Xã hội công bằng, công lý được thực hiện Tức là người lao động chăm chỉ, hiền lành, tốt bụng sẽ

Một phần của tài liệu CHỦ đề tự sự dân GIAN VIỆT NAM (Trang 51 - 56)

là người lao động chăm chỉ, hiền lành, tốt bụng sẽ được hưởng hạnh phúc; kẻ tham lam, độc ác, giết người sẽ bị trừng trị thích đáng.

2. Giá trị nghệ thuật

- Nhiều yếu tố thần kỳ trong câu chuyện : có nhân vật thần kỳ (Bụt), có vật thần kỳ (xương cá bống, gà biết nói, đàn chim sẻ biết nghe theo lời Bụt dặn nhặt thóc ra thóc, gạo ra gạo), bản thân nhân vật chính cũng có sự biến hóa thần kỳ.

- Thể hiện một lối kết cấu quen thuộc đã thành mô tuýp trong thể loại truyện cổ tích : kiểu nhân vật mồ côi, hoặc nghèo khó, bất hạnh trải qua nhiều khó khăn, hoạn nạn, cuối cùng được hưởng hạnh phúc.

c. Hoạt động 3: Thực hành. ( 5 phút )

* Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học

- Phương pháp/kĩ thuật : Động não, trình bày một phút, dạy học nêu vấn đề,

* Hình thức tổ chức hoạt động: HS thảo luận nhóm theo bàn 1. Đọc văn bản, trả lời câu hỏi

Cổ tích thần kì là loại cổ tíchcó sự tham gia của các yếu tố thần kì vào sự phát triển của câu chuyện. Đây là loại cổ tích phản ánh uớc mơ cháy bỏng về hạnh phúc, lẽ công bằng, phẩm chất và năng lực tuyệt vời của con người”.

5. Đoạn văn trên nói về loại cổ tích nào?

6. Loại cổ tích đó có những đặc trưng chủ yếu nào về nghệ thuật và nội dung?

7. Em hiểu thế nào là “yếu tố thần kì”trong truyện cổ tích?

8. Đặc trưng của truyện cổ tích thần kì được thể hiện như thế nào trong truyện Tấm Cám?

Định hướng trả lời:

1. Đoạn văn nói về loại cổ tích thần kì. 2. Cổ tích thần kì có các đặc trưng sau:

- Nghệ thuật: có sự tham gia của các yếu tố thần kì vào sự phát triển của câu chuyện. - Nội dung: phản ánh uớc mơ cháy bỏng về hạnh phúc, lẽ công bằng, phẩm chất và năng lực tuyệt vời của con người.

3. Yếu tố thần kì là các yếu tố hư cấu, tưởng tượng nhưng có chủ ý.

3. Chỉ ra các đặc trưng cổ tích thần kì được thể hiện trong truyện Tấm Cám:

- Yếu tố thần kì :

+ Nhân vật thần kì (Bụt)

+ Vật thần kì (xương cá bống, gà biết nói), + Sự biến hoá của nhân vật chính.

- Kết cấu: nhân vật Tấm trải qua nhiều khó khăn, thử thách, cuối cùng được hạnh phúc và trừng trị cái ác.

2. Đặt câu hỏi, hướng dẫn HS nhìn từ các khía cạnh (lĩnh vực khoa học) để rút rabài học bài học Câu hỏi Lĩnh vực khoa học hỏi Định hướng trả lời Bài học/ Ý nghĩa giáo dục 1 Giáo dục

đạo đức Vì sao Cám khôngđược Hoàng tử đoái hoài?

Vì Hoàng tử không

yêu. Hôn nhân không có tình yêu thì khônghạnh phúc.

2 Xã hộiGiáo dục Giáo dục

Vì sao Tấm bị mẹ con

con Cám giết? Vì muốn Cámthành Hoàng hậu. Trong xã hội đầy rẫy bất công, đầy rẫy kẻxấu, họ muốn giành phần hơn mọi nơi, mọi lúc kể cả hại người.

3 Giáo dụcpháp luật pháp luật Đạo đức Nếu là mẹ của Cám, em có lập mưu giết Tấm không?

Có/ Không… Không gây tội ác.

Không vi phạm pháp luật. Sống theo pháp luật.

Cạnh tranh lành mạnh

4 Tâm lýLogic học Logic học

Mụ dì ghẻ có phải là người mẹ xấu không?

Vừa xấu vừa tốt: Xấu với Tấm. Tốt với Cám.

Khi đánh giá, cần có cái nhìn tổng thể, toàn diện, tránh phiến diện.

5 Tâm lý Vì sao Tấm được hóakiếp nhiều lần? kiếp nhiều lần?

Thể hiện ước mơ: người tốt không thể chết.

Kẻ thù không từ thủ đoạn nào để hại người tốt.

6 Đạo đức Vì sao Tấm chọn bà

cụ bán nước chè? Bởi bà hiền lành,lương thiện, sống một mình.

Sống tốt ắt có bạn tốt.

7 Đạo đức Vì sao Hoàng tử tìm

được Tấm? Con ngựa báo tin.

Vì Tấm têm trầu đẹp.

Yêu lao động, chăm chỉ, khéo tay tạo ra sản phẩm tốt è Hạnh phúc. 8 Tâm lý Pháp luật Đạo đức Vì sao Tấm phản kháng ngày càng mạnh: Dọa khoét mắt à Giết Cám à Trả thù mẹ Cám? Căm thù cao độ phải vùng lên đấu tranh, làm cách mạng, đổi đời. Có áp bức có đấu tranh. Ác giả ác báo. Ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác. d. Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng ( 2 phút )

* Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học

- Mục tiêu: Đạt những yêu cầu về kĩ năng đọc hiểu văn bản, nắm được nội dung của bài, có sự vận dụng và mở rộng kiến thức

- Phương pháp: Đọc sáng tạo, kĩ năng trình bày, năng lực tự học.

* Hình thức tổ chức hoạt động: HS làm ở nhà, nộp sản phẩm vào tiết sau:

HS chọn 1 trong các bài tập sau:

- Đọc (kể) bằng giọng phù hợp với đặc điểm nhân vật: Tấm hiền thục, Cám chanh chua, Bụt nhân từ, dì ghẻ độc ác.

- Trình bày những suy nghĩ của anh (chị) về cảnh kết thúc truyện.

- Tại sao Tấm Cám rất tiêu biểu cho đặc điểm nghệ thuật của thể loại truyện cổ tích nhất là truyện cổ tích thần kì?

- Từ những kiến thức về truyện cổ tích Việt Nam, đặc biệt là qua việc đọc – hiểu cổ tích Tấm Cám, anh/chị hiểu thế nào về những câu thơ sau đây của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm :

Ta lớn lên bằng niềm tin rất thật Biết bao nhiêu hạnh phúc có trên đời Dẫu phải khi cay đắng dập vùi

Rằng cô Tấm cũng về làm hoàng hậu Cây khế chua có đại bàng đến đậu Chim ăn rồi trả ngon ngọt cho ta Đất đai cỗi cằn thì người sẽ nở hoa Hoa của đất, người trồng cây dựng của.

(Đất nước – Trích Trường ca “Mặt đường khát vọng”)

- (Dành cho HS giỏi) Có ý kiến cho rằng: “Truyện cổ tích không chỉ dạy ta biết yêu, biết ghét mà còn dạy ta biết ước mơ”. Bằng những hiểu biết về truyện cổ tích đã học và đã đọc, anh (chị) hãy bày tỏ suy nghĩ của mình về nhận định trên

- Đọc truyện "Tấm Cám" anh chị nghĩ gì về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, giữa người tốt và kẻ xấu trong xã hội xưa và nay?

3. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà: ( 1 phút )

- Ghi nhớ nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy hoặc grap

- Chuẩn bị bài Ôn luyện Tấm Cám : Lập dàn ý cho các đề bài sau:

Đề 1: Từ những kiến thức về truyện cổ tích Việt Nam, đặc biệt là qua việc đọc – hiểu cổ tích Tấm Cám, anh/chị hiểu thế nào về những câu thơ sau đây của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm :

Ta lớn lên bằng niềm tin rất thật Biết bao nhiêu hạnh phúc có trên đời Dẫu phải khi cay đắng dập vùi

Rằng cô Tấm cũng về làm hoàng hậu Cây khế chua có đại bàng đến đậu Chim ăn rồi trả ngon ngọt cho ta Đất đai cỗi cằn thì người sẽ nở hoa Hoa của đất, người trồng cây dựng của.

(Đất nước – Trích Trường ca “Mặt đường khát vọng”)

Đề 2: Đọc truyện "Tấm Cám" anh chị nghĩ gì về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, giữa người tốt và kẻ xấu trong xã hội xưa và nay?

Lớp 10A1: Tổng số: Vắng: Lớp 10A3: Tổng số: Vắng: Tiết 26 ÔN LUYỆN: TẤM CÁM I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức:

- Những mâu thuẫn, xung đột giữa dì ghẻ và con chồng trong gia đình phụ quyền thời cổ, giữa thiện và ác trong xã hội. Sức sống mãnh liệt của con người và niềm tin của nhân dân.

- Kết cấu của truyện cổ tích : người nghèo khổ, bất hạnh trải qua nhiều hoạn nạn cuối cùng được hưởng hạnh phúc. Sử dụng hợp lí, sáng tạo các yếu tố thần kì.

2. Về kĩ năng:

- Kĩ năng đọc hiểu: Biết cách đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại. - Kĩ năng trình bày vấn đề: trình bày các thông tin liên quan đến văn bản.

- Kĩ năng tổng hợp vấn đề: khái quát được nội dung bài học bằng Graph hoặc Bản đồ tư duy.

- Kĩ năng tạo lập văn bản: tóm tắt văn bản tự sự, phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự.

3. Về thái độ:

- Hình thành thói quen: đọc hiểu văn bản.

- Hình thành tính cách: tự tin khi trình bày kiến thức tác phẩm văn học

- Hình thành nhân cách bồi dưỡng tình cảm: Hình thành ở HS có được tình yêu đối với người lao động, củng cố niềm tin vào sự chiến thắng của cái thiện, của chính nghĩa trong cuộc sống.

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực đọc – hiểu các tác phẩm tự sự dân gian theo đặc trưng thể loại .

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân các tác phẩm tự sự dân gian - Năng lực hợp tác, giao tiếp khi trao đổi, thảo luận về thành tựu, hạn chế, những đặc điểm cơ bản, giá trị của những các tác phẩm tự sự dân gian Việt Nam.

- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm của các tác phẩm tự sự dân gian Việt Nam.

- Năng lực tự học, tạo lập văn bản nghị luận.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Chuẩn bị của giáo viên: 1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Thiết bị dạy học: SGK, SGV Ngữ văn 10 (tập 1); Tài liệu chuẩn kiến thức – kĩ năng Ngữ văn 10; Bài soạn; Bài giảng Powerpoit; phiếu học tập

- Tư liệu tham khảo:Văn học dân gian Việt Nam (NXB Văn học 2002)

2. Chuẩn bị của học sinh:

Tìm hiểu đề, lập dàn ý những đề bài đã cho

III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC

1. Kiểm tra bài cũ: (kiểm tra kết hợp trong phần khởi động)

2. Bài mới:

a. Hoạt động 1: Khởi động ( 5 phút)

* Mục tiêu; Phương pháp/Kĩ thuật dạy học

- Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS tiếp cận bài mới.

- Phương pháp, kĩ thuật: Thuyết trình, trình bày một phút

* Hình thức tổ chức hoạt động:

Câu 1. Nhận định nào trong các nhận định dưới đây không phải là đặc trưng của truyện cổ

tích thần kì?

A. Kể về số phận của những con người nhỏ bé, bất hạnh.

B. Kể về một số nhân vật lịch sử bằng những câu chuyện có yếu tố thần kì.

Một phần của tài liệu CHỦ đề tự sự dân GIAN VIỆT NAM (Trang 51 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(60 trang)
w