- Bước 1: Đặt mục đích học tập ở đầu giờ, để tạo ra tình huống có vấn đề và nêu lên bài tập nhận thức.
1. Áp dụng một số biện pháp xácđịnh kiến thức cơ bản cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trường THPT Sáng Sơn
1.2. Biện pháp 2: Khai thác hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa
Trong dạy học lịch sử, ngoài việc vận dụng sơ đồ Đairi để xác định kiến thức cơ bản, giáo viên còn phải nghiên cứu, khai thác hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa để chỉ rõ kiến thức trọng tâm của bài. Tuy nhiên, khai thác hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa vẫn phải lấy sơ đồ Đairi làm căn cứ thì mới xác định và phân biệt được đâu là kiến thức cơ bản, đâu là kiến thức chủ yếu của bài học.
Ví dụ 1: khi dạy bài 11: “Văn hoá truyền thống Đông Nam Á” (chương trình
lịch sử 10 nâng cao), giáo viên căn cứ vào hệ thống câu hỏi trong sác giáo khoa: Câu 1. Theo em, ở Đông Nam Á đã có những hình thức tín ngưỡng và tôn giáo nào?
Câu 2. Chữ viết của các dân tộc Đông Nam Á đã được sử dụng và sáng tạo như thế nào?
Câu 3. Nêu những thành tựu chủ yếu về văn học của các dân tộc Đông Nam Á? Câu 4. Hãy cho biết quá trình truyền bá và vai trò của đạo Phật ở Đông Nam Á? Câu 5. Giá trị và mối quan hệ qua lại giữa dòng văn học dân gian và văn học viết được thể hiện như thế nào?
Câu 6. Nêu những thành tựu chủ yếu về kiến trúc và điêu khắc của các dân tộc Đông Nam Á?
Thông qua hệ thống câu hỏi trên đây, giáo viên xác định được trọng tâm của bài học, những kiến thức cơ bản cần xác định để truyền thụ cho học sinh là: Những thành tựu rực rỡ về văn hoá của các dân tộc Đông Nam Á trong các lĩnh vực văn tự, văn học, nghệ thuật; Sự đa dạng, những nét tương đồng về văn hoá và sự sáng tạo văn hoá của mỗi dân tộc; Từ đó giáo viên giáo dục cho học sinh lòng tự hào về truyền thống văn hoá của các dân tộc Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
Ví dụ 2: Khi dạy bài 1. “Nhật Bản” (chương trình lịch sử 11 cơ bản), giáo
viên căn cứ vào hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa:
Câu 1. Tình hình Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1968 có những điểm gì nổi bật?
Câu 2. Trình bày nội dung cơ bản và ý nghĩa nổi bật của cuộc Duy tân Minh Trị ? Câu 3. Những sự kiện nào chứng tỏ vào cuối thế kỉ XIX, Nhật Bản đã chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa?
Câu 4. Tại sao nói cuộc Duy tân Minh Trị có ý nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản?
Câu 5. Dựa vào lược đồ (hình 3), trình bày những nét chính về sự bành trướng của đế quốc Nhật Bản cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX?
Khi giáo viên nghiên cứu sách giáo khoa, căn cứ vào các câu hỏi trên đây sẽ dễ dàng xác định được trọng tâm, kiến thức cơ bản của bài là: Hoàn cảnh, nội dung những cải cách của Thiên hoàng Minh Trị thực chất là một cuộc cách mạng tư sản,
giúp Nhật Bản thoát khỏi nguy cơ bị các nước tư bản phương Tây xâm lược và phát triển nhanh sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa; Những chính sách xâm lược hiếu chiến từ rất sớm của giới thống trị Nhật Bản, cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX. Giáo viên xác định đúng kiến thức cơ bản như trên sẽ tạo cơ sở để truyền thụ tốt nội dung bài học cho học sinh.
Ví dụ 3: Khi dạy bài 15 “Phong trào dân chủ 1936 - 1939” (chương trình
lịch sử 12 cơ bản), giáo viên căn cứ vào hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa: Câu 1. Phong trào dân chủ 1936 - 1939 đã diễn ra trong bối cảnh lịch sử nào?
Câu 2. Nêu ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của phong trào dâ chủ 1936 – 1939?
Câu 3. Em có nhận xét gì về qui mô, lực lượng tham gia và hình thức đấu tranh trong phong trào dân chủ 1936 - 1939?
Hệ thống câu hỏi trên đây là gợi ý cho giáo viên trong quá trình chuẩn bị bài. Nghiên cứu sách giáo khoa kết hợp với khai thác các câu hỏi giúp giáo viên xác định đúng kiến thức cơ bản của bài học cần truyền thụ cho học sinh là: Phong trào dân chủ 1936 – 1939 diễn ra với sự tác động của nhiều yếu tố khách quan; Đây là một phong trào đấu tranh có qui mô rộng lớn, thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tham gia với nhiều hình thức đấu tranh phong phú, mới mẻ; Phong trào đã thu được kết quả to lớn, khiến chính quyền thực dân phải nhượng bộ, đã để lại cho Đảng ta nhiều bài học kinh nghiệm quí báu. Việc xácđịnh đúng kiến thức cơ bản như trên sẽ giúp giáo viên truyền thụ tốt kiến thức cho học sinh.
Như vậy, khai thác hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa là một biện pháp quan trọng, hiệu quả, giúp giáo viên xác định đúng kiến thức cơ bản trong một bài học lịch sử cụ thể cần truyền thụ cho học sinh. Hệ thống câu hỏi là một nguồn kiến thức đồng thời lại có tác dụng định hướng, gợi mở để giáo viên xác định đúng trọng tâm của bài. Biện pháp này có thể áp dụng cho tất cả các bài học lịch sử ở trung học phổ thông. Đặc biệt, đối với những giáo viên trẻ thì việc khai thác hệ thống câu
hỏi trong sách giáo khoa để xác định kiến thức cơ bản càng phải được chú trọng hơn.