3.3.2.1. Đối với Chính phủ
Hoàn thiện môi trường pháp lý điều chỉnh hoạt động cho thuê tài chính
Thực tế hoạt động CTTC trong những năm qua cho thấy môi trường pháp lý điều chỉnh hoạt động này còn rất nhiều bất cập. Một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng này là do chúng ta đang trong quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật để phù hợp với thông lệ quốc tế. Thêm vào đó, hoạt động CTTC liên quan đến rất nhiều lĩnh vực khác như xuất nhập khẩu, thuế, ngân hàng, thương mại, tài chính.. .Do vậy, khi ban hành các bộ luật riêng rẽ sẽ không tránh khỏi sự thiếu sót, không đồng nhất trong việc điều chỉnh hoạt động CTTC. Từ kinh nghiệm phát triển
75
hoạt động CTTC tại một số quốc gia trong khu vực Châu Á cho thấy rằng, một trong những điều kiện tiên quyết để thúc đẩy và nâng cao hiệu quả hoạt động CTTC là việc được hoạt động trong một môi trường pháp lý hoàn chỉnh. Trên thực tế, môi trường pháp lý của chúng ta hiện nay còn nhiều bất cập, không đồng nhất. Điều này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả cho thuê. Do đó, em xin đưa ra một số kiến nghị như sau:
Mở rộng phạm vi huy động vốn cho các Công ty CTTC. Theo quy định tài điều 20, khoản 3, Luật các TCTD thì các CTTC không được nhận tiền gửi không kì hạn và theo điều 45, khoản 2 thì chỉ được nhận tiền gửi có kì hạn từ một năm trở lên. Điều này đã giới hạn rất nhiều đối với phạm vi huy động vốn của các công ty CTTC. Bởi trong thực tế, khách hàng sẽ có nhu cầu về gửi tiền ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Việc quy định như vậy khiến cho các công ty CTTC bỏ phí mất một lượng vốn đáng kể. Vì vậy, trong Luật các tổ chức tín dụng nên cân nhắc nội dung cho phép Công ty CTTC được phép huy động vốn ngắn hạn và không kì hạn.
Mở rộng danh mục hàng hóa CTTC: Tại khoản 3 điều 7 Nghị định số 16/2001/NĐ-CP quy định tài sản CTTC là máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải và các động sản khác. NHư vậy hàng hóa CTTC tài Việt Nam hiện nay chỉ được giới hạn ở các loại động sản. Trong khi đó, với xu hướng mở rộng kinh doanh như hiện nay, nhu cầu đầu tư về bất động sản là tất yếu. Thêm vào đó, vốn đầu tư về bất động sản là rất lớn, vượt qua khả năng tài chính của nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các DNVVN. Nếu có thể mở rộng hàng hóa sang lĩnh vực bất động sản thì chắc chắn sẽ thu hút thêm một khối lượng lớn các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ CTTC.
Ngoài ra, các quy định về phương thức xử lý, quản lý, sử dụng, trích khấu hao tài sản thuê tài chính cũng nên chỉnh sửa cho phù hợp với thông lệ quốc tế...
Thực hiện các chính sách ưu đãi về vốn
Việc Chính phủ ban hành các chính sách ưu đãi về vốn sẽ giúp các công ty CTTC có được nguồn vốn kính doanh với lãi suất thấp. Từ đó, giảm được chi phí kinh doanh, dẫn tới giảm phí cho thuê, nâng cao năng lực hoạt động của các công ty CTTC. Để làm được điều này Chính phủ cần tạo điều kiện cho các công ty CTTC
được tiếp xúc với các tổ chức tài chính quốc tế, tiếp nhận các nguồn vốn từ chính phủ hoặc các tổ chức phi chính phủ để tăng nguồn vốn kinh doanh. Cụ thể:
Phân bổ một phần nguồn vốn tài trợ từ nước ngoài như Quỹ tiền tệ Quốc tế, Ngân hàng Thế giới, các khoản viện trợ không hoàn lại.. .để cấp tín dụng ưu đãi cho các công ty CTTC. Việc cho phép các công ty CTTC tiếp cận với các nguồn vốn lãi suất thấp là rất hữu ích với định hướng phát triển của các công ty CTTC là hướng tới đối tượng khách hàng là các DNVVN.
Tạo điều kiện cho các công ty CTTC Việt Nam được tham gia vào thị trường tài chính quốc tế. Để làm được điều này, Chính phủ cần có các quy định cụ thể về tư cách, điều kiện tham gia vào thị trường tài chính quốc tế. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng cần cho phép NHNN thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh đối các công ty CTTC để nâng tầm của các công ty này khi tiến hành huy động vốn trên thị trường quốc tế.
3.3.2.2. Đối với Hiệp hội cho thuê tài chính Việt Nam
- Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền: Mặc dù đã ra đời được 15 năm, nhưng hoạt động cho thuê tài chính vẫn còn mới mẻ với nhiều doanh nghiệp. Bên cạnh việc tự marketing cho hoạt động của bản thân mỗi công ty, Hiệp hội cho thuê tài chính cần tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng và các hình thức thích hợp, để các doanh nghiệp và công chúng ngày càng hiểu thêm và lựa chọn hình thức tài trợ vốn này.
- Là cầu nối giữa Cơ quan quản lý nhà nước và các công ty cho thuê tài chính.
Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế toàn cầu, ở nước ta hoạt động tín dụng ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng cho thuê tài chính nói riêng đang gặp phải những khó khăn thách thức không nhỏ, Hiệp hội cần nghiên cứu, theo sát tình hình, cùng các Công ty cho thuê tài chính tìm ra những giải pháp nhằm ổn định, vượt qua khó khăn, thúc đẩy hoạt động. Hiệp hội cần tích cực báo cáo, đề xuất kiến nghị với Bộ tài chính về vấn đề thuế đối với hoạt động cho thuê tài chính; với Ngân hàng nhà nước về các biện pháp tăng dư nợ, giảm
77 nợ quá hạn.
- Tổ chức một số khóa đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ trong nước, phối hợp với các Trung tâm đào tạo, viện trường hoặc các tổ chức khác trong và nước ngoài để thực hiện. Đồng thời tổ chức một số đoàn đi kháo sát nghiệp vụ tại nước ngoài.
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn đã được trình bày ở chương 1 và chương 2, chương 3 đã đề cập đến những định hướng phát triển của Công ty, đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động CTTC trong thời gian tới. Rõ ràng đây là một việc hết sức phức tạp và khó khăn, nhất là trong bối cảnh kinh tế Việt Nam có nhiều biến động do những ảnh hưởng tiêu cực của nền kinh tế toàn cầu. Nhưng với những định hướng đúng đắn cũng như sự thay đổi không ngừng hoàn thiện của đội ngũ ban lãnh đạo cũng như các cán bộ, Công ty TNHH một thành viên CTTC Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam sẽ sớm thực hiện được những mục tiêu đã đề ra trong chiên lược kinh doanh của mình.
KẾT LUẬN
Qua hơn 15 năm hình thành và phát triển, thị trường CTTC ở Việt Nam một mặt đã từng bước khẳng định được chỗ đứng của mình trong sự phát triển của nền kinh tế, mặt khác đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ và ngày càng trở thành một bộ phận không thể thiếu trên thị trường tài chính Việt Nam. Cùng với định hướng phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước, Công ty CTTC Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam với sự hỗ trợ của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã không ngừng nỗ lực, cố gắng để hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch đặt ra, góp phần làm giảm sức ép, giảm gánh nặng cho hệ thống ngân hàng thương mại trong việc cung ứng vốn đối với các doanh nghiệp và nền kinh tế, đặc biệt là nguồn vốn trung và dài hạn. Đồng thời, giúp cho các doanh nghiệp có nhiều sự lựa chọn hơn trong việc huy động vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Theo thời gian, Công ty đã xây dựng những nền tảng vững chắc cho sự phát triển sau này để từng bước hòa mình vào dòng chảy hội nhập với nền kinh tế thế giới.
Trên cơ sở vận dụng tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau và kinh nghiệm thực tế trong thời gian thực tập tại Công ty Cho thuê Tài chính Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, khóa luận đã đạt được một số yêu cầu sau:
Thứ nhất, luận văn đã nêu được lý luận chung về hoạt động CTTC cũng như tổng quan về hiệu quả hoạt động CTTC.
Thứ hai, luận văn đã phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động CTTC của Công ty.
Thứ ba, luận văn đã đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động CTTC của Công ty cũng như đã đưa ra các đề xuất kiến nghị với các cơ quan quản lý, ngân hàng mẹ để hỗ trợ Công ty trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động CTTC của Công ty.
Tuy nhiên, do hạn chế về mặt thời gian, trình độ cũng như số liệu thực tế về đối tượng và phạm vi nghiên cứu nên luận văn sẽ không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Do đó, em rất mong sẽ nhận được sự hỗ trợ của các thầy cô và các
79
bạn để luận văn có thể hoàn thiện hơn và thực sự hỗ trợ Công ty Cho thuê Tài chính Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam trong việc nâng cao hoạt động CTTC của Công ty.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2010): Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12.
2. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (1999): Nghị định số 178/1999/NĐ-CP về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng.
3. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2002): Nghị định số 85/2002/NĐ-CP ngày 25/10/2002 về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 178/1999/NĐ-CP.
4. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2001): Nghị định số 16/2001/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Công ty cho thuê tài chính tại Việt Nam.
5. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2005): Nghị định 65/2005/NĐ-CP ngày 19/05/2005 về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 16/2001/NĐ-CP.
6. Chính phủ nước CHXHCN VN (2008): Nghị định 95/2008/NĐ-CP ngày 25/08/2008 về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 16/2001/NĐ-CP.
7. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2001): Thông tư số 08/2001/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện Nghị định số 16/2001/NĐ-CP ngày 02/05/2001 của CP.
8. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2001): Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN về việc ban hành Quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng.
9. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005): Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN ngày 03/02/2005, về việc sửa đổi, bổ sung một số điều về quy chế cho vay của tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNNngày 31 tháng 02 năm 2001.
10. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005): Quyết định 783/2005/QĐ-NHNN ngày 31/05/2005 về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Quyết định số 127/2005/QĐ- NHNN.
11. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2005): Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ban hành quy định về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng.
81
hành về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Quy định về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005.
13. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2010): Thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 quy định về tỷ lệ bảo đảm an toàn của tổ chức tín dụng.
14. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2010): Thông tư 19/2010/TT-NHNN ngày 27/09/2010, sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư 13/2010/TT-NHNN.
15. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2011): Thông tư 22/2011/TT-NHNN ngày 30/08/2011, sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư 13/2010/TT-NHNN.
16. Hiệp hội cho thuê tài chính: Báo cáo tổng kết từ năm 2010-2012.
17. Frederic S.Minskin (1995): Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
18. Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (2007):
Quy trình Cho thuê tài chính (Tài liệu lưu hành nội bộ).
19. Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các từ năm 2010 đến 2012.
20. Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh từ năm 2010-2012.
21. Giáo trình Quản trị kinh doanh tổng hợp trong các doanh nghiệp. GS.TS. Ngô Đình Giao. NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội- 1997, trang 408.
22. Theo International Accounting Standards Committee (IASC) 23. Một số tạp chí và các website trên Internet.
Phụ lục 1: Chức năng bộ phận các phòng ban.
(Nguồn: Công ty Cho thuê Tài chính NH TMCP NTVN)
Tại Trụ Sở Chính
- Hội đồng Quản trị có trách nhiệm: Quyết định chiến lược, kế hoạch kinh doanh; Ban hành một số văn bản hướng dẫn; Kiểm tra giám sát Giám đốc Công ty/chi nhánh; Thông qua các báo cáo tài chính tổng hợp...
- Ban Kiểm soát: Kiểm tra hoạt động tài chính của Công ty, thẩm định báo cáo tài chính tổng hợp, giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, hoạt động của hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ, báo cáo Hội đồng quản trị.
- Ban Giám đốc: Điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của Công ty, đảm bảo hiệu quả cao.
- Phòng Khách hàng: Chịu trách nhiệm duy trì và phát triển mạng lưới khách hàng, phát triển dư nợ; Thực hiện thẩm định khách hàng và phương án thuê tài chính; Kiểm tra, giám sát sau cho thuê; Đôn đốc thu nợ; Làm đầu mối giải quyết mọi giao dịch phát sinh trong quan hệ với khách hàng.
- Phòng Quản lý nợ & Kế toán Khách hàng: Chịu trách nhiệm quản lý hồ sơ, ghi nhập dữ liệu hệ thống; Bao quát, quản lý nợ cho thuê của toàn hệ thống; Đầu mối thực hiện phân loại nợ, đề xuất mức trích lập DPRR và xử lý rủi ro từ quỹ dự phòng.
- Phòng Công nợ: Tổ chức thu nợ đối với các khoản cho thuê khó đòi.
- Phòng Quản lý Rủi ro: Thực hiện rà soát rủi ro báo cáo thẩm định của Trụ sở chính và các Chi nhánh; Quản lý rủi ro tín dụng; Xây dựng các quy trình, chính sách tín dụng; Thực hiện báo cáo đối nội, đối ngoại.
- Phòng Quản lý Tài sản nợ - Tài sản có: Quản lý tài sản nợ - tài sản có; quản lý rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản, rủi ro thị trường;
- Phòng Tài chính - Kế toán : Hạch toán kế toán theo đúng chế độ; Xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm.
- Phòng Kiểm toán Nội bộ: Thực hiện kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành pháp luật và các quy định của NH TMCP NTVN và của Công ty;
83
- Tổ Tin học - Công nghệ: Đảm bảo hệ thống công nghệ thông tin hoạt động ổn định
- Phòng Hành chính - Nhân sự: Thực hiện công tác tổ chức, nhân sự và đào tạo của Công ty; Thực hiện công tác Hành chính, quản trị, ngân quỹ.
Tại Chi nhánh TP Hồ Chí Minh
- Phòng Khách hàng Chi nhánh: Chức năng nhiệm vụ như Phòng Khách hàng Trụ sở chính.
- Tổ Công nợ Chi nhánh có chức năng nhiệm vụ như Phòng Công nợ Trụ sở chính.
- Phòng Ke toán của Chi nhánh có chức năng giống Phòng Quản lý nợ và Ke toán khách hàng của Trụ sở chính, đồng thời kiêm nhiệm thêm chức năng kế toán tài chính tại Chi nhánh.
Phòng Tổng hợp của Chi nhánh có chức năng nhiệm vụ giống như Phòng Hành chính - Nhân sự tại Trụ chính, đồng thời bao gồm cả bộ phận tin học công nghệ tại