Cô Tấm trong truyện cổ tích đã từ cõi chết trở về làm người, giành sự sống và hạnh phúc; Nguyễn Ngọc Kí từ một cậu bé tật nguyền trở thành một thầy giáo giỏi; Nguyễn Bích Lan từ một cô bất hạnh trở thành dịch giả nổi tiếng; Nick Vujcic trở thành diền gải truyền cảm hứng ...Họ là những nhân vật của cổ tích và đời thường. Họ đã làm nên những điều kì diệu nhờ vào điều gì? Chúng ta có thể viết nên những câu chuyện cổ tích giữa cuộc đời này được không?
Hãy trả lời 2 câu hỏi trên bằng một đoạn văn khoảng 200 chữ.
*BƯỚC 5: Tổng kết, đánh giá
- GV chú ý những nội dung trọng tâm của tiết học
- GV nhận xét những ưu điểm và tồn tại trong suốt quá trình học + Thái độ, tinh thần tự học của học sinh ở nhà
+ Kết quả trình bày trước lớp: Ngôn ngữ nói, ngữ điệu nói, tư thế, tác phong khi trình bày
- GV hướng dẫn học sinh tự học ở nhà thông qua việc chuẩn bị những bài tập cụ thể
THAM KHẢO TẤM CÁM
Tiết 24
TẤM CÁMI. MỤC TIÊU I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức:
- Những mâu thuẫn, xung đột giữa dì ghẻ và con chồng trong gia đình phụ quyền thời cổ, giữa thiện và ác trong xã hội. Sức sống mãnh liệt của con người và niềm tin của nhân dân.
- Kết cấu của truyện cổ tích : người nghèo khổ, bất hạnh trải qua nhiều hoạn nạn cuối cùng được hưởng hạnh phúc. Sử dụng hợp lí, sáng tạo các yếu tố thần kì.
Tích hợp Kĩ năng sống 2. Về kĩ năng:
- Kĩ năng đọc hiểu: Biết cách đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại. - Kĩ năng trình bày vấn đề: trình bày các thông tin liên quan đến văn bản.
- Kĩ năng tổng hợp vấn đề: khái quát được nội dung bài học bằng Graph hoặc Bản đồ tư duy.
- Kĩ năng tạo lập văn bản: tóm tắt văn bản tự sự, phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự.
- Hình thành thói quen: đọc hiểu văn bản.
- Hình thành tính cách: tự tin khi trình bày kiến thức tác phẩm văn học
- Hình thành nhân cách bồi dưỡng tình cảm: Hình thành ở HS có được tình yêu đối với người lao động, củng cố niềm tin vào sự chiến thắng của cái thiện, của chính nghĩa trong cuộc sống.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản
- Năng lực đọc – hiểu các tác phẩm tự sự dân gian theo đặc trưng thể loại .
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân các tác phẩm tự sự dân gian - Năng lực hợp tác, giao tiếp khi trao đổi, thảo luận về thành tựu, hạn chế, những đặc điểm cơ bản, giá trị của những các tác phẩm tự sự dân gian Việt Nam.
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm của các tác phẩm tự sự dân gian Việt Nam.
- Năng lực tự học, tạo lập văn bản nghị luận.