Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển của doanhnghiệp

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTMCP á châu phòng giao dịch ngọc lâm khoá luận tốt nghiệp 118 (Trang 28 - 31)

nhỏ và vừa:

1.2.2.1. Ngân hàng hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa:

Đầu tư mở rộng sản xuất theo chiều rộng và sâu là yêu cầu khách quan đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Nếu chỉ dựa vào nguồn vốn chủ sở hữu và sự tích luỹ trong nội bộ từng doanh nghiệp thì sẽ tốn nhiều thời gian, không thể đáp ứng được nhu cần SXKD. Vì vậy các doanh nghiệp đều phải tìm kiếm nguồn tài trợ khác. Có ba phương pháp chủ yếu để tìm nguồn tài trợ cho doanh nghiệp đó là: tăng nguồn vốn chủ sở hữu, vay có kỳ hạn và thuê (thuê mua).

Tăng vốn chủ sở hữu là biện pháp an toàn nhất và ít tốn kém chi phí vốn nhất bởi có thể huy động từ các cổ đông hiện hữu, hoặc huy động trên TTCK, số vốn này không gây ra chi phí vốn cho doanh nghiệp (trừ chi phí để huy động ban đầu). Tuy nhiên, biện pháp này thường không áp dụng được với các DNNVV vì thực tế người chủ doanh nghiệp hoặc các cổ đông chỉ có lượng tài chính hạn chế, họ không có khả năng bỏ ra nhiều vốn hơn số vốn họ đã đóng góp vào doanh nghiệp. Tìm kiếm vốn trên TTCK với các DNNVV lại càng là điều không tưởng bởi quy mô hạn hẹp, uy tín chưa có và trình độ hạn chế. Vì vậy DNNVV vốn không có nhiều lựa chọn, thường tìm đến ngân hàng,

a.0.l.i.,^,,ll. κ..lt.w.u.i

trung gian tài chính này có thể cung cấp vốn nhanh nhất (sau khi doanh nghiệp đã thoả mãn một điều kiện).

Ở các nước công nghiệp phát triển, thuê mua là một biện pháp đơn giản và thuận lợi, thay thế cho tín dụng trung và dài hạn, đặc biệt là cho các DNNVV thường gặp nhiều khó khăn khi vay vốn trung và dài hạn của ngân hàng. Nó có tác dụng thay thế các khoản vay có bảo đảm và giảm rủi ro cho các khoản tài trợ trung hạn đối với các doanh nghiệp nhỏ không có báo cáo hoạt đông kinh doanh và báo cáo kiểm toán. Song ở Việt Nam hiện nay, đây là hình thức tài trợ vốn mới mẻ, chưa phát triển. Các DNNVV Việt Nam còn chưa quen với hình thức này, vì vậy chủ yếu họ vẫn cần đến ngân hàng để vay vốn trung và dài hạn.

Ngoài ra các doanh nghiệp cũng thường khai thác nguồn vốn tín dụng thương mại hay còn gọi là tín dụng người cung cấp. Nguồn vốn này hình thành một cách tự nhiên trong quan hệ mua bán chịu, mua bán trả chậm hay trả góp. Tuy nhiên, cần nhận thấy rằng khi quy mô tài trợ quá lớn thì rủi ro của quan hệ tín dụng này sẽ rất lớn.

Vốn ngân hàng, ngược lại có thể giải quyết những hạn chế trên, nguồn vốn ngân hàng huy động là nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư nên có đủ khả năng tài trợ cả vốn ngắn hạn và vốn trung dài hạn, đảm bảo cho doanh nghiệp không chỉ đủ duy trì sản xuất mà còn tái sản xuất mở rộng, đồng thời không bị giới hạn bởi phương hướng và quy mô.

Thực tế cho thấy, ngay cả ở những nước công nghiệp phát triển, thì tín dụng ngân hàng đối với các doanh nghiệp vẫn quan trọng hơn nhiều so với TTCK. Ví dụ như ở Mỹ, vốn mà các công ty vay từ những trung gian tài chính gần gấp hai lần so với vốn nhận từ TTCK. Những nước ít sử dụng TTCK nhất là Đức và Nhật, ở hai nước này, vốn vay từ những trung gian tài chính hầu như gấp mười lần so với nhận từ TTCK. (Theo F.S. Mishkin- Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính).

1.2.2.2. Tín dụng ngân hàng giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa tổ chức sản xuất kinh doanh có hiệu quả:

Đặc trưng của tín dụng ngân hàng là nguyên tắc hoàn trả đủ gốc và lãi theo thời gian quy định; do đó thúc đẩy các doanh nghiệp tìm kiếm biện pháp sử dụng vốn có hiệu quả, tiết kiệm, tăng nhanh vòng quay vốn, đảm bảo lợi nhuận trả được nợ ngân hàng và có tích luỹ, đảm bảo tiến trình hoạt động và có điều kiện mở rộng SXKD. Ngân hàng chỉ cấp tín dụng cho những doanh nghiệp có phương án SXKD hiệu quả. Vì vậy, để được vay vốn ngân hàng, trước hết doanh nghiệp phải khẳng định được kết quả SXKD của mình.

Hơn nữa, tín dụng ngân hàng với quy trình kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay, đã giám sát chặt chẽ tiến độ và việc sử dụng vốn của doanh nghiệp đúng mục đích nhằm đạt mục tiêu lợi nhuận cao nhất. Tín dụng ngân hàng cũng góp phần buộc doanh nghiệp làm ăn đúng đắn thông qua việc kiểm tra định kỳ hoặc kiểm tra qua các báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Đồng thời ngân hàng cũng giúp doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, tư vấn cho doanh nghiệp hoạt đông hiệu quả hơn, đảm bảo khả năng thu hồi vốn của mình.

Có thể nói: nguồn vốn tín dụng ngân hàng mang lại rất nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp nói chung và các DNNVV nói riêng. Nó không những đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh giúp doanh nghiệp tồn tại, phát triển và nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường mà nó còn làm cho các doanh nghiệp có trách nhiệm hơn với nguồn vốn vay, từ đó có ý thức sử dụng vốn một cách hiệu quả, tích cực, tiết kiệm và đúng mục đích. Hoạt động cấp tín dụng cho các doanh nghiệp là hoạt động mang lại lợi ích tích cực hai chiều, một mặt thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển, mặt khác giúp cho ngân hàng thu được nguồn lợi đáng kể từ các khoản cho vay. Do dó có

a.0.l.i.,^,,ll. κ..lt.w.u.i

thể nói rằng, tín dụng ngân hàng không những có vai trò tích cực đối với các doanh nghiệp mà còn đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của kinh tế quốc gia.

Tóm lại: Mặc dù có những hạn chế nhất định, nhưng DNNVV đã khẳng định

được vai trò và ảnh hưởng to lớn của mình đối với nền kinh tế. Nó thúc đẩy sự phát triển kinh tế, khai thác thế mạnh tiềm năng của từng vùng, sử dụng hiệu quả các nguồn lực tại địa phương, đóng góp một phần không nhỏ trong nguồn thu ngân sách Nhà nước, DNNVV góp phần tích cực giải quyết việc làm cho người lao động, góp phần đắc lực trong

công cuộc xoá đói giảm nghèo của đất nước. Sản phẩm hàng hoá của DNNVV phong phú, đa

dạng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của mọi tầng lớp dân cư trong xã hội. DNNVV được Chính phủ xác định là trụ cột quan trọng trong phát triển kinh tế quốc gia. Sự phát triển DNNVV là một tất yếu khách quan. Tuy nhiên để DNNVV phát triển nhanh chóng và toàn diện không thể thiếu vai trò của tín dụng ngân hàng. DNNVV phát triển mở ra một thị trường đầu tư đầy tiềm năng và hấp dẫn đối với các NHTM và các tổ chức tài chính khác. Song để khai thác một cách có hiệu quả thị trường này, ngoài sự quan tâm đầu tư của chính phủ còn đòi hỏi sự vươn lên của cả ngân hàng và doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTMCP á châu phòng giao dịch ngọc lâm khoá luận tốt nghiệp 118 (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w