Đối với Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho thuê tài chính tại công ty TNHH một thành viên cho thuê tài chính NH TMCP ngoại thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 134 (Trang 84 - 88)

Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

71

riêng cho các công ty CTTC như quy định về tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động,

quy định về phân loại nợ và trích lập DPRR.... dành riêng cho các công ty CTTC

nhằm phù hợp và kích thích hoạt động CTTC tại thị trường Việt Nam.

> Một số kiến nghị cụ thể:

- Do đặc thù mạng lưới hẹp, số lượng lao động hạn chế, lại chỉ được huy động vốn trung và dài hạn, nên khả năng huy động vốn của các công ty CTTC nói chung và Công ty nói riêng là khá khó khăn. Nguồn vốn của các công ty CTTC trực thuộc các tổ chức tín dụng thương mại chủ yếu phụ thuộc vào Tổ chức tín dụng là ngân hàng mẹ. Tuy nhiên, căn cứ theo Điểm 6, Điều 8, Mục 2, Chương 2 Thông tư số 13/2010/TT-NHNT ngày 20/05/2010 quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD thì: “6. TCTD không được cấp tín dụng không có bảo đảm, cấp tín dụng với những điều kiện ưu đãi cho các doanh nghiệp mà TCTD nắm quyền kiểm soát và phải tuân thủ các hạn chế sau đây: a) Tổng dư nợ cho vay và số dư bảo lãnh của TCTD đối với một doanh nghiệp mà TCTD nắm quyền kiểm soát không được vượt quá 10% vốn tự có của TCTD. b) Tổng dư nợ cho vay và số dư bảo lãnh của TCTD đối với các doanh nghiệp mà TCTD nắm quyền kiểm soát không được vượt quá 20% vốn tự có của TCTD. TCTD được cấp tín dụng không có bảo đảm cho công ty trực thuộc là công ty CTTC với mức tối đa không được vượt quá 5% vốn tự có của TCTD nhưng phải đảm bảo các hạn chế quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này.”

Hiện nay vốn tự có của Ngân hàng Ngoại thương là khoảng 24.000 tỷ đồng, Theo quy định này và với việc có 03 công ty con nắm giữ 100% vốn, thì VCB chỉ có thể cấp tín dụng cho Công ty xấp xỉ 1.600 tỷ đồng, trong khi đó dư nợ đến năm 2012 đã là 1.346 tỷ đồng. Điều này sẽ hạn chế khả năng phát triển của công ty trong thời gian trước mắt, khi ngay trong năm tới Công ty sẽ triển khai cho vay vốn lưu động và cho thuê vận hành. Vì vậy, đề nghị NHNN xem xét sửa đổi điều khoản trên để tạo điều kiện cho Công ty nói riêng và các công ty CTTC nói chung có điều kiện thuận lợi để phát triển.

triển hệ thống cảnh báo sớm những rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động của các công ty

CTTC.

- Bên cạnh đó đề nghị NHNN xây dựng hệ thống báo cáo đồng bộ để giảm thiểu rủi ro và nâng cao chất lượng thông tin, nhất là thông tin tín dụng

- Ngoài ra, để Công ty phát triển và phục vụ đắc lực đối tượng DNVVN thì NHNN phải xây dựng được một khuôn khổ pháp lý tạo điều kiện cho các công ty CTTC trở thành những người đi vay hấp dẫn của các TCTD.

Kiến nghị với Ngân hàng Ngoại thương

Tiếp tục hỗ trợ Công ty trong công tác huy động vốn và lãi suất

Từ những ngày đầu thành lập đến nay nguồn vốn của Công ty phụ thuộc gần như hoàn toàn vào Ngân hàng Ngoại Thương. Nguồn vốn này bao gồm vốn tự có và nguồn vốn vay từ Ngân hàng Ngoại thương. Mặc dù Công ty có chức năng huy động vốn có kỳ hạn lớn hơn 01 năm nhưng do đặc trưng tổ chức bộ máy của Công ty cũng như tình hình thị trường hiện nay, việc huy động các nguồn vốn khác là rất khó khăn. Công ty đã từng bước chủ động đa dạng hóa các hình thức huy động khác ngoài VCB, tuy nhiên kết quả đạt được là rất khiêm tốn. Vì vậy sự hỗ trợ của Ngân hàng Ngoại Thương, bao gồm cả việc cho vay Công ty lẫn việc hỗ trợ Công ty huy động vốn từ các nguồn vốn khác là hết sức quan trọng, quyết định tới sự thành bại của Công ty trong giai đoạn tiếp theo.

Để tạo điều kiện ổn định hoạt động kinh doanh và tiến tới phát triển bền vững, Công ty rất mong nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của Ban lãnh đạo, các phòng ban Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam trong việc tiếp tục cho phép công ty vay vốn trung và dài hạn để đáp ứng nhu cầu kinh doanh theo đúng tinh thần của NHNN VN tại công văn số 6614/NHNN-TD ngày 11/10/2012 về việc thực hiện quy định tại TT 21/2012/TT-NHNN.

Hỗ trợ Công ty phát triển khách hàng và quản lý khách hàng thông qua mạng lưới chi nhánh của NH TMCP NTVN

Công ty là một pháp nhân 100% vốn góp của NH TMCP NTVN, chuyên cung cấp sản phẩm CTTC, hạch toán kinh doanh độc lập. Kết quả kinh doanh hàng

73

năm của Công ty đều được kết chuyển về NH TMCP NTVN Hội sở chính. Do vậy, hiệu quả kinh doanh của Công ty ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh tổng thể của NH TMCP NTVN. Và vì lý do này, sản phẩm CTTC của Công ty nên được coi là một sản phẩm không tách rời của hệ thống NH TMCP NTVN, và NH TMCP NTVN Hội sở chính nên có các chỉ đạo phối hợp triển khai, quảng bá sản phẩm CTTC trong toàn hệ thống, thông qua mạng lưới rộng khắp các chi nhánh.

Đối với từng chi nhánh NH TMCP NTVN: Việc coi sản phẩm CTTC là sản phẩm của hệ thống cho phép các chi nhánh có thể đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng trong đó có nhu cầu về tài trợ vốn thông qua thuê tài chính, đồng thời làm tăng khả năng cạnh tranh và tính gắn kết giữa chi nhánh với các khách hàng truyền thống, do vậy góp phần làm tăng hiệu quả kinh doanh của từng chi nhánh.

Đối với Công ty, việc phát triển khách hàng thông qua hệ thống chi nhánh, giúp cho Công ty tiếp cận và quản lý khách hàng thuận tiện, hiệu quả hơn. Công ty không cần phải mất chi phí để mở rộng mạng lưới, thuê văn phòng, thiết lập các bộ máy quản lý, mua sắm tài sản.. .mà vẫn có thể thực hiện bán hàng từ xa. Công ty có thể vươn xa hoạt động cho thuê của mình tới mọi miền của đất nước trong khi vẫn đảm bảo khả năng quản lý và chất lượng phục vụ khách hàng. Sự phối hợp chặt chẽ giữa Công ty và các chi nhánh giúp Công ty khắc phục được hạn chế về tính gián đoạn của sản phẩm CTTC. Các chi nhánh vẫn cung cấp các dịch vụ thường xuyên như dịch vụ thanh toán, quản lý tài khoản, tài trợ thương mại, cho vay vốn lưu động, .trong khi Công ty triển khai CTTC đối với máy móc thiết bị khi khách hàng có nhu cầu đầu tư mới, thay thế công nghệ. Dù việc CTTC sẽ không được triển khai liên tục song Công ty vẫn nắm bắt thông tin về khách hàng một cách dễ dàng thuận tiện thông qua các chi nhánh, do đó có thể quản lý khách hàng tốt hơn.

Đối với toàn hệ thống NH TMCP NTVN: Sự phối hợp tốt giữa Công ty và Chi nhánh đem lại sự tăng trưởng về dư nợ và nâng cao chất lượng tín dụng cho toàn hệ thống, từ đó sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của tập đoàn, cũng như tạo dựng một hình ảnh, thương hiệu NH TMCP NTVN đoàn kết, hợp tác vì mục tiêu chung.

Hỗ trợ Công ty đổi mới hệ thống công nghệ thông tin.

Đầu tư hệ thống công nghệ thông tin mới là vô cùng cần thiết, cho phép Công ty cắt giảm bớt nhân lực hỗ trợ, hạn chế bớt những sai sót trong quá trình lập báo cáo, cung cấp thông tin kịp thời, nhanh chóng, cho phép Công ty thực hiện nhất quán chính sách khách hàng, phát triển dư nợ nhanh mà vẫn đảm bảo khả năng kiểm soát.

Hệ thống công nghệ mới được đầu tư sẽ đảm bảo tương thích với hệ thống của NH TMCP NTVN, cho phép Công ty tiếp cận một cách trực tiếp thông tin khách hàng từ hệ thống như các thông tin về tín dụng, về tài khoản, về dòng tiền ra vào trong hoạt động kinh doanh, uy tín giao dịch, báo cáo tài chính, xếp hạng tín dụng... Đây là những thông tin vô cùng quan trọng giúp công ty nắm bắt được kịp thời thông tin về khách hàng, phát hiện các dấu hiệu rủi ro để có phương án xử lý hiệu quả.

Hệ thống thông tin mới đồng thời phải đảm bảo khắc phục được những nhược điểm của hệ thống thông tin hiện nay, thỏa mãn yêu cầu về thu thập và xử lý thông tin khách hàng, thông tin quản trị, hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ, đồng thời đảm bảo Ban lãnh đạo Công ty có thể tiếp cận được các nguồn thông tin tin cậy, có hệ thống một cách nhanh chóng, thuận lợi. Hệ thống thông tin mới cũng khắc phục các vấn đề về bảo mật, và quyền truy cập thông tin.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho thuê tài chính tại công ty TNHH một thành viên cho thuê tài chính NH TMCP ngoại thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 134 (Trang 84 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w