nhỏ và vừa:
Ngân hàng là ngành dịch vụ đã có lịch sử tồn tại và phát triển hàng trăm năm, trong đó tín dụng là dịch vụ cơ bản và mang lại phần lớn lợi nhuận cho ngân hàng. Đây là dịch vụ mang lại cho các ngân hàng siêu lợi nhuận song đồng thời cũng là dịch vụ chịu nhiều rủi rọ Một trong những rủi ro đáng sợ đối với Ngân hàng là RRTD và đây cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng mất khả năng thanh toán của ngân hàng. Trong cuộc khủng hoảng tài chính ngân hàng khu vực châu Á thời kỳ 1997-1998, và cuộc khủng hoảng tài chính-ngân hàng toàn cầu khởi đầu từ Mỹ những năm gần đây đã và đang cho thấy ngày càng nhiều ngân hàng trên thế giới công bố các khoản nợ xấu và thua lỗ lớn kỷ lục, trong đó có rất nhiều ngân hàng trong khu vực và
ạ0.l.ị,^,,ll. κ..lt.w.ụi
hàng trăm năm. Vì vậy, vấn đề nâng cao chất lượng tín dụng không chỉ đối là cần thiết đối với ngân hàng, với khách hàng mà còn đối với toàn xã hộị
1.3.2.1. Đối với NHTM:
Nâng cao chất lượng tín dụng là sự cần thiết khách quan vì sự tồn tại và phát triển lâu dài của hệ thống NHTM:
- Nâng cao chất lượng tín dụng tức là tăng khả năng quay vòng vốn tín dụng, qua đó mở rộng được các hình thức dịch vụ cung cấp cho khách hàng cũng như mở rộng quy mô vốn tín dụng cho một khách hàng. Như vậy không những duy trì được mối quan hệ với những khách hàng truyền thống mà còn mở rộng, thu hút thêm khách hàng mớị Đó là cách để các NHTM mở rộng thị trường, nâng cao lợi nhuận.
- Chất lượng tín dụng nâng cao sẽ giảm được chi phí nghiệp vụ, chi phí quản lý, và đặc biệt là giảm được những chi phí, thiệt hại rất lớn do không thu hồi được khoản tín dụng. Như vậy sẽ gia tăng khả năng sinh lời của các sản phẩm, dịch vụ mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng, gia tăng lợi nhuận của hệ thống NHTM.
1.3.2.2. Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa:
- Cung cấp kịp thời nhu cầu về vốn cho DNNVV: Chất lượng tín dụng cao sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng mở rộng thị trường, cung cấp tín dụng kịp thời, đáp ứng yêu cầu về vốn cho hoạt động SXKD của DNNVV.
- Lành mạnh hóa tình hình tài chính của DNNVV: Để đảm bảo nâng cao chất lượng tín dụng, NHTM phải tiến hành kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng vốn tín dụng của khách hàng qua đó cùng với khách hàng uốn nắn và chấn chỉnh kịp thời những thiếu sót trong hoạt động tài chính và kinh doanh của họ. Do vậy việc nâng cao chất lượng tín dụng góp phần phát triển chất lượng SXKD cũng như làm lành mạnh hóa tình hình tài chính của khách hàng.
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng 1.3.2.3. Đối với nền kinh tế - xã hội:
Tín dụng ngân hàng và nền kinh tế xã hội có mối quan hệ mật thiết hai chiềụ Tín dụng góp phần làm lành mạnh hóa nền kinh tế xã hội, tạo điều kiện cho kinh tế xã hội phát triển, ngược lại để hoạt động tín dụng có chất lượng đòi hỏi nền kinh tế phải ổn định, phải có cơ chế phù hợp, có sự phối hợp nhịp nhàng và hiệu quả giữa các cấp các ngành.
- Chất lượng tín dụng được bảo đảm và nâng cao là điều kiện cho NHTM làm tốt vai trò trung gian tài chính, là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư trong nền kinh tế, từ đó điều hòa nguồn vốn đầu tư hợp lý, giúp giảm bớt sự lãng phí của xã hội ở những nơi thừa vốn, giảm được khó khăn cho những nơi thiếu vốn.
- Chất lượng tín dụng được nâng cao cũng tạo điều kiện cho NHTM làm tốt vai trò trung tâm thanh toán của nền kinh tế thị trường. Vì khi chất lượng tăng lên nghĩa là các khoản tín dụng được thực hiện theo đúng thời hạn, do số đo vòng quay của vốn tín dụng tăng lên với một lượng tiền trong lưu thông không đổị Góp phần mở rộng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, qua đó tiết kiệm chi phí phát hành tiền.
- Tín dụng là một trong những công cụ để Đảng và Nhà nước thực hiện các chủ trương chính sách về phát triển kinh tế xã hội theo ngành, lĩnh vực. Chất lượng tín dụng nâng cao nghĩa đã nâng cao khả năng phân tích, đánh giá các đối tượng để ra quyết định đầu tư đúng đắn, giúp khai thác khả năng tiềm tàng của tài nguyên, lao động, đảm bảo cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển cân đối giữa các ngành nghề, các khu vực trong cả nước.
- Nâng cao chất lượng tín dụng còn góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định tiền tệ, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Như ta đã biết về khả năng tạo tiền của hệ thống NHTM, đó là thông qua việc cho vay chuyển khoản, thanh toán không dùng tiền mặt, các NHTM có khả năng mở rộng số tiền ghi sổ lên rất nhiều lần so
ậ,, a κ..lt.w.ụi
với số tiền thực tế mà NHTW đưa vào lưu thông. Như vậy, khi chất lượng tín dụng được nâng lên tạo khả năng giảm bớt lượng tiền trong lưu thông, góp phần hạn chế lạm phát, ổn định tiền tệ.
- Cuối cùng, nâng cao chất lượng tín dụng góp phần làm lành mạnh hóa quan hệ tín dụng, giảm thiểu và dần xóa bỏ tình trạng cho vay nặng lãi, tín dụng đen đang rất phổ biến hiện nay, gây ra nhiều vấn đề xã hội phức tạp.