Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng:

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTMCP á châu phòng giao dịch ngọc lâm khoá luận tốt nghiệp 118 (Trang 35 - 40)

1.3.3.1. Nhóm chỉ tiêu định tính:

Việc đưa ra những chỉ tiêu định tính để đánh giá chất lượng tín dụng là rất khó khăn và chỉ mang tính tương đối. Nó còn phụ thuộc vào tình hình thực tế của từng ngân hàng để đưa ra những tiêu chí đánh giá riêng phù hợp với ngân hàng đó. Một khoản tín dụng được coi là chất lượng, DNNVV và NHTM phải đảm bảo các nguyên tắc dưới đây.

* về phía DNNVV:

- Sử dụng vốn đúng mục đích thỏa thuận trong hợp đồng.

- Hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng hạn.

- Vốn vay phải được đảm bảo bằng tài sản tương đương với giá trị vay.

- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.

- Mục đích vay vốn hợp pháp.

- Có phương án SXKD khả thi.

* về phía ngân hàng:

- Phải thực hiện đúng quy trình tín dụng trước và sau khi giải ngân.

- Thực hiện đúng theo quy định của ngân hàng đối với các khoản vay phải có tài sản đảm bảo có giá trị tương đương tại thời điểm đó.

- Cán bộ tín dụng phải có trình độ, năng lực cao để thẩm định các hợp đồng tín dụng giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng cũng như là các DN.

- Chính sách quản trị điều hành đúng đắn, chiến lược phát triển phù hợp với yêu cầu cạnh tranh, phát triển kinh doanh của ngân hàng trong từng giai đoạn cụ thể. - Nâng cao uy tín của ngân hàng bằng những chính sách cụ thể hướng đến phục vụ

lợi ích tối đa cho khách hàng, đối với các ngân hàng lớn càng phải ra sức xây dựng và củng cố uy tín của mình ngày một vững mạnh hơn.

1.3.3.2. Nhóm chỉ tiêu định lượng:

Thông qua các chỉ tiêu định lượng này ngân hàng có thể giảm sát được tình hình chất lượng tín dụng qua từng thời kì. Để có những kế hoạch cho kì tiếp theo.

a) Dư nợ tín dụng:

- Là chỉ tiêu phản ánh số tiền mà khách hàng đang còn nợ ngân hàng tại một thời điểm cụ thể, được xác định bằng số dư cuối kỳ trên bảng cân đối kế toán của ngân hàng.

DNTD đối với DNNVV

Tỷ trọng DNTD DNNVV = --- x 100 % Tổng DNTD của ngân hàng

- Chỉ tiêu này cho biết trong tổng số DNTD của ngân hàng thì dư nợ đối với DNVVN chiếm bao nhiêu phần trăm. Dư nợ thấp chứng tỏ ngân hàng không có khả năng mở rộng hoạt động cho vay, marketing của ngân hàng không hiệu quả, hoặc cũng có thể ngân hàng thực hiện tốt việc thu nợ nên tỷ trọng dư nợ đối với DNVVN thấp.

b) Doanh số cho vay:

- DSCV là tổng số tiền mà ngân hàng đã giải ngân cho doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định đã theo thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng.

- Ý nghĩa: DSCV cho biết quy mô cho vay của ngân hàng đối với từng khách hàng cụ thể trong một khoảng thời gian, DSCV càng lớn thể hiện mức độ tin cậy vào khách hàng của ngân hàng càng cao và khả năng tạo lợi nhuận từ hoạt động tín

24

Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng

dụng càng lớn, tuy nhiên nó còn phụ thuộc vào các rủi ro do yếu tố khách quan mà hoạt động tín dụng gặp phải.

• Mức tăng DSCVDNNVV = DSCVDNNVVnăm (t) - DSCVDNVV năm (t-1) Mức tăng DSCVDNNVV • Tỷ lệ tăng DSCVDNNVV =--- x 100% DSCVDNNVV năm (t -1) DSCVDNNVV • Tỷ trọng DSCVDNNVV = --- x 100% DSCV hoạt động tín dụng c) Doanh số thu nợ:

- DSTN là số tiền mà ngân hàng đã thu được từ khách hàng trong một khoảng thời gian nhất định.

- Ý nghĩa: DSTN phản ánh công tác giám sát, quản lý việc sử dụng nguồn vốn của ngân hàng vào việc cho vay các doanh nghiệp, đồng thời nó cũng phản ánh việc chấp hành hợp đồng tín dụng của khách hàng từ đó ngân hàng sẽ phân loại được từng đối tượng khách hàng. Nếu DSCV cao, DSTN thấp dẫn đến NQH tăng, công tác thu hồi vốn của ngân hàng trong kì đó là kém hiệu quả.

• Mức tăng DSTN DNNVV = DSTN DNNVV năm (t) - DSTN DNNVV năm (t-1)

Chỉ tiêu này phản ánh công tác thu hồi vốn và quản lý khoản vay của năm nay so với năm trước.

Mức tăng DSTN DNNVV

• Tỷ lệ tăng DSTN DNNVV =--- x 100 % Tổng DSTN DNNVV (t-1)

Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng

Chỉ tiêu này cho biết DSTN đối với DNNVV chiếm bao nhiêu trong tổng DSTN của hoạt động tín dụng từ đó cho biết chất lượng của khoản tín dụng đối với DNNVV.

d) Nợ quá hạn:

- Là khoản nợ mà khi đến hạn khách hàng không có khả năng thanh toán nợ gốc và lãi.

- Ý nghĩa: phản ánh chất lượng tín dụng của ngân hàng.

NQH của DNNVV

Tỷ lệ NQH DNNVV =---x 100% Tổng dư nợ đối với DNNVV

Chỉ tiêu này càng thấp chứng tỏ chất lượng tín dụng của ngân hàng là cao, và ngược lại.

e) Nợ xấu:

Chỉ dựa vào chỉ tiêu NQH thì chưa đánh giá chính xác về chất lượng tín dụng của ngân hàng. Theo quy định tại khoản 6 điều 2 quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3,4,5. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là tỷ lệ để đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng.

Tỷ lệ nợ xấu là tỷ lệ phần trăm giữa nợ xấu và tổng dư nợ của NHTM ở một thời điểm nhất định.

Nợ xấu DNNVV

Tỷ lệ nợ xấu DNNVV =--- x 100% Dư nợ DNNVV

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng mất vốn của ngân hàng, tỷ lệ này càng thấp càng tốt.

26

Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng

- Chỉ tiêu này đánh giá khả năng tổ chức quản lý vốn tín dụng và chất lượng tín dụng của ngân hàng trong việc đáp ứng nhu cầu về vốn của khách hàng.

Doanh số thu nợ

VQVTD =---x 100% Dư nợ bình quân

- Chỉ tiêu này cho ta biết một đồng vốn của ngân hàng được cho vay bao nhiêu lần trong năm. Hệ số này càng cao càng tốt chứng tỏ VQVTD ngân hàng càng nhanh, phản ánh việc thu hồi nợ nhanh và đúng hạn chứng tỏ nguồn vốn mà ngân hàng đầu tư vào hoạt động kinh doanh có hiệu quả.

g) Chỉ tiêu về lợi nhuận:

Lợi nhuận là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá một khoản tín dụng có chất lượng tốt hay không, nếu lợi nhuận của một ngân hàng tăng lên hàng năm phản ánh chất lượng tín dụng được nâng lên, lợi nhuận tăng chứng tỏ công tác giám sát và quản lý các khoản tín dụng của ngân hàng là tốt, giảm các khoản nợ xấu.

Lợi nhuận từ DNNVV

Tỷ lệ lợi nhuận DNNVV =---x100% Tổng lợi nhuận

Tỷ lệ này càng cao phản ánh lợi nhuận từ hoạt động tín dụng đối với DNNVV càng cao cho thấy chất lượng tín dụng của ngân hàng. Tuy nhiên đây cũng là một khía cạnh để đánh giá chất lượng tín dụng vì nó còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như: chính sách lãi suất, chính sách khách hang...

Tóm lại: Để đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng một cách toàn diện và

chính xác thì không chỉ dựa trên một chỉ tiêu mà phải đánh giá hết các chỉ tiêu định lượng và định tính để từ đó đưa ra những quyết định có nên mở rộng hay thu hẹp tín dụng với các DNNVV.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTMCP á châu phòng giao dịch ngọc lâm khoá luận tốt nghiệp 118 (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w