh tài chính của khách hàng
- Hồ sơ tín dụng bao gồm: phương án sử dụng vốn của khách hàng (bản gốc), báo cảo thẩm định và đề xuất cho vay (bản gốc), biên bản hợp hội đồng cơ sở (bản gốc, nếu có), thông báo phê duyệt của cấp có thẩm quyền (bản gốc), hợp đồng cho vay (bản gốc).
- Bản sao hồ sơ tài sản bảo đảm gồm: giấy tờ chứng minh quyền sử dụng/ sở
hữu tài sản bảo đảm theo quy định, hợp đồng bảo đảm (bản gốc), biên bản định giá/ định giá lại, đăng ký giao dịch bảo đảm tài sản, biên bản bàn giao...
Bộ phận kế toán tiền vay và ngân quỹ thực hiện giải ngân cho khách hàng theo hồ sơ được cung cấp. Tại bộ phận kế toán tiền vay lưu đầy đủ chứng từ liên quan theo quy định kế toán hiện hành.
Bước 5: Kiểm tra, giám sát cho vay
-Kiểm tra sử dụng vốn vay được thực hiện như sau:
Đối với trường hợp cho vay để khách hàng phục vụ sản xuất kinh doanh: tối thiểu 06 tháng/ lần CBTD thực hiện kiểm tra sử dụng vốn vay, đồng thời thu thập báo cáo thực trạng tài chính của khách hàng theo mẫu để theo dõi và lưu hồ sơ theo quy định
Đối với trường hợp cho vay với mục đích tiêu dùng phục vụ đời sống: chậm nhất 01 tháng kể từ ngày giải ngân. Các lần kiểm tra tiếp theo thực hiện với chu kỳ tối thiểu 12 tháng/ lần, đồng thời thu thập báo cáo thực trạng tài chính của khách hàng theo mẫu để theo dõi và lưu hồ sơ theo quy định.
Trường hợp phức tạp, CBTD đề xuất lãnh đạo quản lý bổ sung thêm người cùng tham gia kiểm tra sử dụng vốn vay và đề xuất thực hiện kiểm tra đột xuất.
Nội dung biên bản kiểm tra phải thể hiện rõ:
+ Sự phù hợp của việc khách hàng sử dụng vốn với mục đích vay vốn
+ Tình hình khách hàng thực hiện quy định/ cam kết nêu tại hợp đồng cho vay
+ Tình trạng hiện tại của tài sản hình thành từ vốn vay (nếu có)
+ Kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh và/ hoặc tình hình công tác của khách hàng để bảo đảm nguồn trả nợ chính của khách hàng
+ Các dấu hiệu bất thường ảnh hưởng tới khả năng tài chính để trả nợ của khách hàng (nếu có). Trường hợp phát hiện dấu hiệu rủi ro, CBTD chủ động đề xuất các biện pháp thực hiện, trình lãnh đạo xem xét cho ý kiến.
-Kiểm tra tài sản bảo đảm:
Việc kiểm tra tài sản bảo đảm được thực hiện cùng với kiểm tra sử dụng vốn vay hoặc tách rời độc lập nhưng phải đảm bảo các nội dung tối thiểu sau:
+ Tình trạng tài sản bảo đảm so với thời điểm thẩm định/ kiểm tra trước
Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2018/2017 2019/2018 2017 2018 2019 Số tiền % Số tiền % Giá trị TT (% Giá trị TT (% Giá trị TT (%) Tổng dư nợ 4.840,59 100, 0 5.736,54 100,0 6.663,45 100, 0 895,95 18 ,5 926,91 16, 2 Dư nợKHCN 1.242,19 25, 7 1.778,06 031, 1.800,77 28,3 535,87 43,1 22,71 1,3
+ Dự báo tăng/ giảm giá trị tài sản bảo đảm
+ Khách hàng có tuân thủ các quy định trong việc bảo quản sử dụng đối với tài sản bảo đảm như nêu tại hợp đồng thế chấp/ hợp đồng tín dụng.
+ Đề xuất thay đổi biện pháp quản lý tài sản bảo đảm + Đề nghị bổ sung/ thay thế tài sản bảo đảm.
Bước 6: Thanh lý hợp đồng cho vay
Đây là khâu kết thúc của qui trình cho vay KHCN. Khâu này bao gồm:
-Thu nợ món vay
Ngân hàng tiến hành thu nợ khách hàng theo đúng những điều khoản đã cam kết trong hợp đồng tín dụng.Tùy theo tính chất của khoản vay và tình hình tài chính của khách hàng, hai bên có thể thoả thuận và lựa chọn một trong những hình thức thu nợ sau:
+ Thu nợ gốc và lãi một lần khi đáo hạn.
+ Thu nợ gốc một lần khi đáo hạn và thu lãi theo định kỳ. + Thu nợ gốc và lãi theo nhiều kì hạn.
Có 02 hình thức thu nợ đang áp dụng là : thu nợ tự động từ tài khoản của khách hàng hoặc nộp tiền trực tiếp vào tài khoản.
CBTD chủ động nhắc/ thông báo nợ đến khách hàng. Trường hợp khách hàng trả nợ trước hạn, tiến hành thu đủ gốc, lãi, phí...