ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI SACOMBANK

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTMCP sài gòn thương tín chi nhánh hà nội khoá luận tốt nghiệp 111 (Trang 74)

CHI NHÁNH HÀ NỘI 4.3.1 Những kết quả đạt được

Thứ nhất, khách hàng đánh giá khá cao về chất lượng các sản phẩm tín dụng của chi nhánh như danh mục sản phẩm tín dụng đa dạng, đội ngũ nhân viên của chi nhánh trẻ trung, có trình độ chuyên môn tốt, nhiệt tình trong công tác và có phòng các giao dịch lịch lãm, văn minh.

Thứ hai, qua quá trình phân tích trên cho ta thấy trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2018 hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - chi nhánh Hà Nội được mở rộng. Dư nợ tín dụng, doanh số cho vay đã đạt được sự tăng trưởng qua các năm, mặc dù trên địa bàn có nhiều hệ thống ngân hàng khác cạnh tranh mạnh mẽ nhưng kết quả này chứng tỏ cán bộ chi nhánh đã bám sát, khai thác khá tốt địa bàn mình hoạt động, đồng thời cũng nắm vững định hướng của ngân hàng để tìm kiếm hệ khách hàng phù hợp.

Thứ ba, tỷ lệ nợ quá hạn duy trì trong ngưỡng an toàn từ 5% - 10%.

Thứ tư, lợi nhuận từ hoạt động tín dụng đều gia tăng qua các năm, đây là kết quả của sự nỗ lực, quyết tâm của cả chi nhánh trong công tác huy động, cho vay cũng như kiểm soát, thu hồi gốc và lãi vay. Điều này góp phần đảm bảo nâng cao chất lượng đời sống và khích lệ tinh thần nhiệt huyết của cán bộ nhân viên.

Tuy nhiên, hoạt động tín dụng vẫn cón có những hạn chế nhất định, đòi hỏi ban lãnh đạo cũng như cán bộ công nhân Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - chi nhánh Hà Nội phải xem xét để liên tục cải thiện chất lượng tín dụng, đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu của khách hàng và mang lại hiệu quả cho ngân hàng.

4.3.2 Những mặt hạn chế

Thứ nhất, một số yếu tố khách hàng đánh giá chưa cao như về lãi suất cạnh tranh và ứng dụng công nghệ hiện đại vào sản phẩm tín dụng trong chỉ tiêu khảo sát về mức độ cạnh tranh của sản phẩm. Tiếp theo, trong chỉ tiêu khảo sát về mức độ đáp ứng nhu cầu khách hàng, khách hàng cũng đánh giá chưa cao về thời gian giải ngân, sự chủ động thông báo ngày đến hạn thanh toán và thay đổi về lãi, phí, chính sách hỗ trợ, chăm sóc khách hàng.

Thứ hai, tỷ lệ nợ xấu tăng lên và vượt ngoài ngưỡng rủi ro cho phép của chi nhánh là 1.5% đồng thời vượt quá ngưỡng an toàn theo quy định của NHNN là 3%, cụ thể năm 2016 là 1.38%, năm 2017 là 2.03% và tăng vọt lên 3.02% vào năm 2018. Trong cơ cấu nợ xấu thì tỷ trọng nợ nhóm 5 tăng mạnh, năm 2016 chiếm 0.19% tổng dư nợ thì năm 2018 tỷ này đã tăng lên 2.63%, đây là chuyển biến rất nguy hiểm của chi nhánh. Về tỷ lệ nợ quá hạn mặc dù trong vòng an toàn nhưng đang có chiều hướng gia tăng.

Thứ ba, tỷ lệ xử lý tài sản đảm bảo tăng qua các năm chứng tỏ công tác thu hồi nợ của chi nhánh còn gặp nhiều khó khăn do đó phải sử dụng đến biện pháp xử lý tài sản bảo đảm. Thêm nữa, việc xử lý tài sản đảm bảo mất rất nhiều thời gian và công sức làm tăng thêm thời gian thu nợ của ngân hàng, có những vụ án từ khi có quyết định của toà đến khi xử lý phát mại xong thì đã mất 01 đến 02 năm gây thiệt hại cho ngân hàng.

Thứ tư, doanh số cho vay mặc dù tăng lên qua các năm song tốc độ tăng lại có chiều hướng giảm nhẹ năm 2017 tăng 39.63% so với năm 2016 nhưng năm 2018 chỉ tăng so với năm 2017 25.51%. Tương tự doanh số thu nợ cũng vậy năm 2017 tăng 36.71% so với năm 2016 nhưng năm 2018 chỉ tăng so với năm 2017 30.22%, đây là tín hiệu cảnh báo cho hoạt động tín dụng của chi nhánh.

Thứ năm, mặc dù giai đoạn 2016 - 2018 chi nhánh không ngừng mở rộng hoạt động tín dụng nhưng kết quả thu về lại không khả quan, tỷ lệ sinh lời có dấu hiệu giảm vào năm 2018 còn 5.03% trong khi năm 2017 là 5.4%. Đồng thời, hiệu suất sử dụng vốn năm 2017, 2018 (68% và 69.9%) có xu hướng thấp hơn so với năm 2016 (70%).

4.3.3 Nguyên nhân của các mặt hạn chếa) Nguyên nhân khách quan a) Nguyên nhân khách quan

* Nguyên nhân từ phía môi trường kinh tế, xã hội

Với sự hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng đã đem lại nhiều cơ hội nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức nhất là đối với các doanh nghiệp, chẳng hạn việc gỡ bỏ hàng rào thuế quan và bảo hộ của chính phủ đối với một số mặt hàng dẫn đến hàng ngoại nhập tràn vào nội địa với mẫu mã, chủng loại đa dạng, chất lượng cao, giá thành cạnh trạnh chiếm lĩnh thị trưởng gây áp lực lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Dẫn tới hậu quả các doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả, thua lỗ, không trả được nợ, làm cho tình trạng nợ quá hạn, nợ xấu của chi nhánh tăng cao.

Bên cạnh đó, đa phần người tiêu dùng Việt Nam vẫn có thói quen sử dụng tiền mặt nên ngân hàng khó kiểm soát được mục đích sử dụng vốn của khách hàng hơn, dẫn đến tình trạng khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, ngân hàng không đánh giá được hiệu quả và rủi ro của vốn vay từ đó làm giảm chất lượng tín dụng của ngân hàng.

* Nguyên nhân từ phía môi trường pháp lý

Các quy định về hoạt động tín dụng của các TCTD có liên quan trực tiếp và được điều chỉnh bởi nhiều văn bản pháp luật khách nhau, do nhiều cơ quan ban hành trong các khoảng thời gian khác nhau bởi vậy rất khó tránh khỏi tình trạng không đồng bộ, chồng chéo hoặc có cách hiểu, nhận thức và hành động khác nhau.

Bên cạnh đó, tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà diễn ra rất chậm. Hơn nữa với biến động của giá bất động sản làm cho giá đất theo khung giá của nhà nước chênh lệch lớn so với giá trị thị trường tự do đã gây nhiều khó khăn cho ngân hàng trong việc định giá cũng như thống nhất giá trị tài sản bảo đảm với khách hàng vay gây thiệt hại cho ngân hàng khi phải xử lý tài sản bảo đảm. Trong khi đó, các tài sản bảo đảm chính của chi nhánh chủ yếu là đất đai, nhà cửa, xe ô tô bởi vì các yêu cầu về tài sản bảo đảm phải chứng minh được quyền sở hữu nhưng việc đăng ký quyền sở hữu đối với nhiều loại tài sản chưa được triển khai, hiện nay yêu cầu này mới chỉ áp dụng đối với các phương tiện vận

tải (thực tế đăng ký với phương tiện chỉ là đăng ký lưu hành chứ không phải đăng ký quyền sở hữu), còn đối với máy móc thiết bị thì khó chứng minh khi người sở hữu lại là cổ đông sở hữu DN.

* Nguyên nhân từ phía khách hàng

Thứ nhất, các doanh nghiệp vay vốn tại chi nhánh phần lớn là DNVVN trong khi đối tượng này thường hạn chế trong khâu phân tích tài chính, kế toán và nhiều khi còn thiếu trung thực trong khai báo tình hình hoạt động của mình chính vì vậy CVKH rất khó đánh giá đúng tình hình tài chính của doanh nghiệp do đó làm tăng rủi ro trong hoạt động tín dụng. Ngoài ra, đặc điểm nổi bật là loại hình doanh nghiệp này thiếu TSBĐ, không có báo cáo tài chính rõ ràng, một số khách hàng còn chưa nắm được thủ tục, quy trình vay vốn tại ngân hàng.

Thứ hai, việc cấp giấy phép thành lập, đăng ký kinh doanh và quản lý doanh nghiệp của cơ quan chức năng còn lỏng lẻo, các báo cáo tài chính và SXKD chưa phản ánh đúng tình hình hoạt động SXKD của doanh nghiệp khiến cho CVKH rất khó thẩm định tài chính doanh nghiệp vì thế không nắm được nhu cầu thực tế về vốn của doanh nghiệp do đó làm tăng rủi ro trong hoạt động tín dụng.

Thứ ba, do mức lãi suất cho vay dài hạn cao hay việc các doanh nghiệp khó tiếp cận với nguồn vốn dài hạn tại ngân hàng chính vì vậy một số doanh nghiệp đã mạo hiểm dùng biện pháp “lấy ngắn nuôi dài” tức là vay vốn ngắn hạn để trang trải cho hoạt dộng đầu tư kinh doanh trung và dài hạn, khi đến hạn thanh toán doanh nghiệp không kịp xoay sở để trả nợ là nguyên nhân làm giảm chất lượng hoạt động tín dụng của Sacombank chi nhánh Hà Nội.

Thứ tư, nhiều dự án đầu tư, phương án vay vốn của khách hàng thiếu tính trung thực, để dễ dàng vay vốn của ngân hàng thì khi lập dự án, phương án xin vay khách hàng tìm mọi cách để vẽ ra những con số rất đẹp, những bằng chứng thể hiện hiệu quả của dự án trong khi trình độ của CVKH thì còn nhiều hạn chế vì không nắm được tình hình thị trường không am hiểu tất cả các lĩnh vực, dẫn đến hậu quả là vốn của ngân hàng bơm ra không khớp với thực tế, dự án không đạt hiệu quả nên khả năng hoàn trả nợ gốc và lãi vay cho ngân hàng gặp khó khăn.

b) Nguyên nhân chủ quan

* Nguyên nhân từ phía ngân hàng

Thứ nhất, về phân quyền trách nhiệm: CVKH phải thực hiện toàn bộ các công việc, từ tìm kiếm đến tiếp xúc và thẩm định khách hàng, phương án vay vốn, quản lý và giám sát khoản vay, trong khi đó áp lực chỉ tiêu cao dẫn đến sai sót trong quá trình tác nghiệp và dễ vi phạm đạo đức nghề nghiệp. Ve công tác xử lý nợ quá hạn, một số CVKH sau khi có khách hàng bị nợ quá hạn liền chuyển sang làm công tác khác hay chuyển đơn vị công tác nhưng không tranh thủ thời gian bám sát thu hồi nợ, rũ bỏ trách nhiệm, trong khi đó ngân hàng cũng không có bất cứ ràng buộc trách nhiệm rõ ràng nào đối với những CVKH này, và khoản nợ quá hạn sẽ được bàn giao cho CVKH khác nhưng với tâm thế không phải khách của mình và cũng không bị phạt gì nếu không thu hồi được do đó họ sẽ mất đi sự quan tâm và nỗ lực đòi nợ.

Thứ hai, về trình độ chuyên môn của chuyên viên khách hàng: Trình độ CVKH còn nhiều bất cập so với yêu cầu nhiệm vụ đề ra, đặc biệt là trình độ tiếp thu công nghệ thông tin, do đó chưa nâng cao được năng suất lao động và hiệu quả công tác, ngoài ra còn là sự thiếu kiến thức và kinh nghiệm trong công tác thẩm định khách hàng, chưa thực sự nắm rõ các chế độ chính sách liên quan đến hoạt động tài chính ngân hàng, kỹ năng giao tiếp, tìm kiếm khách hàng, chưa có khả năng phân tích các vấn đề về thị trường cũng như các đối thủ cạnh tranh trực tiếp, gián tiếp. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tín dụng của ngân hàng.

Thứ ba, về đạo đức nghề nghiệp của chuyên viên khách hàng: Một số hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp như CVKH giúp khách hàng làm giả chứng từ chứng minh thu nhập và một số giấy tờ khác đặc biệt đối với DNVVN, hộ kinh doanh việc này diễn ra nhiều hơn vì đối tượng này thường không có báo cáo chứng minh thu nhập rõ ràng, sau đó CVKH lại đồng thời là người thẩm định. Một số CVKH làm điều này và biện hộ rằng những khách hàng này thực sự tốt, có năng lực tài chính nhưng lại thiếu giấy tờ chứng minh điều đó. Ngoài ra, công tác kiểm tra sau cho vay của CVKH thì đôi khi chỉ thực hiện trên giấy tờ, không kiểm tra thực tế dẫn đến tình trạng các đơn vị sử dụng vốn sai mục đích, làm ăn thua lỗ ảnh hưởng tới nguồn thu để trả nợ. Việc chấp hành nội quy kỷ luật lao động của một số CVKH chưa

nghiêm túc như giờ giấc làm việc do tính chất công việc thường xuyên ra ngoài nên không ít chuyên viên khách hàng đã lợi dụng việc này để làm việc riêng, không mang lại hiệu quả kinh doanh cho ngân hàng.

Thứ tư, về chính sách đãi ngộ cho CBNV: Chính sách đãi ngộ như lương, thưởng, ngày nghỉ cho phép, tổ chức liên hoan, du lịch cho CBNV cũng chưa thực sự thích đáng trong khi áp lực công việc lớn do đó chưa tạo động lực khuyến khích làm việc của các CVKH chính vì thế các CVKH có thâm niên tại chi nhánh lần lượt bỏ sang các ngân hàng có mức thu nhập cao hơn, phần lớn nguồn nhân lực trong giai đoạn 2016 - 2018 là đội ngũ nhân sự trẻ.

Thứ năm, về công nghệ thông tin: Đặc biệt về hệ thống công nghệ thông tin hỗ trợ chưa thực sự hiệu quả, chưa được nâng cấp thường xuyên dẫn đến sự chậm chạp trong công tác xử lý các thủ tục, hồ sơ pháp lý. Các thông tin để làm căn cứ thẩm định khách hàng, về dự án đầu tư, phương án vay vốn còn hạn chế, thiếu cơ sở khẳng định tính trung thực khách quan của các thông tin đã gây khó khăn cho CVKH trong việc phân tích tình hình tài chính cũng như tính khả thi của phương án sử dụng vốn vây. Bên cạnh thông tin mà khách hàng cung cấp và nguồn thông tin từ Trung tâm thông tin tín dụng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, hầu như không có thông tin khai thác từ các hiệp hội mà khách hàng tham gia, từ phía bạn hàng của khách hàng, từ các tổ chức nghiên cứu thị trường, ngoài ra ngân hàng vẫn chưa có sự liên thông với cơ quan thuế, hải quan để kiểm chứng thông tin do khách hàng cung cấp... với số lượng khách hàng lớn, ngành nghề kinh doanh đa dạng địa bàn rộng lớn nếu không có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin thì việc thu thập, xác thực thông tin đối với ngân hàng là điều khó khăn, đặc biệt đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, khách hàng cá nhân, hộ gia đình.

Thứ sáu, về chính sách Marketing: Chi nhánh chưa có bộ phận Marketing chuyên biệt để nghiên cứu và phát triển, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng trên địa bàn từ đó có chiến lược thu hút, chăm sóc khách hàng phù hợp. Chính vì vậy, công tác quảng bá hình ảnh để khai thác thị trường, các chính sách chăm sóc khách hàng, các chương trình ưu đãi trong hoạt động tín dụng còn yếu. Trong khi đó, hoạt động marketing về bảo hiểm nhân thọ lại rất tốt vì có chính sách Marketing rõ ràng do

bên Công ty bảo hiểm Daiichi thiết kế cho ngân hàng. Như vậy, việc có một chính sách Marketing hợp lý, hiệu quả là điều rất cần thiết cho sự thành công trong hoạt động tín dụng.

PHẦN 5: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH HÀ NỘI

5.1 ĐỊNH HƯỚNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂNHÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH HÀ NỘI HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH HÀ NỘI

Từ thực tiễn kết quả và những khó khăn còn tồn tại, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Hà Nội đã xác định phương hướng và nhiệm vụ của hoạt động tín dụng như sau:

Tiếp tục giữ vững và phát huy uy tín, vị thế của Sacombank chi nhánh Hà Nội trên địa bàn trong năm 2019 và những năm tiếp theo. Đồng thời, hành động của chi nhánh phải luôn bám sát định hướng của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín.

Tận dụng cơ hội và bằng mọi giải pháp để huy động vốn tối đa nhằm chủ động nguồn vốn đầu tư cho vay.

Tích cực chuyển dịch cơ cấu tín dụng, tập trung vào cho vay ngắn hạn, tập trung vào đối tượng khách hàng cá nhân.

Đảm bảo mức tăng trưởng tín dụng hợp lý song hành với nâng cao chất lượng tín dụng. Phát huy thế mạnh về mạng lưới, nhân lực và nguồn lực hiện có khác để phát triển hoạt động tín dụng, tập trung vào công tác đào tạo nâng cao trình độ của CBNV, công tác marketing, công tác chăm sách hàng, các chính sách ưu đãi để duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng hiện hữu, đồng thời tiếp cận các khách hàng và

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTMCP sài gòn thương tín chi nhánh hà nội khoá luận tốt nghiệp 111 (Trang 74)