- Bước 1: Đặt mục đích học tập ở đầu giờ, để tạo ra tình huống có vấn đề và nêu lên bài tập nhận thức.
2.6. Tổ chức ôn tập và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh
Ôn tập kiểm tra đánh giá kết quả học tập thực chất là quá trình ôn luyện, thu thập và xử lý các thông tin về tình hình lĩnh hội kiến thức, bồi dưỡng tư tưởng đạo đức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo của học sinh. Ôn tập kiểm tra và đánh giá giúp
giáo viên hiểu rõ về việc học tập của học sinh, đồng thời giúp giáo viên tự đánh giá kết quả công tác giảng dạy của mình, thấy được những thành công và vấn đề cần giúp kinh nghiệm để cải tiến đổi mới phương pháp giảng dạy. Nó còn giúp học sinh hình thành lòng tin ý trí quyết tâm đạt kết quả cao trong học tập, lòng trung thực, tinh thần tập thể... Ngoài ra nó còn giúp góp phần phát triển những năng lực nhận thức của học sinh (ghi nhớ, hình dung, tưởng tưởng, phân tích, so sánh, tổng hợp...); Góp phần hình thành những thói quen kỹ năng học tập, biết vận dụng những kiến thức đã học để tiếp thu những kiến thức mới vào hoạt động thực tiễn.
Ví dụ : Khi học xong bài “Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)”, giáo
viên hướng dẫn học sinh tự ôn tập ở nhà bằng một số câu hỏi và hệ thống bài tập sau:
Câu hỏi tự luận:
1. Phân tích nguyên nhân dẫn đến bùng nổ cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Quân phiệt Nhật Bản thất bại ở châu Á - Thái Bình Dương như thế nào? 2. Thế nào là chiến tranh thế giới? Bằng những chiến thắng của Hồng quân Liên Xô trong cuộc đấu tranh chống phát xít, hãy chứng minh vai trò của Liên Xô trong chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945).
3. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc dẫn đến những thay đổi căn bản trong tình hình thế giới như thế nào?
ĐÁP ÁN
Câu 1. Phân tích nguyên nhân dẫn đến bùng nổ cuộc Chiến tranh thế giới lần
thứ hai. Quân phiệt Nhật Bản thất bại ở châu Á - Thái Bình Dương như thế nào?
a. Nguyên nhân dẫn đến bùng nổ cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai
+ Nguyên nhân sâu xa: Quy luật phát triển không đều của chủ nghĩa đế quốc nhất
là về thị trường và thuộc địa..., mâu thuẫn đế quốc ngày sâu sắc... Trật tự thế giới thiết lập sau chiến tranh thế giới thứ nhất không giải quyết được các mâu thuẫn mà trái lại càng tăng thêm mâu thuẫn các nước đế quốc…
+ Nguyên nhân trực tiếp: Khủng hoảng kinh tế đưa đến chủ nghĩa phát xít ra
đời ở Đức - Italia - Nhật Bản, các nước chuẩn bị chiến tranh đòi chia lại thế giới…Hình thành hai khối đế quốc đối lập…
- Thái độ dung dưỡng, thoả hiệp chủ nghĩa phát xít của Mĩ, Anh, Pháp khi các nước phát xít có hành động gây các cuộc chiến tranh ở các khu vực...đưa đến chiến tranh bùng nổ.
b. Quân phiệt Nhật Bản thất bại ở châu Á - Thái Bình Dương như thế nào?
- Từ tháng 8/1942 đến tháng 1/1943, quân đội Mĩ phản công Nhật ở đảo Gua-đan- ca-na và các đảo trên biển Thái Bình Dương, quân Nhật bị thiệt hại nặng, buộc phải rút lui. Mĩ đã chuyển sang phản công và lần lượt đánh chiếm các đảo ở Thái Bình Dương.
- Tháng 10/1944, liên quân Anh - Mĩ phản công Nhật Bản tại Miến Điện ...giải phóng Miến điện.
- Tháng 6/1945, Mĩ tiêu diệt 30 vạn quân Nhật phòng thủ ở Phi-líp-pin và chiếm lại nước này. Cuối năm 1944, Mĩ ồ ạt ném bom xuống Nhật Bản...
- Hai ngày 6/8/1945 và 9/8/1945, Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống hai thành phố Hi-rô-si-ma và Na-ga-xa-ki của Nhật Bản. Ngày 8/8/1945 Hồng quân Liên Xô tuyên chiến với quân Nhật Bản và tấn công đạo quân Quan Đông gồm 70 vạn quân Nhật ở Mãn Châu. Ngày 15/8/1945, Nhật Bản tuyên bố đầu hàng không điều kiện, chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.
Câu 2. Thế nào là chiến tranh thế giới? Bằng những chiến thắng của Hồng
quân Liên Xô trong cuộc đấu tranh chống phát xít, hãy chứng minh vai trò của Liên Xô trong chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945).
a. Khái niệm chiến tranh thế giới: là cuộc chiến tranh có quy mô toàn thế giới, với sự tham gia của nhiều nước, nhiều khu vực, nhiều châu lục trong thời kì đế quốc chủ nghĩa, căn bản do mâu thuẫn giữa các nước đế quốc. Chiến tranh thế giới thường mang tính chất phi nghĩa, gây những hậu quả nặng nề cho nhân loại.
b. Bằng những chiến thắng….chứng minh vai trò của Liên Xô…
- Trước chiến tranh: Liên Xô đã đề nghị hợp tác với phe Đồng minh thành lập Mặt trận nhân dân chống phát xít, chống chiến tranh, nhưng bị cự tuyệt…Mĩ theo “chủ nghĩa biệt lập”. Anh, Pháp không liên kết chặt chẽ với Liên Xô mà còn thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít để đổi lấy hoà bình.
- Trong chiến tranh:
+ Ngày 22/6/1941, khi Đức tấn công vào lãnh thổ Liên Xô, Hồng quân và nhân dân Liên Xô đã phản công… làm nên chiến thắng Matxcơva. Chiến thắng này không chỉ bảo vệ Nga mà còn đập tan tư tưởng cho là vô địch của Đức, làm thất bại kế hoạch chiến tranh chớp nhoáng…
- Chiến thắng Xtalingrát (11/1942 – 2/1943), tiêu diệt đạo quân 33 vạn tên của thống chế Paolút, là trận đánh lớn, tiêu biểu về nghệ thuật quân sự…đánh dấu bước ngoặt căn bản của tiến trình chiến tranh thế giới: ưu thế chuyển từ phe Trục sang phe Đồng minh…
- Chiến thắng vang dội ở vòng cung Cuôc-xcơ ( từ 5/7- 23/8/1943), Hồng quân đã bẻ gãy cuộc tấn công của địch và chuyển sang phản công tiêu diệt….
- Cuối năm 1944, giải phóng toàn bộ lãnh thổ Liên Xô, Hồng quân Liên Xô tiến qua Đông Âu, phối hợp giải phóng các nước Đông Âu… Từ giữa tháng 4/1945 công phá Béclin …, ngày 9/5/1945, phát xít Đức kí văn kiện đầu hàng không điều kiện chiến tranh kết thúc ở châu Âu.
- Ngày 8/8/1945 Liên Xô tuyên chiến với Nhật Bản và tấn công đạo quân Quan Đông của Nhật ở Mãn châu- Trung Quốc…, 15/8/1945, Nhật Bản tuyên bố đầu hàng không điều kiện, Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.
- Như vậy, Liên Xô giữ vai trò là lực lượng đi đầu, lực lượng chủ chốt, góp phần đánh bại chủ nghĩa phát xít…
Câu 3. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc dẫn đến những thay đổi căn bản trong
- Nhờ thắng lợi của Liên Xô trong chiến tranh, hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa đã ra đời ở Đông Âu và châu Á.
- Chiến tranh đã làm thay đổi thế và lực trong hệ thống các nước tư bản chủ nghĩa: phát xít Đức, Nhật bị tiêu diệt; Anh và Pháp suy yếu; Mĩ thêm lớn mạnh trở thành siêu cường quốc đứng đầu hệ thống này.
- Chiến tranh đã tạo điều kiện cho phong trào giải phóng dân tộc phát triển, làm sụp đổ hệ thống thuộc địa của các nước đế quốc châu Âu, lập nên các quốc gia độc lập mới ở châu Á và châu Phi.
- Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, một trật tự thế giới mới được thiết lập…
Bài tập trắc nghiệm: Hãy chọn đáp án đúng.
Câu 1. Mục tiêu đẩy mạnh chiến tranh xâm lược của HitLe là:
A. Đưa nước Đức thoát khỏi khủng hoảng. B. Chống Quốc tế Cộng sản. C. Thành lập một nước “Đại Đức”. D. Chiếm đất đai của Anh, Pháp.
Câu 2. Nước theo “chủ nghĩa biệt lập” là:
A. Mĩ. B. Anh. C. Pháp. D. Liên Xô.
Câu 3. Nước thi hành chính sách nhượng bộ phát xít để đổi lấy hòa bình là:
A. Mĩ. B. Liên Xô. C. Anh. D. Pháp.
Câu 4. Chủ trương đoàn kết các lực lượng dân chủ để chống phát xít và nguy cơ
chiến tranh là:
A. Anh. B. Ba Lan. C. Tiệp khắc. D. Liên Xô.
Câu 5. Nước đầu tiên bị HítLe sát nhập vào Đức là:
A. Ba Lan. B. TIệp Khắc. C. Áo. D. Bỉ.
Câu 6. Sự kiện làm cho tình hình thế giới căng thẳng trước khi bùng nổ chiến tranh
là:
A. Quân Đức chiếm thủ đô Viên. C. Hội nghị Muy Ních
B. Vụ Xuy Đét. D. Hít Le thôn tính toàn bộ Tiệp Khắc.
Câu 7. Ở một trận phía tây, Đức không thực hiện được kế hoạch đổ bộ lên nước
Câu 8. Phe trục thống trị phần lớn Châu Âu từ:
A. Đầu năm 1970 C. Đầu năm 1941
B. Giữa năm 1940 D. Giữa năm 1941
Câu 9. Thất bại đầu tiên của quân đội phát xít Đức là ở:
A. Anh. B. Nam Tư. C. Hi Nạp. D. Liên Xô.
Câu 10. En Alamen ở
A. Li Bi. B. Ai Cập. C. Êtiopia. D. Tuynidi.
Câu 11. Sự kiện mở đầu cuộc chiến tranh Thái Bình Dương giữa Nhật Bản với Mĩ,
Anh là:
A. Trận Châu Cảng.
B. Quân Nhật đổ bộ ở nam Thái Bình Dương. C. Quân Nhật đổ bộ vào Bắc Mã Lai.
D. Nhật chiếm phần lớn đảoGhi Nê.
Câu 12. Trận hải chiến lớn nhất trong lịch sử chiến tranh là trận:
A. Ở đảo San hô C. Trận Gua đan ca nan B. Trận Mít Nây D. Trận Trân Châu Cảng.
Câu 13. Người bị Hit le giành cho “giải pháp cuối cùng” là:
A. Nga. B. Ba Lan. C. Do Thái. D. Pháp.
Câu 14. Phong trào kháng chiến ở nước nào có đến 30 vạn quân?
A. Pháp. B. Nam Tư. C. Ba Lan. D. Hi lạp.
Câu 15. Nước nào ở Châu Á có hàng triệu quân du kích chống Nhật?
A. Inđônêxia. B. Việt Nam. C. Mã Lai. D. Trung Quốc.
Câu 16. Quân đội nhân dân chống Nhật ở:
A. Miến Điện B. Mã Lai C. Philippin. D. Inđônêxia
Câu 17. Khối liên minh phát xít bao gồm các nước?
A. Anh - Pháp - Mĩ C. Đức – Italia - Nhật Bản B. Đức - Áo - Hung D. Nhật Bản - Mĩ - Anh
Câu 18. Để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh, Liên Xô chủ trương liên kết với các nước tư bản:
A. Anh – Pháp. C. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha B. Mĩ, Hà Lan. D. Na Uy, Đan Mạch
Câu 19. Hít Le tiến hành thôn tính Tiệp Khắc bằng cách:
A. Đem quân tấn công Tiệp Khắc. B. Cho máy bay ném bom Tiệp Khắc.
C. Xúi giục cư dân gốc Đức sống ở Xuy - Đét (Tiệp Khắc) nổi dậy đòi li khai rồi yêu cầu chính phủ Tiệp Khắc trao quyền tự trị cho Xuy - Đét.
D. Chính phủ Tiệp Khắc cắt Xuy – Đét cho Đức.
Câu 20. Sau khi thôn tính toàn bộ Tiệp Khắc, Phát Xít Đức đã:
A. Chấm dứt mọi cuộc thôn tính ở Châu Âu. B. Chuẩn bị tiến hành chiến tranh với Ba Lan. C. Đàm phán với Anh, Pháp để chống Liên Xô. D. Đàm phán với Liên Xô để chống Anh, Pháp.
Câu 21. Lí do để Liên Xô chấp nhận đàm phán với Đức là:
A. Để có thời gian chuẩn bị và xây dựng lực lượng.
B. Để tránh một cuộc chiến tranh và bảo vệ quyền lợi quốc gia trong tình thế bị cô lập.
C. Để tìm đồng minh chống lại Anh, Pháp, Mĩ. D. Tất cả các lí do trên đều đúng.
Câu 22. Chiến lược cơ bản của phát xít Đức tấn công Liê Xô là:
A. Khiêu khích, quấy rối để thăm dò.
B. Xúi giục các nước cộng hòa trong liên bang Xô Viết nổi dậy, rồi nhẩy vào can thiệp.
C. Chiến tranh “Chiến tranh chớp nhoáng”, “Đánh nhanh, thắng nhanh”. D. Làm bàn đạp để tấn công Anh, Pháp.
A. Ru - Dơ - Ven, Tru - Man C. Sớc sin - Giu-cốp, Đờ - Gôn. B. Tru - Man, Xta-Lin, Khơ-rut- D. Ru - dơ - ven, Xta Lin, Sớc sin
Câu 24. Kết quả của cuộc tấn công Xtalin - grat của quân Đức là:
A. Quân Đức chiếm Xta-lin - grat một cách nhanh chóng B. Quân Đức chiếm Xta - lin - grat sau 2 tháng.
C. Quân Đức không thể chiếm được thành phố này.
D. Quân Đức không những không chiếm được Xit - lin - grat mà còn bị Hồng quân Liên Xô tấn công buộc phải rút khỏi lãnh thổ Liên Xô.
Câu 25. Trong thời gian từ tháng 12/1941 đến tháng 5/1942, Nhật Bản đã mở cuộc
tấn công vào: A. Trung Quốc B. Các nước Bắc Phi
C. Thái Lan, Mã lai, Sin ga po, Philippin, Miến Điện, Indonexia. D. Triều Tiên.
Câu 26. Mặt trận đồng minh chống phát xít bao gồm các nước chủ yếu là:
A. Liên Xô - Bỉ- Pháp. C. Liên Xô - Trung Quốc - Triều Tiên B. Liên Xô - Mĩ – Anh. D. Liên Xô – Canada.
Câu 27. Các nước tham gia vào Tuyên ngôn Liên hợp quốc, nơi họp và thời gian
diễn ra sự kiện đó là
A. Năm 1940, tại Maxcơva, có 24 quốc gia. B. Năm 1941, tại Niu ooc có 25 quốc gia.
C. Năm 1942, tại Oasinton, có 26 quốc gia. D. Năm 1943, tại Luân đôn, có 27 quốc gia.
Câu 28. Trận phản công của quân đội Liên Xô đánh dấu bước ngoặt của chiến
tranh thế giới là:
A. Trận Cuốc - xcơ C. Trận Xta-lin-grat B. Trận công phá Béc - lin D. Trận Mác - x cơ - va
A. Anh, Pháp kí với Đức hiệp ước Muy Nich. B. Đức tràn vào chiếm đóng Tiệp Khắc. C. Ngày 01/9/1939 Đức tấn công Ba Lan. D. Quân Nhật tiến vào Đông Dương.
Câu 30. Sự kiện chính trị quan trọng diễn ra ở Châu Âu vào tháng 6/1940
A. Đức làm chủ toàn bộ Châu Âu C. Mĩ tham gia chiến tranh B. Chính phủ Pháp đầu hàng Đức. D. Đức cắt quan hệ với Liên Xô
Câu 31. Những nước nào tham gia hội nghị Muy-Nich?
A. Anh, Pháp, Đức, I-ta-li-a C. Anh, Pháp, Đức, Tiệp Khắc
B. Anh, Pháp, Đức, Liên Xô. D. Anh, Pháp, Đức, I-Ta-li-a, Tiệp Khắc
Câu 32. Tháng 3/1939, Châu Âu diễn ra sự kiện nổi bật gì?
A. Liên Xô tuyên bố giúp Ba Lan. C. Đức quyết định đánh chiếm Ba Lan. B. Hội nghị Muy-Nich được kết thúc. D. Đức thôn tính hoàn toàn Tiệp Khắc.
Câu 33. Liên Xô chủ trương đàm phán với Đức vì muốn:
A. Có thời gian hòa bình để củng cố tiềm lực về mọi mặt.
B. Hợp tác thực sự hữu nghị với Đức để cùng phát triển Châu Âu.
C. Tránh cuộc chiến tranh, bảo vệ quyền lợi quốc gia trong thế bị cô lập.
D. Tránh cùng lúc phải đương đầu với Đức ở phía Đông, Anh, Pháp ở phía Tây.
Câu 34. Chiến thắng có ý nghĩa thay đổi bước ngoặt của chiến tranh thế giới thứ
hai tại mặt trận Xô - Đức là:
A. Trận phản công tại Cuốc - xcơ. C. Trận phản công tại Xta-lin-grat B. Trận phản công tại Lê - Nin - Grat. D. Trận phản công tại Mát - xcơ - va.
Câu 35. Ngày 15/8/1945, sự kiện lịch sử nào đã diễn ra với thế giới?
A. I-ta-li - xa thất bại, chiến tranh thế giới thứ II kết thúc ở Châu Phi. B. Nhật Bản chấp nhận đầu hàng, chiến tranh thế giới thứ II kết thúc. C. Phát xít Nhật thất bại, chiến tranh thế giới thứ II kết thúc ở Châu Á. D. Phát xít Đức thất bại, chiến tranh thế giới thứ II kết thúc ở Châu Âu.
A. Cuộc chiến tranh chính nghiã của nhân dân.
B. Cuộc chiến tranh phi nghĩa, giữa các nước Đế quốc. C. Cuộc chiến tranh phi nghĩa của các tập đoàn tư bản. D. Cuộc chiến tranh chính nghĩa, bảo vệ hòa bình thế giới.
Câu 37. Đức tham chiến ở Tây Ban Nha vì?
A. Là nước đồng minh của Anh và Pháp. B. Là nước phát triển mạnh nhất Châu Âu.
C. Có lực lượng phát xít đông đảo nhất Châu Âu.
D. Muốn hỗ trợ lực lượng phát xít Phran - cô đánh bại chính phủ cộng hòa.