Thực trạng hiệu quả hoạt động cho thuê tài chính của Công ty cho thuê tà

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho thuê tài chính tại công ty TNHH một thành viên cho thuê tài chính NH TMCP ngoại thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 134 (Trang 35 - 59)

tài chính Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

2.2.1. Thực trạng hiệu quả hoạt động cho thuê tài chính của Công ty cho thuêtài chính Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam tài chính Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

2.2.1.1. Hoạt động cho thuê tài chính

Xét về tình hình dư nợ của công ty

Bảng 2.2: Tình hình tăng trưởng dư nợ CTTC năm 2010-2012

26

Năm 2010 dư nợ cho thuê tài chính của Công ty là 1.190.897 triệu đồng, tăng 13,9% so với năm 2009 nhưng vẫn thấp hơn 4% so với kế hoạch đặt ra đầu năm là 18%. Điều này là do kinh tế thế giới năm 2010 mặc dù đang phục hồi sau khủng hoảng tài chính toàn cầu và có những chuyển biến tích cực, song nhìn chung chưa thực sự ổn định và còn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất lợi tác động đến kinh tế nước ta. Ở trong nước, thiên tai liên tiếp xảy ra, gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống dân cư , thị trường tài chính tiền tệ thì biến động phức tạp, lạm phát những tháng cuối năm lại có xu hướng tăng cao... Thêm vào đó, trong “Chính sách quản lý rủi ro” được ban hành kèm theo Quyết định số 40/QĐ-CTTC.HĐQT ngày 30/09/2010 của Hội đồng Quản trị Công ty CTTC NHTMCP NTVN, giới hạn CTTC đối với một khách hàng là 25% vốn tự có và giới hạn CTTC đối với một nhóm khách hàng có liên quan là 50% vốn tự có của Công ty. Các dự án/Khách hàng có mức tài trợ/tổng mức tài trợ vượt 10% vốn tự có phải được thông qua Hội đồng Quản trị Công ty. Các quy định về giới hạn cho thuê này cũng chính là quy định về giới hạn cho thuê quy định tại Luật các Tổ chức Tín dụng năm 2010.Những tác động trên dẫn đến việc Công ty vẫn gặp phải nhiều khó khăn trong công tác huy động vốn cũng như việc quyết định cho thuê đối với một hoặc một nhóm khách hàng. Điều này buộc Công ty phải hạn chế trong việc tiếp cận khách hàng dẫn đến dư nợ CTTC không đạt được như chỉ tiêu đặt ra.

Năm 2011, dư nợ CTTC của công ty là 1.286.698 triệu đồng, tăng 8,04% so với năm 2010 nhưng vẫn chưa đạt được như chỉ tiêu đề ra là 16%. Nguyên nhân sụt giảm một phần là do Công ty tập trung vào củng cố năng lực quản lý, nâng cao khả năng kiểm soát rủi ro, xử lý nợ xấu. Mặt khác, do tác động nặng nề, phức tạp của khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu và những yếu kém nội tại của nền kinh tế như: Phát triển thiếu bền vững, lạm phát và lãi suất tín dụng còn cao, sản xuất, kinh doanh còn nhiều khó khăn.. .đã ảnh hưởng không nhỏ đến tăng trưởng dư nợ của công ty.

Đến 31/12/2012, dư nợ CTTC của Công ty đạt 1.346.346 triệu đồng, tăng 59.648 triệu đồng (tăng 4,6%) so với cuối năm 2011 và thấp hơn so với hạn mức

Năm 2010 2011 2012

Dư nợ CTTC 1.190.897 1.286.698 1.346.346

Nợ xấu 95.646 83.217 64.245

Tỷ lệ nợ xấu / Dư nợ CTTC (%) 8.03% 6.47% 4.77%

tăng trưởng tối đa được NHNN VN cho phép (15%). Nguyên nhân chủ yếu do Công ty chủ trương thận trọng trong việc tiếp cận và thẩm định đối với khách hàng thuê mới trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều biến động khó lường. Công ty gặp khó khăn trong công tác huy động vốn trung và dài hạn do sự thay đổi chính sách của NHNN tại Thông tư 21/2012/TT-NHNN ngày 18/06/2012 quy định về đi vay và cho vay của các TCTD trong đó quy định các TCTD chỉ được cho vay, đi vay lẫn nhau để bù đắp thiếu hụt tạm thời dự trữ bắt buộc, khả năng chi trả và cân đối trong ngắn hạn (<1 năm) dẫn tới khó khăn về huy động vốn để cho thuê của các công ty CTTC). Những khó khăn của nền kinh tế dẫn đến ít doanh nghiệp triển khai kế hoạch mở rộng kinh doanh.

Năm 2012 Công ty đứng thứ 4 về thị phần trong số 12 công ty CTTC tại thị trường Việt Nam. Công ty có danh mục 411 khách hàng phân bổ trên toàn quốc, chiếm vị trí thứ 3 về danh mục khách hàng, với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau từ các khách hàng cá nhân cho tới các tổ chức kinh tế như các DNVVN tới các tập đoàn tài chính lớn; ngành nghề kinh doanh đa dạng trong các lĩnh vực như sản xuất, thương mại dịch vụ, khai khoáng, chế biến thực phẩm,...Với nhiều khách hàng có thương hiệu lớn, uy tín như Bánh kẹo Hữu Nghị, Giầy Thái Bình, Than Cao Sơn, Than Cọc 6, Nhựa Ngọc Nghĩa, Tổng Công ty Xây lắp Dầu khí, Công ty Thép Nhật Quang, Công ty TNHH Hyundai Alumimnium, ...Trong đó có 10 khách hàng lớn nhất đạt dư nợ 401 tỷ đồng chiếm 34% dư nợ. Những khách hàng này thuộc nhóm khách hàng lớn, có quan hệ tín dụng với công ty từ lâu và có quan hệ lịch sử tín dụng tốt. Điều này đã làm cho dư nợ tiêu chuẩn của công ty tăng lên 197 tỷ tương đương 18.47%.

Xét về tình hình nợ xấu của công ty

Bảng 2.3: Tình trạng nợ xấu tại công ty giai đoạn 2010-2012

Nguồn: Số liệu được tính toán và trích từ BCĐKT của Công ty Cho thuê Tài chính NH TMCP NTVN giai đoạn 2010-2012.

Biểu đồ 2.2: Tình trạng nợ xấu tại công ty giai đoạn 2010-2012

Năm 2010 tỷ lệ nợ xấu là 8,03%. Nguyên nhân là do dư âm từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2007 - 2008 đã tác động không nhỏ đến nền kinh tế nước ta. Tình trạng đóng băng của thị trường tài chính khiến nhiều doanh nghiệp không có khả năng thanh toán các khoản nợ, thậm chí nhiều doanh nghiệp bị phá sản. Điều này khiến Công ty bị gia tăng đột biến các khoản nợ xấu. Tỉ lệ nợ xấu đã bắt đầu tăng cao bắt đầu từ cuối năm 2007 do kể từ Quý II/2007 Công ty thực hiện phân loại nợ theo Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN với các tiêu chí phân loại nợ khắt khe, và chặt chẽ hơn so với Quyết định 493/2005/NHNN, phản ánh sát thực hơn mức độ rủi ro hoạt động kinh doanh của Công ty. Điều này khiến cho nợ xấu của

29

trạng trên, Công ty đã không ngừng đưa ra các giải pháp để từng bước đưa số nợ xấu trên về mức116 tỷ đồng năm 2009 và 95 tỷ đồng năm 2010. Đây thực sự là một thành tích đáng ghi nhận.

Năm 2011, nền kinh tế thế giới và trong nước đang trải qua giai đoạn khó khăn nhất do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính, kinh tế toàn cầu, khả năng trả nợ của Bên thuê tiếp tục bị suy giảm. Do đó để đạt mục tiêu mở rộng hoạt động cũng như nâng cao hiệu quả kinh doanh thì sự nỗ lực của Công ty trong công tác quản trị rủi ro có vai trò hàng đầu. Cuối năm 2011, Công ty đã tăng vốn điều lệ lên 500 tỷ đồng, làm cho tỷ lệ VCSH/ Nợ xấu cũng đã được cải thiện đáng kể, năm

2011 tỷ lệ này đạt 6,48 lần, và năm 2012 tăng lên thành 9,10 lần. Điều này một mặt giúp Công ty chủ động về vốn hơn trong HĐKD, mặt khác cũng tăng cường đáng kể khả năng chống đỡ rủi ro nợ xấu của Công ty. Tỷ lệ nợ xấu của công ty cũng đã giảm xuống mức 6,47%.

Đến năm 2012 tỷ lệ nợ xấu chỉ còn lại 4,77%. Với việc đưa tỷ lệ nợ xấu năm 2012 xuống 4,77% Công ty đã đạt được bước tiến lớn trong việc xử lý nợ xấu. Để có được kết quả này Công ty cũng đã thực hiện một loạt các biện pháp nhằm miễn, giảm lãi, cơ cấu nợ cho các khách hàng nhằm động viên khách hàng trả nợ theo định hướng của NHNN VN đồng thời với việc kiên quyết áp dụng các biện pháp mạnh như khởi kiện, thu hồi tài sản để bán phát mại... đối với các khách hàng trây ì, không có thiện chí trả nợ. Tuy nhiên, cùng với bối cảnh chung của nền kinh tế nhiều khách hàng xấu vẫn thực sự gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, dẫn đến không có nguồn để trả nợ. Theo các quy định hiện tại, với tỷ lệ nợ xấu dưới 5% Công ty đủ điều kiện để được NHNN cấp phép hoạt động cho vay vốn lưu động (theo quy định của Luật các TCTD năm 2010).

Nhóm nợ

Dư Nợ Theo Nhóm Tăng giảm

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2011/2010 2012/2011

Giá

trị % trị Giá % Giá trị % ±Giá trị ±% ±Giá trị ±%

Nhóm 1 1.066.76 6 89,58 1.166.07 3 90.63 1.263.76 5 93.87 99.30 7 17 5 97.692 3,2 4 Nhóm 2 28.48 6 9 2,3 7 37.40 2,91 4 18.33 6 17 8.921 2 07 (19.073) 5) (1,5 Nhóm 3 15.08 2 17 7 7.64 5 05 9“ 323^ 07 7 (7.437 ) (0,6 8) (7.322) (0,5 7) Nhóm 4 8.16 7 06 8^ 5.18 3 07^ 27.41 1 2,0 4 (2.984 ) (0,2 8) 22.228 174 - Nhóm 5 72.39 5 8 60 7 70.38 7 57 1 36.51 1 2,7 ) (2.008 1) (0,6 (33.876) 6) (2,7 Tổng dư nợ 1190.89 7 100" 1286.69 5 ĨÕ0" 1.346.34 4 ĨÕ0" 95.79 8 070^ 59.649 0,0 0 Nợ xấu 95.64 6 3 80 5 83.21 7 67 5 64.24 7 4,7 (12.431) 6) (1,5 (18.970) 07^ 31

Bảng 2.4: Tình trạng phân loại nợ giai đoạn 2010-2012

32

Năm 2011, tổng dư nợ tăng 8,04%. Trong đó nợ dưới tiêu chuẩn giảm 0,68%, nợ nghi ngờ giảm 0,28%, nợ có khả năng mất vốn giảm 0,61%, chỉ có nợ quá hạn là tăng 0,52%. Nợ xấu giảm 12.431 triệu đồng, tỉ lệ nợ xấu/ tổng dư nợ giảm 5,6% so với năm 2010. Để có được kết quả này, công ty đã chủ trương phát triển dư nợ thông qua việc tài trợ cho thuê những dự án lớn của các khách hàng truyền thống, các khách hàng tốt trong hệ thống của VCBL, các khách hàng lớn của các tổ chức tín dụng khác và đặc biệt là hướng tới các khác h hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ với các loại tài sản có tính thanh khoản cao.

Năm 2012 tổng dư nợ các nhóm tăng 4,64% so với năm 2011. Trong đó nợ nhóm 1 tăng 3,24% so với 2011. Nợ nhóm 2 giảm 1,55% so với 2011. Nợ nhóm 3 giảm 0,57%, nợ nhóm 4 tăng 1,64%, nợ nhóm 5 giảm 2,76%. Tổng hợp lại Nợ xấu giảm 18,9 tỷ so với năm 2011, và tỷ trọng nợ xấu trong tổng dư nợ giảm 1,7% so với năm 2011. Tính đến năm 2012, nợ nhóm 4 vẫn chiếm 42,67% nợ xấu, nợ nhóm 5 vẫn chiếm tới 56,8% nợ xấu, điều này thể hiện rủi ro mất vốn mà Công ty phải đối mặt là rất lớn. Tuy nhiên, Công ty vẫn tiếp tục quyết liệt trong công tác xử lý và thu hồi nợ xấu nên tỷ lệ nợ xấu của Công ty đã giảm từ mức 6,47% năm 2011 xuống còn 4,77% năm 2012. Đây là nỗ lực rất lớn của Công ty trong giai đoạn nền kinh tế có nhiều biến động bất thường và nợ xấu chung của toàn ngành ngân hàng đã lên cao tới mức báo động.

Xét về mức độ chuyển nợ xấu, thì trong tổng số 64,2 tỷ đồng nợ xấu tại thời điểm 30/11/2012, có 29.25 tỷ đồng là do nợ nhóm 1 năm 2011 chuyển sang, 11.06 tỷ đồng nợ nhóm 2 từ năm 2011chuyển sang, 23.93 tỷ đồng là nợ là xấu năm 2011 chuyển sang. Không có nợ giải ngân trong năm chuyển thành nợ xấu.

Xét về mức độ tập trung nợ xấu, tại thời điểm 31/12/2012, 10 khách hàng có nợ xấu lớn nhất vẫn chiếm 51,3 tỷ đồng, tức chiếm 79,90% tổng dư nợ xấu và chiếm 3,8% tổng dư nợ toàn Công ty. Một số khách hàng này phát sinh

Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng

nợ xấu năm 2012, còn lại phần lớn vẫn là những khách hàng cũ có nợ xấu kéo dài từ những năm trước.

Xét về công tác thu hồi xử lý nợ xấu: Tỉ lệ nợ xấu cao đã ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh cũng như sự an toàn trong hoạt động của Công ty. Nhận thức được vấn đề này, công tác thu hồi nợ xấu, và quản lý rủi ro tín dụng đã liên tục được coi là nhiệm vụ hàng đầu trong giai đoạn đoạn này.

Hoạt động thu hồi nợ xấu tiếp tục được Công ty triển khai tích cực. Nhờ vậy, tỉ lệ nợ xấu từng bước được kiểm soát và hạ thấp. Nợ xấu của Công ty giảm từ mức 95.6 tỷ đồng tại thời điểm 31/12/2010 (tương ứng với 8.3%) xuống còn 83 tỷ đồng, tương đương 6,47% so với năm 2011. Năm 2012 Nợ xấu của Công ty tiếp tục giảm mạnh xuống còn 4,77% tương đương hơn 64 tỷ đồng, cao hơn mức kế hoạch công ty đặt ra từ đầu năm là dưới 5%.

Trong số 83,2 tỷ đồng nợ xấu năm 2011 chuyển sang, trong năm 2012 Công ty đã xử lý được 59,27 tỷ đồng nợ xấu, và chỉ còn 23,93 tỷ đồng nợ xấu của năm 2011 chuyển sang chưa được xử lý.

Tổng cộng trong năm 2012, Công ty đã thu thực tế 35,89 tỷ đồng, sử dụng dự phòng 47,81 tỷ đồng, đối với các khoản nợ đã sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro, Công ty đã thu hồi thực tế được 4,10 tỷ đồng.

Để đảm bảo an toàn cho hoạt động CTTC, Công ty thực hiện tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của NHNN về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro. Toàn bộ các khoản nợ xấu được Công ty trích lập dự phòng đầy đủ. Năm 2010, quỹ dự phòng rủi ro tín dụng của Công ty là 74 tỷ đồng, bằng 77% tổng số nợ xấu của Công ty. Năm 2011, quỹ dự phòng rủi ro tín dụng của Công ty đạt 73 tỷ đồng, tương đương với 87,9% nợ xấu của Công ty. Năm 2012 Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng của Công ty đạt 39,3 tỷ đồng, tương đương với 61,02% nợ xấu của Công ty.

Trong bối cảnh chung của nền kinh tế, tỷ lệ nợ xấu của các công ty

CTTC là một vấn đề rất lo ngại và đáng quan tâm. Theo số liệu của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, các công ty cho thuê tài chính thuộc nhóm các tổ chức tín dụng có tỷ lệ nợ xấu cao nhất. So với các công ty cho thuê tài chính khác, Công ty CTTC Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam có tỷ lệ nợ xấu cao thứ 4, vẫn nằm trong nhóm các công ty cho thuê tài chính có tỷ lệ nợ xấu tương đối cao và tiểm ẩn nhiều rủi ro. Tuy nhiên kết quả trong việc giảm tỷ lệ nợ xấu trong những năm gần đây thể hiện nỗ lực rất lớn của Công ty trong công tác quản trị rủi ro, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Xét về cơ cấu tài sản CTTC của công ty

Bảng 2.5: Cơ cấu tài sản CTTC dạng rút gọn

Máy móc thiết bị sản xuất

(2+5+6+7+11+13+14+15) 534.452 39,72% 457.022 35,90%

Phương tiện vận tải (1) 387.496 28,80% 405.082 31,82% Máy móc thiết bị xây dựng (3+4) 353.655 26,28% 341.438 26,82%

Máy móc thiết bị khác 69.975 5,20% 69.361 5,45%

Dư nợ trọng Dư nợ

trọng

1

Phương tiện vận tải (đường bộ,

đường thủy) 387.496 28,80% 405.082 31,82%

^2 Máy móc thiết bị sản xuất khác 375.454 27,90% 250.290 19,66%

^3 Máy móc xây dựng 196.614 14,61% 210.049 16,50% 1 Máy công cụ 157.041 11,67% 131.388 10,32% 5 MMTB sx chế biến lương thực, thực phẩm 66.596 4,95% 86.212 6,77% 6 MMTB sx VLXD, đồ sành sứ, thủy tinh 38.676 2,87% 61.849 4,86% 7 MMTB sản xuất da, in VPP và văn hóa phẩm 35.729 2,66% 50.959 4,00% 1 Thiết bị điện 23.227 1,73% 25.749 2,02% 9

MMTB viễn thông, thông tin, điện tử, tin học

23.209 1,72% 28.788 2,26%

lõ Tài sản khác 18.684 1,39% 5.197 0,41%

^π MMTB ngành nông, lâm nghiệp 13.915 1,03% 0,00%

~Ỹ2 MMTB điện ảnh, y tế 4.852 0,36% 9.626 0,76%

13 MMTB sản xuất giấy 2.306 0,17% 4.584 0,36%

14 MMTB sx dược phẩm ^940 0,07% 0,00%

15 Máy móc thiết bị ngành may mặc 133 0,06% 3.125 0,25%

Tổng cộng 1.345.58

0

I00 1.272.904 I00

Nguon : BCĐKT của Công ty CTTC NH TMCP NTVN năm 2011-2012

Bảng 2.6: Cơ cấu tài sản CTTC dạng chi tiết

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho thuê tài chính tại công ty TNHH một thành viên cho thuê tài chính NH TMCP ngoại thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 134 (Trang 35 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w