5. Kết cấu khóa luận
2.1. Giới thiệu chung về ngân hàng Vietcombank Chi nhánh Sở giao dịch
2.1. Giới thiệu chung về ngân hàng Vietcombank - Chi nhánh Sở giaodịch dịch
2.1.1. Sơ lược về ngân hàng Vietcombank - chi nhánh Sở giao dịch
Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Sở giao
dịch được cấp phép và bắt đầu hoạt động từ ngày 01/04/1991. Chi nhánh Sở giao dịch
luôn được biết đến là chi nhánh đầu tiên trong hệ thống đạt danh hiệu “Đơn vị đặc biệt xuất sắc” trong 5 năm liên tục giai đoạn 2015 -2020 với thành tích nổi bật được vinh dự nhận bằng khen từ nhiều đơn vị tổ chức, trong và ngoài Vietcombank.
Chi nhánh Sở giao dịch hoạt động tự chủ hoàn toàn, tách ra khỏi Hội sở chính,
trở thành chi nhánh đầu não của Vietcombank vào ngày 01/01/2006. Năm 2020, Chi nhánh có trụ sở hoạt động tại số 11 Láng Hạ, phường Thành Công, quận Ba Đình, Hà
Nội và trước đó năm 2008 có địa chỉ tại Hàng Bài, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Vietcombank Sở giao dịch là một trong hai chi nhánh lớn nhất của Vietcombank. Hoạt động chính của chi nhánh là huy động vốn, hoạt động tín dụng, dịch vụ thanh toán và ngân quỹ như mở tài khoản tiền gửi, tài khoản thanh toán ở nước ngoài. Hơn nữa, còn thanh toán quốc tế, nhờ thu nhập khẩu, xuất khẩu, bảo lãnh
thanh toán thuế xuất nhập khẩu, phát hành thư tín dụng và các dịch vụ ngân hàng khác
trong hoạt động cho phép của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.
Mục tiêu phấn đấu của Vietcombank Sở giao dịch là tiếp tục giữ vững danh hiệu Chi nhánh đặc biệt xuất sắc của hệ thống Vietcombank. Với phương châm hành
2.1.2. Cơ cấu bộ máy
về kết cấu tổ chức của Vietcombank Sở Giao dịch hiện bao gồm 24 phòng với
573 cán bộ, trong đó 14 phòng tại trụ sở và 10 phòng giao dịch. Cụ thể: .
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy của Vietcombank Sở giao dịch * Ban giám đốc
Giám đốc thực hiện nhiệm vụ giám sát, kết hợp vơi các Pho giám đố c tiến hành hoàn thiện nhiệm vụ trong quyện hạn vá trách nhiệm Quyết định về các vấn đề hàng ngày của ngân hàng.
* Phòng KHDN 1, KHDN 2, SMEs
Nhiệm vụ chính của phòng là giới thiệụ, tự vấn, chăm sóc khách hàng về các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng. Thẩm định giới hạn tín dụng, thực hiện nghiệp vụ tín dụng và xử lý các giao dịch, kiểm tra sau cho vay tuân thủ qụy định của Vietcombank nói riêng và NHNN nói chung. Khách hàng của phòng KHDN 1 có
doanh thu nằm trong 3.000 tỷ đồng trở lên. Phòng KHDN 2 chủ yếu giao dịch với KH có doanh thu từ 100 tỷ đồng đến dưới 3.000 tỷ đồng. Phòng SMEs có nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là DN vừa và nhỏ, là phòng kinh doanh bán lẻ.
* Phòng dịch vụ KH thể nhân, KH tổ chức
Tư vấn, tiếp nhận các yêu cầu của khách hàng khi đến giao dịch tại quầy, hỗ trợ và tiếp thị các sản phẩm của Ngân hàng như các dịch vụ tiền gửi tiết kiệm, Internet banking, các gói sản phẩm thanh toán, chuyển tiền... Chức năng của phòng dịch vụ KH tổ chức hoạt động như phòng dịch vụ KH thể nhân. Tuy nhiên đối tượng phục vụ là khách hàng tổ chức.
* Phòng kinh doanh dịch vụ thẻ
Giải quyết các giao dịch và yêu cầu khiếu nại của KH đối với sản phẩm thẻ tại chi nhánh. Ngoài ra, chỉ tiêu chính của phòng là phát hành thẻ như credit card, thẻ ATM của ngân hàng.
* Phòng CRC
Bộ phận quản lý nợ có trách nhiệm hoàn thiện hồ sơ pháp lý về các TSĐB và các hoạt động tín dụng, kiểm tra, giám sát, đảm bảo các khoản giải ngân theo quy định, Bên cạnh đó, phòng tài trợ thương mại đảm nhận vai trò tác nghiệp thanh toán quốc tế,...
* Phòng giao dịch
Hiện tại có 10 phòng giao dịch do Vietcombank SGD phụ trách . Với nhiệm vụ chủ yếu là giới thiệu sản phẩm của ngân hàng và đưa dịch vụ tới gần khách hàng. Tư vấn và hỗ trợ tiền gửi và mở sổ tiết kiệm. Hơn nữa, còn triển khai các dịch vụ như cho vay KHCN và KHDN vay dưới 5 tỷ đồng.
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh 2.1.3.1. Tình hình huy động vốn
Hoạt động huy động vốn góp phần tạo tiền đề cho các NHTM vận hành hiệu quả và an toàn. Ngày nay sự hiện diện của ngân hàng càng nhiều dẫn đến các cuộc chạy đua cạnh tranh để thu hút quỹ đầu tư sẵn có của người dân, các ngân hàng đã nâng cao dịch vụ chăm sóc KH, ưu đãi các sản phẩm kèm theo lãi suất hấp dẫn và
Nguồn huy động vốn
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Biến động
năm 2019/2018 Biến động năm 2020/2019 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiề n % Số tiền % Tiền gửi từ TCKT 34.96 8 54,8 35.52 8 54,9 36.64 6 55, 4 560 1, 6 1.118 3,1 Tiền gửi từ dân cư 28.85 3 45,2 29.15 7 45,1 29.50 8 44, 6 304 1, 0 351 1,2 Tổn g 63.821 100 64.685 100 66.154 100 864 1, 4 1.469 2,3
nhiều tiện ích khác. Vì vậy huy động vốn là nhiệm vụ số một trong chiến lược kinh doanh của các NHTM.
Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn của Vietcombank chi nhánh Sở giao dịch giai đoạn 2018-2020
Kỳ hạn Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Dư nợ Tỷ lệ Dư nợ Tỷ lệ Dư nợ Tỷ lệ Ngắn hạn 18.29 0 85,4 20.338 82,2 21.090 79,4 Trung và dài hạn 3.133 14,6 4.412 17,8 5.484 20,6 Tổng cộng 21.42 3 100 24.750 100 26.574 100
(Nguồn: Báo cáo KQHĐKD của Chi nhánh)
Từ bảng 2.1, tổng nguồn vốn huy động từ năm 2018 đến năm 2020 có sự tăng nhẹ, cụ thể:
Năm 2018, tổng bán lẻ và bán buôn từ huy động vốn là 63.821 tỷ đồng. Đến năm 2019, con số này tăng nhẹ lên 64.685 tỷ đồng, tăng 864 tỷ so với năm 2018. Cuối năm 2020, tổng nguồn vốn huy động cao hơn so với năm 2019 là 1.469 tỷ đồng, tương đương tăng 2,3% so với năm trước.
Năm 2019, huy động từ TCKT đạt 35.528 tỷ đồng, tăng 1,6% so với năm 2018 và chiếm 54,9% tổng nguồn vốn huy động. Đến năm 2020, chỉ tiêu này tăng 1.118 tỷ đồng so với 2019 tương đương 3,1% và đạt 36.646 tỷ đồng. Bên cạnh đó, tiền gửi của cư dân cũng tăng từ 28.853 tỷ đồng năm 2018 lên 29.508 tỷ đồng năm 2020. Năm 2019, huy động từ hoạt động bán lẻ đạt 29.157 tỷ đồng, tăng 304 tỷ đồng, tương đương 1% so với năm 2018. Đến cuối năm 2020, con số tiếp tục tăng thêm 351 tỷ đồng, tương đương 1,2% so với cùng kỳ năm trước.
28
Hoạt động huy động vốn qua 3 năm gần đây liên tục tăng, trong đó huy động vốn từ TCKT luôn chiếm tỷ trọng lớn (khoảng 55% tổng nguồn vốn). Từ đó ta nhận thấy mục tiêu khách hàng của ngân hàng phần lớn là các doanh nghiệp lớn, khách hàng bán buôn. Bên cạnh đó, Chi nhánh cũng quan tâm đến huy động vốn từ người dân, chiếm khoảng 45% tổng nguồn vốn. Cho thấy ngân hàng cũng đang đẩy mạnh kêu gọi khoản vốn từ các hộ dân cư, phù hợp với định hướng của Chi nhánh trong tương lai là mua buôn, bán lẻ để tạo ra lợi nhuận tối ưu.
2.1.3.2. Tình hình hoạt động cho vay
Cho vay là một hoạt động quan trọng và chiếm phần lớn trong toàn bộ tài sản của ngân hàng. Nghiệp vụ được hình thành từ huy động vốn trong khách hàng và đưa ra cho vay dưới hình thức tiền tệ - loại hình phổ biến và đáp ứng mọi cá thể trong nền kinh tế. Để phân tích tín dụng một cách chi tiết, các nhà quản lý sử dụng phương pháp phân tổ để phân chia tiêu chí dư nợ cho vay theo kỳ hạn và phân khúc khách hàng.
* Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn
Bảng 2.2. Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng từ 2018 - 2020
Đối tượng 2018 2019 2020
Dư nợ KHCN 5.221 6.788 8.845
Dư nợ KH DNVVN 949 891 1.310
Dư nợ KHDNL 15.253 17.071 16.419
Tổng dư nợ 21.423 24.750 26.574
(Nguồn: Báo cáo KQHĐKD Chi nhánh)
Trong giai đoạn 2018 - 2020, quy mô dư nợ của Chi nhánh tăng trưởng tương đối tốt với tỷ lệ tăng trưởng bình quân là 11%/năm. Năm 2019 dư nợ Vietcombank Chi nhánh SGD đạt 24.750 tỷ đồng, cho vay ngắn hạn chiếm 82,2% và cho vay trung dài hạn chiếm 17,8%. Năm 2020, dư nợ của đạt 26.574 tỷ đồng, trong đó cho vay ngắn hạn chiếm 79,4%, vay dài hạn chiếm 20,6%. Từ đó ta nhận thấy cho vay ngắn hạn chiếm tỉ trọng lớn trong tổng dư nợ, ngân hàng đang tập trung nhiều hơn về các
29
khoản vay ngắn hạn hơn là trung, dài hạn. Nguyên nhân là thời gian cho vay ngắn hạn tương đương với thời gian sản xuất kinh doanh của người đi vay nên thu hồi vốn sẽ nhanh và ít rủi ro, giảm thiểu nợ xấu hơn so với các khoản trung dài hạn.
* Cơ cấu dư nợ theo đối tượng khách hàng
Bảng 2.3. Dư nợ theo đối tượng khách hàng của Vietcombank chi nhánh Sở giao dịch giai đoạn 2018 - 2020
Hệ thống chỉ tiêu 2018 2019 2020 So sánh 2019/2018
So sánh 2020/2019
Số tiền % Số tiền %
Thu nhập hoạt động thuần 4.10 5 4.55 3 4.94 2 448 10,9 389 8,5 Thu nhập từ lãi 3.43 2 93.77 94.05 347 10,1 281 7,4 Thu nhập từ dịch vụ 334 452 694 118 35,4 242 53,5 Thu nhập từ hoạt động khác 339 322 189 (17) -4,9 (133) -41,3
Chi phí hoạt động quản lý (1.389) (1.661) (1.684) (272) 19,6 (23) 1,4 Lợi nhuận trước thuế 1.93
9 2.179 72.21 241 12,4 38 1,7
(Nguồn: Báo cáo KQHĐKD Chi nhánh)
Từ năm 2018 đến năm 2020, khoản dư nợ của Vietcombank chi nhánh SGD theo đối tượng khách hàng chủ yếu tập trung vào khách hàng doanh nghiệp lớn. Cụ thể là dư nợ khách hàng bán buôn năm 2018 chiếm 71,2%; năm 2019 chiếm 69%; năm 2020 chiếm 61,8%. Từ đó nhận thấy Chi nhánh có thế mạnh là cho vay, thẩm định tín dụng các dự án đầu tư lớn như dự án công ty cổ phần xây lắp điện I, tập đoàn điện lực Việt Nam,... Ngoài ra định hướng tín dụng của Vietcombank trong những năm tới là chuyển dịch sang phân khúc bán lẻ chủ yếu là khách hàng cá nhân. Vì vậy dư nợ của nhóm năm 2020 là 8.845 tỷ đồng, tăng trưởng 30,3% so với năm 2019. Mặt khác, dư nợ của nhóm khách hàng SMEs chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ là 5% trong tổng dư nợ năm 2020.
30
2.1.3.3. Kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng 2.4: Kết quả HĐKD của Vietcombank Chi nhánh Sở giao dịch 2018 -2020
Kỳ hạn Thời gian
Cho vay ngắn hạn 4 ngày
Cho vay trung, dài hạn 7 -14 ngày
(Nguồn: Báo cáo KQHĐKD của Chi nhánh)
Theo dữ liệu trên ta thấy thu nhập của Vietcombank Chi nhánh SGD bao gồm thu nhập từ lãi, thu nhập từ dịch vụ và từ các hoạt động khác. Trong đó, thu nhập từ lãi chiếm tỷ trọng lớn nhất, chiếm 82,1% tổng thu nhập năm 2020. Năm 2019, chỉ tiêu đạt 3.779 tỷ đồng, tăng 10,1% so với năm 2018. Năm 2020, thu nhập lãi tăng 281 tỷ đồng, tương đương 7,4% so với năm 2019. Vì vậy thu nhập hoạt động thuần của ngân hàng có xu hướng tăng trong 3 năm qua. Tổng thu nhập năm 2019 là 4.553 tỷ đồng, tăng 10,9% so với năm 2018, và năm 2020 chỉ tiêu tăng thêm 389 tỷ đồng, tương ứng 8,5% so với năm 2019. Ngoài thu nhập chủ yếu từ hoạt động tín dụng, huy động vốn, Chi nhánh tiếp tục thu lợi nhuận bằng cách nâng cấp chất lượng dịch vụ và các hoạt động khác.
Năm 2019, chi phí quản lý là 1.661 tỷ đồng, tăng 19,6% so với năm 2018. Cuối năm 2020, tiêu chí này tăng nhẹ tăng 23 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước. Như vậy chi phí hoạt động quản lý có xu hướng tăng, để đáp ứng cho các hoạt động kinh doanh, nâng cao hệ thống phù hợp với nền kinh tế.
31
2.2. Thực trạng chất lượng phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong
hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Sở giao dịch
2.2.1. Thời gian phân tích báo cáo tài chính
Trong quá trình thẩm định tín dụng, vấn đề phân tích BCTC doanh nghiệp cho vay là bước quan trọng, tạo tiền đề để cấp vốn vay một cách hợp lý, tránh gây rủi ro cho ngân hàng trong tương lai. Vì vậy, thời gian phân tích phải được sắp xếp phù hợp để đáp ứng yêu cầu vay của doanh nghiệp một cách nhanh chóng. Qua tổng hợp từ các dự án tại Chi nhánh, tiêu chí thời gian được phân chia thành 2 loại là theo kỳ hạn và theo các dự án.
Các dự án Thời gian
Dự án quy mô nhỏ và vừa
(Dưới 3.000 tỷ VND)
1 tháng
Dự án quy mô lớn (Trên 3.000 tỷ VND) 2 - 3 tháng
(Nguồn: Tổng hợp từ các dự án cho vay của Chi nhánh)
Đối với các khoản cho vay ngắn hạn, cán bộ của Vietcombank Chi nhánh Sở giao dịch thường phân tích là khoảng 4 ngày. Doanh nghiệp thường vay ngắn hạn để bù đắp vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc cá nhân cần để đáp ứng với vấn tiêu dùng của mình. Chính vì vậy, Chi nhánh sẽ đẩy mạnh thời gian phân tích để giải đáp khách hàng nhanh nhất có thể xem có đủ năng lực để trả nợ hay không, hoặc đủ điều kiện để đáp ứng khoản vay dưới 1 năm không. Bên cạnh đó cho vay trung, dài hạn thì thường sẽ được phân tích trong tầm 2 đến 3 tuần. Vì khoản vay này đều trên 1 năm nên việc phân tích phải xoáy sâu vào vấn đề năng lực có khả năng trả khoản vay cũng như tìm hiểu khách hàng có đang vay nhiều ở các ngân hàng khác không rồi đưa ra những quyết định sáng suốt, tránh gây tổn thất cho Chi nhánh.
32
Các tiêu chí Nhóm KH sau khi phân tích đã cho vay
Nhóm KH sau khi phân tích không cho vay
(Nguồn: Tổng hợp từ các dự án cho vay của Chi nhánh)
Vietcombank Sở giao dịch là chi nhánh số một của hệ thống và được kế thừa nhiều dự án từ Trụ sở chính. Đến 99% các dự án mà Chi nhánh đang đảm nhiệm là từ Hội sở chuyển xuống. Các khách hàng tại đây phần lớn là khách hàng gắn bó lâu dài với ngân hàng nên việc phân tích sẽ luôn diễn ra liên tục và cập nhật thường xuyên. Nhân viên phân tích sẽ luôn cập nhật tình hình tài chính theo từng quý và cuối mỗi năm. Đối với khách hàng mới với các dự án quy mô lớn việc phân tích sẽ kéo dài từ 2 đến 3 tháng. Đây thường là các tập đoàn lớn gồm nhiều các công ty con nên việc phân tích cả công ty mẹ lẫn các thành phần của DN đó thường thời gian sẽ kéo dài hơn các dự án quy mô SMEs.
2.2.2. Xác định điểm mạnh, điểm yếu về tình hình tài chính khách hàng tronghoạt động cho vay hoạt động cho vay
Về phân tích tài chính KHDN của Chi nhánh xác định cơ bản được những ưu việt cũng như còn một số mặt tồn tại về KQKD của công ty, nhằm đánh giá những thuận lợi, rủi ro đối với Vietcombank khi thực hiện cấp tín dụng cho Dự án. Tuy nhiên ngân hàng chỉ tập trung phân tích các tiêu chí tài chính và chỉ số hoạt động của doanh nghiệp mà chưa có sự so sánh với các chỉ tiêu trung bình ngành hay công ty đối thủ để thấy rõ hơn về ưu, nhược điểm này.
Hiện tại, ngân hàng đang sử dụng hai phương pháp phân tích là phương pháp so sánh và phương pháp tỷ số. Đây là hai phương pháp có tính xác thực tốt, nhân viên thường áp dụng linh hoạt để phân tích. Từ đó không những đưa ra sự so sánh qua các năm, tốc độ tăng trưởng của khách hàng mà còn đưa ra dự báo biến động
33
SXKD của khách hàng trong tương lai và những điều kiện có đáp ứng khoản cho vay của ngân hàng không.
2.2.2.1. Phân tích biến động các chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán
về đánh giá tình hình tài chính của khách hàng vay vốn, ngân hàng sẽ xem xét dựa trên quy mô và tốc độ thay đổi của tài sản và nguồn vốn. Cán bộ phân tích sẽ chỉ ra sự thay đổi của từng tiêu chí để nắm rõ từng tỷ trọng của các khoản mục so với