2.2.1. Quy định chung trong hoạt động tín dụng tại PGD Ngọc Lâm:
Như chúng ta đã biết chiếm hơn 90% doanh nghiệp trong nước là các DNNVV, đóng góp không nhỏ cho sự phát triển và ổn định kinh tế của đất nước, từ đó ta thấy được tầm quan trọng của các doanh nghiệp này. Nhận thức được điều này PGD Ngọc Lâm đã coi DNNVV là khách hàng quan trọng để đưa ra những chính sách tín dụng hợp lý, thu hút nhiều các DNNVV hơn nữa.
Để được cấp tín dụng, không chỉ doanh nghiệp nói chung mà các DNNVV cũng phải đáp ứng điều kiện sau:
2.2.1.1. Nguyên tắc tín dụng:
- Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng;
- Phải hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.
- Tiền vay được phát bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản theo mục đích sử dụng tiền vay đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.
2.2.1.2. Điều kiện vay vốn:
- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.
- Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.
- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.
- Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ, NHNN Việt Nam và hướng dẫn của NHTMCP Á Châu.
44
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
- Có dự án, phương án đầu tư, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi, có hiệu quả; hoặc có dự án đầu tư; phương án phục vụ đời sống kèm phương án trả nợ khả thi.
2.2.2. Thực trạng chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tạiPGD Ngọc Lâm: PGD Ngọc Lâm:
2.2.2.1. Dư nợ tín dụng:
Bảng 2.5: Tình hình dư nợ tín dụng theo loại hình doanh nghiệp
giảm Tổng DNTD 103.39 100 184.07 100 221.54 100 80.68 78.03 37.47 20.3 6 DNTD đối với DNNVV 35.03 33.88 74.47 40.46 86.2 38.91 39.44 112.5 9 11.73 15.7 5 DNTD TPKT khác 68.36 66.12 109.6 59.54 135.34 74.01 41.24 60.33 25.74 23.4 9
Biểu đồ 2.5: Tỷ trọng dư nợ tín dụng theo loại hình doanh nghiệp Đơn vị: % 100ớ/ o 80ớ/o 60ớ/ 40ớ/ 20ớ/
0/ Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
■ Dư nợ tín dụng TPKT
khác
■ Dư nợ tín dụng
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Giá trị % Giá trị % Giá trị % Tăng % Tăng %
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
Dựa trên các phân tích về DNTD ở phần 2.1.3.2, tổng DNTD tại PGD Ngọc Lâm tăng lên trong năm 2011 nhờ chính sách tăng tốc cho vay để khai thác hiệu quả hạn mức tăng trưởng tín dụng phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp, và tăng chậm hơn trong năm 2012 do tình hình nợ xấu tăng cao và sự khó khăn của các doanh nghiệp vẫn chưa được cải thiện. Sau đây ta sẽ phân tích cụ thể DNTD đối với DNNVV qua từng năm. Với định hướng trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam của NHTMCP Á Châu, PGD Ngọc Lâm đã tập trung chú trọng phát triển đối tượng khách hàng là DNNVV, điều này cũng phù hợp với vị trí địa lý của ngân hàng khi các khu vực xung quanh PGD Ngọc Lâm tập trung chủ yếu là các DNNVV. Quan sát bảng số liệu trên ta thấy DNTD đối với các DNNVV luôn chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng dư nợ của ngân hàng, đạt 33.88% năm 2010, 40.46% năm 2011 và 38.91% năm 2012.
Không chỉ chiếm tỷ trọng lớn, DNTD đối với DNNVV tại PGD Ngọc Lâm cũng tăng qua các năm. Trong năm 2011, ngân hàng thực hiện chính sách tăng tốc cho vay hướng tới các DNNVV, cùng với đó, DNNVV cũng đang rất cần vốn, khả năng tài chính cũng đang được cải thiện từ nhiều sự hỗ trợ của Nhà nước như được gia hạn nộp thuế trong vòng 1 năm theo Quyết định 21/2011/QĐ-TTg,... Do đó, nhờ có sự phù hợp giữa định hướng phát triển của ngân hàng và nhu cầu của các doanh nghiệp, PGD Ngọc Lâm đã đẩy mạnh cho vay và nâng mức DNTD với DNNVV lên 74.47 tỷ đồng, tăng 112.59% so với năm 2010. Trong năm 2012, chính sách cấp tín dụng của PGD Ngọc Lâm đối với các DNNVV đã thận trọng hơn do tỷ lệ nợ xấu tăng cao trong năm 2011. Cùng với đó, nhu cầu vay vốn của các DNNVV khi bước sang năm 2012 cũng suy giảm đáng kể. Nguyên nhân là do doanh thu sụt giảm do sức mua của thị trường kém, và DNNVV đã phải chịu chi phí lãi vay cao trong suốt năm 2011, dẫn đến lợi nhuận của doanh nghiệp giảm và có khá ít doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng SXKD. Vậy nên DNTD đối với DNNVV tại PGD Ngọc Lâm trong năm 2012 mặc dù tăng nhưng với tốc độ chậm, dù đã có sự hỗ trợ của NHTMCP Á Châu khi ban hành gói “Giải pháp tài chính dành cho khách hàng DNNVV” với tổng hạn mức dành cho chương trình lên đến
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
1.000 tỷ đồng, tuy nhiên tốc độ tăng DNTD đối với DNNVV chỉ đạt 15.75%, và dự nợ đạt mức 86.2 tỷ đồng.
Bảng 2.6: Tình hình dư nợ tín dụng đối với DNNVV theo kì hạn
DNTD DNNVV 35.03 100 74.47 100 86.2 010 39.44 112.59 11.73 15.75 Ngắn hạn 28.74 82.0 4 65.3 87.68 79.74 92.5 36.56 172.2 14.44 22.11 Trung dài hạn 6.29 17.96 9.17 12.32 6.46 7.5 2.88 45.79 -2.71 29.55-
Chỉ tiêu
Giá
trị % Giá trị % Giá trị % Tăng % Tăng %
DSCV 167. 08 0 10 54275. 0 10 64387. 0 10 108.46 264.9 112.1 40.68 DSCV DNNVV 58.6 8 1235. 23119. 2743. 17145. 37.45 560.5 19103. 4 25.9 21.76 DSCV TPKT khác 108. 4 64. 88 156. 31 56. 73 242. 47 62.5 5 47.9 2 44.21 86.1 6 55.12
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2010-2012 PGD Ngọc Lâm)
DNTD đối với các DNNVV tại PGD Ngọc Lâm tăng trong giai đoạn 2010-2012 cùng với một cơ cấu cho vay rất hợp lý. PGD Ngọc Lâm đã tập trung cho vay DNNVV với các kì hạn ngắn, luôn chiếm trên 80% dư nợ và tăng qua cả 3 năm. Ngân hàng tập trung chủ yếu cho vay ngắn hạn trong giai đoạn này vì 3 nguyên nhân. Thứ nhất, do tỷ lệ nợ xấu tăng cao nên tiêu chí quan trọng nhất mà PGD Ngọc Lâm hướng tới là bảo đảm an toàn nguồn vốn, thu hồi vốn nhanh và hiệu quả. Thứ hai, nhu cầu vay dài hạn mở rộng SXKD của doanh nghiệp thấp do sức mua suy giảm, hàng tồn kho tăng cao, doanh nghiệp không đạt lợi nhuận đề ra. Cuối cùng, tốc độ tăng nguồn vốn huy động trung dài hạn của ngân hàng đang giảm dần, do đó ngân hàng tập trung cho vay kì hạn ngắn để đảm bảo cho công tác quản trị rủi ro thanh khoản. Ngược lại, DNTD trung dài hạn trong 3 năm luôn chiếm tỷ trọng nhỏ, đạt 17.96% năm 2010 và giảm xuống 7.5% năm 2012. Điều này cho thấy hoạt động tín dụng của PGD Ngọc Lâm là khá sát với thị trường và đảm bảo mức độ an toàn trong công tác quản trị rủi ro.
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
2.2.2.2. Doanh số cho vay:
Bảng 2.7: Tình hình doanh số cho vay đối với các DNNVV
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Giá trị % Giá trị
% Giá trị % Tăng % Tăn
g % Tổng DSTN 122.6 4 100 235.8 1 100 343.98 100 113.17 92.28 108.17 45.87 DSTN DNVVN 49.3 40.2 107.2 5 45.48 140.58 40.87 57.95 117.55 333.3 31.08 DSTN TPKT khác 73.34 59.8 128.5 6 54.52 203.4 59.13 55.22 75.29 74.8 4 58.21
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2010-2012 PGD Ngọc Lâm)
Nhìn vào số liệu từ bảng trên cho thấy giá trị DSCV các DNNVV của PGD Ngọc Lâm liên tục tăng qua các năm. Năm 2010, DSCV các DNNVV là 58.68 tỷ đồng chiếm khoảng 35.12% tỷ trọng tổng DSCV. Năm 2011, do thực hiện chính sách tăng tốc tín dụng từ đầu năm, cùng với việc cấp tín dụng linh hoạt và kịp thời, giá trị DSCV tăng 60.55 tỷ đồng và chiếm tỷ trọng lớn hơn năm 2010, đạt 43.27% trong tổng DSCV, góp phần nâng cao thị phần cho toàn ngân hàng. Bước sang năm 2012, DSCV các DNNVV tiếp tục tăng lên, tuy nhiên do nợ xấu tăng cao từ năm 2011 và các doanh nghiệp bước sang năm 2012 đã khó khăn hơn rất nhiều, nên mức tăng đã giảm đi, cụ thể là tăng 25.94 tỷ đồng so với năm 2011, đạt 145.17 tỷ đồng. Để đạt được kết quả trên ngân hàng đã nỗ lực và cố gắng không ngừng trong việc mở rộng quan hệ tín dụng, nâng cao chất lượng tín dụng đến khách hàng.
2.2.2.3. Doanh số thu nợ:
Tín dụng là hoạt động kinh doanh chính mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Cũng giống với các loại hình kinh doanh khác, hoạt động tín dụng luôn tiềm ẩn rủi ro, và rủi
48
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
ro lớn nhất là khả năng thu hồi vốn tín dụng đã cấp cho khách hàng. Để đánh giá ngân hàng có kiểm soát RRTD tốt hay không, ta có thể dùng chỉ tiêu DSTN, là doanh số ngân hàng có thể thu về từ khoản tín dụng đã cấp. Sau đây ta sẽ quan sát và phân tích DSTN tại PGD Ngọc Lâm.
Bảng 2.8: Tình hình doanh số thu nợ đối với các DNNVV
Chỉ tiêu 2011Đơn 2012
DSTN DNNVV 49.3 107.25 140.58
DSCV DNNVV 58.68 119.23 145.17
DSTN / DSCV (%) 84.01 89.74 96.84
Biểu đồ 2.6: Tình hình doanh số thu nợ đối với các DNNVV
Đơn vị: Tỷ đồng
□ Doanh số thu nợ TPKT
khác
□ Doanh số thu nợ
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
Theo phân tích tại phần 2.1.3.2, ta nhận thấy DSTN của PGD Ngọc Lâm tăng khá nhanh trong giai đoạn 2010-2012. Về DSTN đối với DNNVV, năm 2011 đạt mức tăng khá cao, tăng 117.55% so với năm 2010 và đạt 107.05 tỷ đồng. Có hai nguyên nhân dẫn đến DSTN đối với DNNVV năm 2011 tăng mạnh: Thứ nhất là nợ xấu bắt đầu là vấn đề đáng báo động từ năm 2011, từ đó ngân hàng đã tập trung chú trọng vào công tác quản lý và thu hồi nợ, thứ hai là DSCV và DNTD đối với DNNVV tăng mạnh trong năm 2011 dẫn tới hệ quả là DSTN cũng tăng lên trong điều kiện chất lượng công tác thu hồi nợ đang được cải thiện đáng kể. Bước sang năm 2012, do tình trạng khủng hoảng tiếp tục kéo dài, sức mua suy giảm nghiêm trọng, hàng tồn kho tăng cao, nhiều DNNVV đã không duy trì được hoạt động SXKD của mình. Theo Bộ Công Thương, tính đến 12/2012, cả nước đã có 265.027 DNNVV phá sản, trong đó có nhiều doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, đây là 2 lĩnh vực nằm trong một phần DNTD của PGD Ngọc Lâm. Do vậy trong năm 2012, PGD Ngọc Lâm mặc dù đã thu hồi được nợ của DNNVV là 144.02 tỷ đồng, tăng 36.77 tỷ đồng so với năm 2011, tuy nhiên tốc độ tăng giảm mạnh so với năm 2011 và chỉ đạt 31.08%.
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2010-2012 PGD Ngọc Lâm)
DSCV và DSTN đối với DNNVV tại PGD Ngọc Lâm đều tăng trong giai đoạn 2010-2012. Tuy nhiên, nhiều khi cả hai con số trên đều tăng, nhưng tốc độ tăng của DSTN lại nhỏ hơn tốc độ tăng của DSCV, điều này là không tốt mặc dù DSTN có tăng
Chỉ tiêu
2010 2011 2012
Giá trị % Giá trị % Giá trị %
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
lên. Vậy nên, để xem xét hiệu quả thực tế của công tác thu hồi nợ, ta cần xem xét tới tỷ lệ DSTN/DSCV qua các năm. Dựa vào bảng số liệu trên, ta thấy tỷ lệ DSTN/DSCV tăng liên tục qua các năm và đạt mức cao nhất trong năm 2012 là 96.84%, điều này cho thấy cùng với việc đẩy mạnh cấp tín dụng, việc thu hồi nợ của ngân hàng đã được thực hiện rất tốt. Ngân hàng đã áp dụng các biện pháp linh hoạt để có thể thu hồi được các khoản nợ còn tồn đọng từ những năm trước cố gắng không để phát sinh thêm nợ xấu và NQH, chú trọng công tác thẩm định trước, trong, và kiểm soát sau khi cho vay, giảm thiểu rủi ro, tích cực đôn đốc các khách hàng trả nợ gốc và lãi đúng hạn.
Như vậy, DSTN đối với DNNVV mà PGD Ngọc Lâm đạt được là khá tốt. Dù DSTN tăng một phần là nguyên nhân khách quan do hệ quả của chính sách đẩy mạnh cho vay của PGD Ngọc Lâm từ năm 2011, tuy nhiên, trước những khó khăn chung của nền kinh tế, việc đạt được kết quả trên chắc chắn là do sự cố gắng, giám sát chặt chẽ công tác thu hồi nợ, và theo dõi sát sao mục đích sử dụng vốn của doanh nghiệp. Đồng thời PGD Ngọc Lâm cũng đã thực hiện nghiêm túc các chủ trương nâng cao chất lượng tín dụng, cho vay có chọn lọc, tập trung cho vay các DNNVV, hộ SXKD có hiệu quả, hạn chế cho vay các lĩnh vực phi sản xuất như kinh doanh bất động sản và chứng khoán, tháo gỡ kịp thời khó khăn cho các khách hàng sản xuất, xuất khẩu gặp khó khăn về vốn, từ đó đạt hiệu quả cao nhất trong công tác thu hồi nợ.
2.2.2.4. Nợ quá hạn và nợ xấu:
Chỉ tiêu NQH và nợ xấu phản ánh chất lượng các khoản tín dụng đã cấp của ngân hàng. Theo QĐ493/2005/QĐNHNN, NQH là các khoản nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5, nợ xấu là các khoản nợ từ nhóm 3 tới nhóm 5. Tỷ lệ NQH và nợ xấu của ngân hàng cho thấy năng lực thẩm định, quản lý, giám sát và thu hồi nợ của ngân hàng.
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
Bảng 2.10: Nợ quá hạn đối với DNNVVtại PGD Ngọc Lâm
NQH DNNVV 06 3.06 26 7.31 408 12.14
NQH/Dư nợ DNNVV 1.72 3.49 4.73
Chỉ tiêu
2010 2011 2012
Giá trị % Giá trị % Giá trị %
Tổng nợ xấu 0.85 2Ã2 3.88 Dư nợ DNNVV 35.03 74.47 862 Nợ xấu DNNVV 0.29 34.12 079 37.12 Ĩ?ÕĨ 26.03 Nợ xấu / Dư nợ DNNVV 0.83 1.06 1.17 Nợ xấu/Nợ quá hạn DNNVV 48.33 30.38 24.75
Bảng 2.11: Nợ xấu đối với DNNVV tại PGD Ngọc Lâm
2010 2011 2012
DSTN đối với DNNVV 49.3 107.25 140.58
DNTD đối với DNNVV 35.03 74.47 86.2
Vòng quay vốn tín dụng 141 144 1.63
52
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2010-2012 PGD Ngọc Lâm)
Xem xét xu hướng biến động chung của nợ xấu và NQH của PGD Ngọc Lâm. Trong 3 năm liên tiếp từ 2010 đến 2012, tỷ lệ NQH và nợ xấu đối với DNNVV tại PGD Ngọc Lâm liên tục gia tăng, tuy nhiên với giá trị không cao. Năm 2010 là năm ngân hàng có tỷ lệ NQH và nợ xấu đối với DNNVV là thấp nhất, chỉ chiếm 1.72% và 0.83% DNTD đối với DNNVV. Tuy nhiên, bước sang năm 2011, đối với lịch sử ngành ngân hàng, đây là lần đầu tiên cơ quan quản lý Nhà nước chủ động công bố tỷ lệ nợ xấu, điều này cho thấy vấn đề nợ xấu là vấn đề cấp bách của toàn hệ thống nói chung và của PGD Ngọc Lâm nói riêng. Với tình trạng đóng băng của bất động sản, sản xuất trì trệ và sự cạnh tranh không lành mạnh trong việc huy động vốn đẩy lãi suất cho vay tăng cao làm cho các doanh nghiệp càng lâm vào tình cảnh khó khăn, nhiều khách hàng của PGD Ngọc Lâm không trả được lãi và gốc đúng hạn, dẫn tới tỷ lệ NQH và xấu tăng cao, trong đó NQH tăng 2 tỷ đồng lên 2.6 tỷ đồng, chiếm 3.49% dư nợ, còn nợ xấu tăng thêm 1.27 tỷ đồng lên 2.12 tỷ đồng, chiếm 1.06% dư nợ. Khó khăn của nền kinh tế và sự hoạt động trì trệ của phần lớn các doanh nghiệp vẫn tiếp tục trong năm 2012, trên thực tế NQH và
53
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
nợ xấu của ngân hàng đã được tích lũy một thời gian dài, và trong điều kiện khó khăn thì các khoản nợ này sẽ càng dễ phát sinh. Vì vậy, tỷ lệ nợ xấu năm 2012 tiếp tục tăng lên, chiếm 1.75%, ở mức 3.88 tỷ đồng. Tuy nhiên, PGD Ngọc Lâm từ năm 2011 đã tập trung triệt để quản lý và thu hồi nợ, và tiếp tục thực hiện chặt chẽ hơn trong năm 2012, do vậy NQH và nợ xấu mặc dù tăng nhưng tốc độ tăng đã chậm lại so với năm 2011.
Trong giai đoạn 2010 - 2012, tỷ lệ nợ xấu/NQH của DNNVV đã giảm từ 48.33%