HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ

Một phần của tài liệu CHỦ đề tự sự dân GIAN VIỆT NAM (Trang 34 - 37)

GV có thể kiểm tra bằng nhiều hình thức như kiểm tra miệng, kiểm tra 15 phút.

Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt

Bài tập 1:

Đọc văn bản, trả lời câu hỏi

Cổ tích thần kì là loại cổ tíchcó sự tham gia của các yếu tố thần kì vào sự phát triển của câu chuyện. Đây là loại cổ tích phản ánh uớc mơ cháy bỏng về hạnh phúc, lẽ công bằng, phẩm chất và năng lực tuyệt vời của con người”.

1. Đoạn văn trên nói về loại cổ tích nào?

2. Loại cổ tích đó có những đặc trưng chủ yếu nào về nghệ thuật và nội dung?

3. Em hiểu thế nào là “yếu tố thần kì”trong truyện cổ tích?

Tấm Cám?

Định hướng trả lời:

1. Đoạn văn nói về loại cổ tích thần kì. 2. Cổ tích thần kì có các đặc trưng sau:

- Nghệ thuật: có sự tham gia của các yếu tố thần kì vào sự phát triển của câu chuyện.

- Nội dung: phản ánh uớc mơ cháy bỏng về hạnh phúc, lẽ công bằng, phẩm chất và năng lực tuyệt vời của con người.

3. Yếu tố thần kì là các yếu tố hư cấu, tưởng tượng nhưng có chủ ý.

4. Chỉ ra các đặc trưng cổ tích thần kì được thể hiện trong truyện Tấm Cám:

- Yếu tố thần kì :

+ Nhân vật thần kì (Bụt)

+ Vật thần kì (xương cá bống, gà biết nói), + Sự biến hoá của nhân vật chính.

- Kết cấu: nhân vật Tấm trải qua nhiều khó khăn, thử thách, cuối cùng được hạnh phúc và trừng trị cái ác.

Bài tập 2:

Tôi kể ngày xưa chuyện Mỵ Châu Trái tim lầm chỗ để trên đầu Nỏ thần vô ý trao tay giặc Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu...

( Trích bài thơ Tâm sự- Tố Hữu) Đọc văn bản trên và trả lời các câu hỏi sau: 1. Nêu những ý chính của văn bản.

2. Các từ ngữ: lầm chỗ, vô ý đạt hiệu quả nghệ thuật như thế nào khi nhắc đến nhân vật Mỵ Châu?

3. Từ văn bản trên, nêu ngắn gọn bài học rút ra qua nhân vật Mỵ Châu trong truyện “An Dương Vương, Mỵ Châu và Trọng Thuỷ”?

4. Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về trách nhiệm của tuổi trẻ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ?

Đinh hướng trả lời:

1.Ý chính của văn bản: Nhà thơ Tố Hữu đã nhắc lại chuyện Mỵ Châu đã cho Trọng Thuỷ xem trộm nỏ thần để cuối cùng hậu quả xảy ra là bi kịch nước mất nhà tan

2. Các từ ngữ: lầm chỗ, vô ý có hiệu quả nghệ thuật: thấy được sai lầm lớn của Mỵ Châu là vì tình yêu với Trọng Thuỷ mà quên đi trách nhiệm công dân, mất cảnh giác để gây ra thảm kịch lịch sử cho nước Âu Lạc. Đồng thời thể hiện niềm cảm thông của đời sau với hành động của nàng.

3. Bài học rút ra từ nhân vật Mỵ Châu là phải cảnh giác trước âm mưu của kẻ thù; phải giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa tình yêu cá nhân và lợi ích dân tộc.

4/ Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu :

-Hình thức : đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành ;

-Nội dung: Thí sinh bày tỏ suy nghĩ : + Hiểu được tình hình đất nước hiện nay ;

+ Trách nhiệm của tuổi trẻ trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

+ Phê phán và nêu hậu quả của một bộ phận giới trẻ thờ ơ, vô trách nhiệm với đất nước

+ Bài học nhận thức và hành động.

BÀI TẬP THAM KHẢO THÊM CÓ THỂ DÙNG ĐỂ KIỂM TRA

I. HS trả lời câu hỏi trắc nghiệm: (2,0) điểm

Câu 1. Ngôn ngữ trong văn bản Chiến thắng Mtao Mxây có đặc điểm gì?

A. Trang trọng, giàu hình ảnh, nhịp điệu.

B. Trang trọng, hấp dẫn, lạc quan. C. Hấp dẫn, vui tươi, lạc quan.

D. Giàu hình ảnh, cảm xúc, lạc quan.

Câu 2. Các phương thức biểu đạt chủ yếu được sử dụng trong văn bản Chiến thắng Mtao Mxây là:

A. Tự sự kết hợp miêu tả. B. Tự sự kết hợp thuyết minh.

C. Miêu tả kết hợp biểu cảm .

D. Miêu tả kết hợp nghị luận.

Câu 3. Tầm vóc sử thi của đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây thể hiện rõ nhất trong?

A. Mối quan hệ giữa hình tượng người anh hùng và khung cảnh hoành tráng của lễ ăn mừng chiến thắng.

B. Mối quan hệ giữa hình tượng người anh hùng và hình tượng kẻ địch thủ. C. Mối quan hệ giữa hình tượng người anh hùng và khung cảnh thiên nhiên. D. Mối quan hệ giữa hình tượng người anh hùng và các lực lượng siêu nhiên.

Câu 4. Cốt lõi lịch sử của Truyện An Dương Vương và Mỵ Châu - Trọng Thủy

là:

A. Mối tình Mỵ Châu - Trọng Thủy.

C. Nước Âu Lạc thời đại Hùng Vương.

D. Chuyện Triệu Đà xâm lược Âu Lạc.

Câu 5. Hình ảnh ngọc trai - giếng nước trong truyện nói lên ý nghĩa gì? A. Ngợi ca một tình yêu thuỷ chung, son sắt.

B. Ngợi ca sự hi sinh cao cả vì tình yêu. C. Ngợi ca sự trong sạch của Mị Châu.

D. Biểu trưng cho sự hoá giải một mối oan tình.

Câu 6. Truyện Truyện An Dương Vương và Mỵ Châu - Trọng Thủy để lại bài học gì cho mỗi chúng ta?

A. Bài học về tình yêu. B. Bài học về xây thành.

C. Bài học về sự cảnh giác.

D. Bài học về sự chủ quan.

Câu 7. Trong Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ, chi tiết nào trong số các chi tiết sau không thể hiện những quan điểm và cách đánh giá của nhân dân lao động?

A. An Dương Vương và Mị Châu sau khi chết lại được thờ cúng cùng một nơi.

B. Chi tiết "ngọc trai - giếng nước".

C. Chi tiết Trọng Thuỷ sang ở rể Âu Lạc.

D. Mị Châu chết, nhưng xác biến thành ngọc thạch.

Câu 8. Sự phản kháng trước cái ác của nhân vật Tấm trong truyện Tấm Cám là: A. Quyết liệt từ đầu đến cuối.

B. Từ yếu ớt đến mạnh mẽ, quyết liệt.

C. Hoàn toàn chủ động.

D. Chủ yếu nhờ sự giúp đỡ của thần linh.

Câu 9. Nhận định nào dưới đây nói đúng nhất về ý nghĩa những lần hoá thân của Tấm?

A. Thể hiện sức sống mãnh liệt của Tấm.

B. Nói lên cuộc đấu tranh bền bỉ, không khoan nhượng. C. Thể hiện tính chất quyết liệt của mâu thuẫn.

D. Nói lên sự tàn ác đến kiệt cùng của mẹ con Cám.

Câu 10. Ý nghĩa của truyện Tấm Cám là: A. Phản ánh ước mơ về cuộc sống ấm no.

B. Phản ánh ước mơ về sự hóa thân của con người . C. Phản ánh ước mơ về sự giúp đỡ của Bụt.

D. Phản ánh ước mơ công bằng xã hội.

Một phần của tài liệu CHỦ đề tự sự dân GIAN VIỆT NAM (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(60 trang)
w