Phản ánh ước mơ công bằng xã hội.

Một phần của tài liệu CHỦ đề tự sự dân GIAN VIỆT NAM (Trang 57 - 60)

Câu 11. Trong truyện Tấm Cám, nhân vật vua có vai trò gì? A. Là phần thưởng cho những người hiền lành, chăm chỉ.

B. Là lực lượng phù trợ những người lương thiện chống lại cái ác.C. Là cái cớ để làm nảy sinh những mâu thuẫn giữa Cám và Tấm. C. Là cái cớ để làm nảy sinh những mâu thuẫn giữa Cám và Tấm. D. Là người giúp đưa Tấm trở lại thành người.

b. Hoạt động 2: Thực hành ( 37 phút)

* Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học

- Mục tiêu: Củng cố kiến thức, thực hành áp dụng kiến thức vừa học.

- Phương pháp/kĩ thuật : Động não, trình bày một phút, dạy học nêu vấn đề,

* Hình thức tổ chức hoạt động:

Hoạt động của GV và HS Nội dung chính

Đề 1: Từ những kiến thức về truyện cổ tích Việt Nam, đặc biệt là qua việc đọc – hiểu cổ tích Tấm Cám, anh/chị hiểu thế nào về những câu thơ sau đây của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm :

Ta lớn lên bằng niềm tin rất thật Biết bao nhiêu hạnh phúc có trên đời

Dẫu phải khi cay đắng dập vùi Rằng cô Tấm cũng về làm hoàng

Đề 1:

1. Tìm hiểu đề:

- Kiểu bài: Nghị luận văn học

(Thao tác LL chủ yếu: Giải thích, PT, CM, BL) - Nội dung: Cổ tích thể hiện niềm tin, ước mơ khát vọng về lẽ công bằng, và nâng đỡ con người lên khỏi những bất trắc, khó khăn ...

- Phạm vi dẫn chứng: Truyện cổ tích Tấm Cám

2. Lập dàn ý

a. Mở bài:

hậu

Cây khế chua có đại bàng đến đậu

Chim ăn rồi trả ngon ngọt cho ta Đất đai cỗi cằn thì người sẽ nở hoa

Hoa của đất, người trồng cây dựng của.

(Đất nước – Trích Trường ca “Mặt đường khát vọng”)

- Phần thân bài cần triển khai các luận điểm và sử dụng các thao tác lập luận nào?

- Phần kết bài cần đảm bảo những ý nào?

Đề 2: Đọc truyện "Tấm Cám" anh chị nghĩ gì về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, giữa người tốt và kẻ xấu trong xã hội xưa và nay?

- Từ truyện Tấm Cám dẫn đến ý thơ của Nguyễn Khoa Điềm

b. Thân bài: * Giải thích:

- Cổ tích thể hiện niềm tin(niềm tin rất thật) và ước mơ khát vọng về lẽ công bằng, khát vọng về hạnh phúc của con người (Biết bao nhiêu hạnh phúc có trên đời, cô Tấm cũng về làm hoàng hậu, người sẽ nở hoa, Cây khế chua có đại bàng đến đậu,Chim ăn rồi trả ngon ngọt cho ta )

- Niềm tin và ước mơ trong cổ tích nâng đỡ con người lên khỏi những vấp váp, bất trắc trong cuộc đời (Đất đai cỗi cằn , Dẫu phải khi cay đắng dập vùi), chắp cánh cho ta lòng yêu đời, yêu cuộc sống (người sẽ nở hoa, người trồng cây dựng của)

-> Những câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm khẳng định giá trị tinh thần lớn lao của truyện cổ tích * Chứng minh, bình luận:

- Truyện CT thể hiện một cách sâu sắc khát vọng hạnh phúc, khát vọng về lẽ công bằng của con người. Khát vọng đó được tập trung thể hiện trong mẫu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám, trong cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác.

- Cội nguồn của những khát khao trong truyện cổ tích: Truyện cổ tích ra đời trong xã hội đã phân chia giai cấp. Trong xã hội đó, những người mồ côi , những người em út, những đứa chồng - những thân phận nhỏ bé luôn bị đối xử bất công. - Những ước mơ đã đưa họ vượt qua bao gian khó tủi cực của cuộc đời để sống một cuộc sống có ý nghĩa. Còn mỗi chúng ta như được tiếp thêm niềm tin nghị lực, sức mạnh để vượt qua những khó khăn trong cuộc sống.

c. Kết bài

- Ý nghĩa và giá trị của những câu truyện cổ tích đối với đời sống tinh thần của mỗi con người Việt Nam

Đề 2:

* Phân tích, tìm hiểu đề: Đề bài yêu cầu bàn luận một vấn đề thuộc lĩnh vực xã hội nhưng xuất phát từ sự thể hiện của vấn đề đó trong văn học: cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, giữa người xấu và

- Phần thân bài cần triển khai các luận điểm và sử dụng các thao tác lập luận nào?

- Phần kết bài cần đảm bảo những ý nào?

người tốt trong xã hội ngày nay.

* Lập dàn ý:

a/Mở bài:

- Giới thiệu về những quan niệm đạo đức truyền thống liên quan đến thiện và ác trong dân gian. - Giới thiệu truyện cổ tích "Tấm Cám" và bài học đạo đức về sự chiến thắng của cái thiện.

b/ Thân bài:

- Cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, giữa người tốt và kẻ xấu thể hiện trong "Tấm Cám".

+ Đặc trưng thể loại cổ tích: phản ánh cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội.

+ Mâu thuẫn giữa cái thiện và cái ác trong truyện cổ tích "Tấm Cám": Dì ghẻ, Cám >< Tấm, giai cấp bóc lột >< giai cấp bị bóc lột, cái ác >< cái thiện.

+ Cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác: mẹ con Cám bóc lột Tấm, bốn lần giết Tấm,...

+ Ý nghĩa cuộc đấu tranh giữa cái thiện với cái ác: tăng tiến về mức độ, từ thụ động đến chủ động...

- Cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác trong cuộc sống hiện nay.

- Rút ra bài học:

+ Muốn chiến thắng cái ác phải kiên quyết, không thể nhu nhược, nhún nhường.

+ Con người phải biết hướng thiện và tránh xa cái ác.

c/ Kết luận:

- Khẳng định đạo "lí ở hiền gặp lành", "gieo gió gặt bão"... của nhân dân ta.

- Ý nghĩa của bài học đối với bản thân.

c. Hoạt động 3: Vận dụng, mở rộng ( 2 phút )

* Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học

- Mục tiêu: Đạt những yêu cầu về kĩ năng đọc hiểu văn bản, nắm được nội dung của bài, có sự vận dụng và mở rộng kiến thức

- Phương pháp: Đọc sáng tạo, kĩ năng trình bày, năng lực tự học.

* Hình thức tổ chức hoạt động: HS làm ở nhà, nộp sản phẩm vào tiết sau:

Cô Tấm trong truyện cổ tích đã từ cõi chết trở về làm người, giành sự sống và hạnh phúc; Nguyễn Ngọc Kí từ một cậu bé tật nguyền trở thành một thầy giáo giỏi; Nguyễn Bích Lan từ một cô bất hạnh trở thành dịch giả nổi tiếng; Nick Vujcic trở thành diền gải truyền cảm hứng ...Họ là những nhân vật của cổ tích và đời thường. Họ đã làm nên

những điều kì diệu nhờ vào điều gì? Chúng ta có thể viết nên những câu chuyện cổ tích giữa cuộc đời này được không?

Hãy trả lời 2 câu hỏi trên bằng một đoạn văn khoảng 200 chữ.

3. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà: ( 1 phút )

- Ghi nhớ nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy hoặc grap - Chuẩn bị bài Tam đại con gà

Một phần của tài liệu CHỦ đề tự sự dân GIAN VIỆT NAM (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(60 trang)
w