Biện pháp 1: Trình bày miệng sinh động, hình ảnh

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) xác định và truyền thụ kiến thức cơ bản trong dạy học lịch sử ở trường THPT sáng sơn (Trang 45 - 49)

- Bước 1: Đặt mục đích học tập ở đầu giờ, để tạo ra tình huống có vấn đề và nêu lên bài tập nhận thức.

2. Áp dụng một số biện pháp truyền thụ kiến thức cơ bản cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trường THPT Sáng Sơn

1.1. Biện pháp 1: Trình bày miệng sinh động, hình ảnh

Như tôi đã nói ở phần lí luận trên, trình bày miệng, sinh động, hình ảnh được sử dụng dưới nhiều hình thức khác nhau trong dạy học lịch sử: trình bày tài liệu của thầy và trò, trao đổi, thảo luận, kiểm tra miệng,… và được tiến hành bằng

nhiều biện pháp cụ thể : tường thuật, miêu tả, nêu đặc điểm, giải thích, kể chuyện lịch sử…Sau đây, tôi sẽ áp dụng vào một số bài học cụ thể.

Ví dụ 1: Khi dạy bài 31. “Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII”

(chương trình lịch sử 10 cơ bản), ở mục I. Nước Pháp trước cách mạng, có bức tranh biếm hoạ hình 56 “Tình cảnh nông dân Pháp trước cách mạng”. Để tạo biểu tượng và khắc sâu cho học sinh về tiền đề kinh tế và xã hội Pháp trước cách mạng, giáo viên sẽ sử dụng hình thức trao đổi, miêu tả bức tranh hình 56. Giáo viên hỏi học sinh “Qua đọc sách giáo khoa và quan sát hình 56, em hãy nhận xét về tình cảnh nông dân Pháp trước cách mạng ?”. Sau khi học sinh trả lời, giáo viên sẽ kết luận thông qua miêu tả bức tranh hình 56 như sau: Bức tranh diễn tả cảnh người nông dân – nhân vật tiêu biểu của đẳng cấp thứ 3, lưng còng xuống để cõng hai đẳng cấp quí tộc và tăng lữ to béo, điều này thể hiện gánh năng phong kiến đang đè nặng trên vai người nông dân nghèo khổ. Người nông dân già yếu tay chống chiếc cuốc cùn, tượng trưng cho công cụ lao động chủ yếu trong nền nông nghiệp Pháp lúc bấy giờ, trong túi quần thò ra các văn tự vay nợ, khế ước bán, thuê ruộng. Xung quanh người nông dân khốn khổ không phải là mùa màng bội thu, mà là thỏ, bồ câu của quí tộc tăng lữ được thả tự do trên đồng ruộng để phá hoại mùa màng. Qua bức tranh trên cho chúng ta thấy nền nông nghiệp lạc hậu của nước Pháp trước cách mạng, và mâu thuẫn sâu sắc giữa đẳng cấp thứ ba với hai đẳng cấp trên – quý tộc, tăng lữ. Đây chính là những tiền đề kinh tế, xã hội làm bùng nổ cách mạng tư sản Pháp. Thông qua việc miêu tả, trao đổi như trên, giáo viên thu hút được sự chú ý và tạo hứng thú học tập cho học sinh, giúp các em dễ dàng hiểu được bức tranh kinh tế, xã hội Pháp trước cách mạng.

Ví dụ 2: Khi dạy bài 11. “Các nước tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc

chủ nghĩa” (sách giáo khoa lịch sử 11 nâng cao), để tạo được biểu tượng cho học

sinh về chiếc máy bay đầu tiên khi dạy mục 1. Sự tiến bộ về khoa học – kĩ thuật và sự phát triển của sức sản xuất, giáo viên sẽ kết hợp trao đổi và kể chuyện cho học sinh nghe. Khi dạy đến lĩnh vực giao thông vận tải, giáo viên hỏi: “Em hãy quan sát

hình 28 và cho biết việc chế tạo ra chiếc máy bay đầu tiên có ý nghĩa như thế nào?”. Để giúp học sinh trả lời được câu hỏi, giáo viên gợi ý và kể cho học sinh nghe về sự ra đời của chiếc máy bay đầu tiên: Mơ ước bay vào không trung của con người từ thuở xa xưa mãi đến năm 1903 mới trở thành hiện thực: 10h sáng ngày 17-12-1903 chiếc máy bay đầu tiên của anh Vrai-tơ mới cất cánh trong một khoảng thời gian rất ngắn, song mở ra một trang mới trong giao thông. Anh em Vrai-tơ sinh trưởng trong một gia đình mục sư ở Mĩ. Ông là một người thợ làm bánh xe, nên từ nhỏ hai anh em đã ham thích trò chơi chong chóng bay và lớn lên quyết định nghiên cứu bay lên không. Năm 1902, hai anh em đã làm được chiếc tàu lượn và đến mùa thu năm 1902, họ mới cho tàu lượn bay lên độ cao 180m so với mặt đất. Đến năm 1903, họ đã chế tạo được chiếc máy bay đầu tiên. Máy bay có hai tầng, chiều ngang dài 12m, mặt trước có lắp cánh quạt, trong bụng đặt một mô tơ xăng, toàn thân sơn màu trắng, giống hệt một con chim khổng lồ, nhưng không có chân, phía dưới là hai cột trơn chống song song đặt trên hai thanh day dài. 10h 30 phút ngày 17-12, hai anh em Vrai-tơ đã bay được 12 giây với cự li 30m. Sau đó 45 phút, họ lại bay một lần nữa được 52m với độ như lần đầu, 20 phút sau, bay cao hơn lần trước 4m với cự li 52m. Đúng 12h, lần này bay được 52 giây, cự li bay đat được 255m. Ngày 10-9-1908, người em – Oóc-vin Vrai – tơ bay được độ cao 36m với thời gian 1h5phút; hôm sau anh lại bay độ cao 76m trong 1h14phút. Sau đó 3 tháng, người anh Vinbơ Vrai-tơ ở Pháp bay liên tục trong 2h20phút với khoảng cách 12km. Đó là những kỉ lục thế giới lúc bấy giờ. Giáo viên kể chuyện, miêu tả như vậy sẽ tao được biểu tượng và khắc sâu cho học sinh về khả năng sáng tạo của con người, và giúp các em dễ dàng trả lời được câu hỏi giáo viên đã đưa ra. Cuối cùng, giáo viên kết luận lại cho học sinh: máy bay đầu tiên trên thế giới ra đời đã mở ra một bước ngoặt lớn trong ngành giao thông vận tải…

Ví dụ 3: khi dạy bài 16. “Phong trào giải phóng dân tộc và Tổng khởi nghĩa

tháng Tám (1939-1945). Nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà ra đời” (chương trình

quyền, có hình 39. Lễ thành lập đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân. Để giúp học sinh hiểu lí do thành lập, mục đích và vai trò của đội, giáo viên hướng dẫn các em quan sát bức ảnh và yêu cầu các em nêu nhận xét, nêu những hiểu biết của mình về đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân. Sau đó, giáo viên miêu tả, phân tích bổ sung để học sinh hiểu: Bức ảnh ghi lại hình ảnh lễ tuyên thệ của các chiến sĩ trong buổi thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân vào ngày 22-12-1944, tại một khu rừng nằm giữa hai tổng Hoàng Hoa Thám và Trần Hưng Đạo ở châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. Trong ảnh, người đứng trước hàng quân, đội mũ “phớt”, vai khoác túi là đồng chí Võ Nguyên Giáp, người được Nguyễn Ái Quốc cử ra thành lập Đội. Toàn Đội gồm 34 đội viên, có 31 nam, 3 nữ, đứng theo hàng ngang. Ở hàng đầu là lá cờ đỏ sao vàng giương cao trước hàng quân. Các chiến sĩ mặc trang phục theo từng cá nhân khác nhau, thể hiện trang bị của quân đội cách mạng đầu tiên còn rất thô sơ. Song nó cũng thể hiện đó là đạo quân từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu. Đội được biên chế thành 3 tiểu đội… Đội có một chi bộ Đảng. Dưới lá cờ đỏ sao vàng năm cánh, toàn Đội đã long trọng đọc “10 lời thề danh dự”, thể hiện lòng trung thành vô hạn với Tổ quốc, với Đảng; thể hiện tinh thần hy sinh đến giọt máu cuối cùng vì sự nghiệp cách mạng; kiên quyết tiêu diệt quân thù cướp nước; hết lòng, hết dạ phục vụ nhân dân; tinh thần đoàn kết và ý chí tổ chức kỉ luật của quân đội cách mạng. Đó cũng chính là nội dung 10 lời thề của quân đội nhân dân Việt Nam sau này. Qua phần trình bày sinh động trên của giáo viên giúp học sinh nhận thức rõ vai trò, vị trí của Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, và hiểu được chủ trương thành lập Đội của Đảng, của Hồ Chí Minh lúc này là hoàn toàn đúng đắn.

Qua các ví dụ áp dụng trên cho thấy trình bày miệng sinh động, hình ảnh là một trong những biện pháp quan trọng hàng đầu giúp giáo viên truyền thụ tốt kiến thức cơ bản cho học sinh trong dạy học lịch sử. Việc trình bày hay giảng dạy của giáo viên trên lớp chính là khâu quan trọng nhất trong quá trình dạy học, quyết định đến chất lượng của bài học, và giáo viên chỉ có thể thông qua lời nói để thể hiện.

Theo tôi, trình bày miệng sinh động, hình ảnh chính là một nghệ thuật của phương pháp sư phạm, làm cho bài học trở nên hấp dẫn thu hút sự chú ý và tạo hứng thú học tập cho học sinh. Để thể hiện tốt việc này, ngoài năng khiếu sẵn có người giáo viên cần phải không ngừng tự nâng cao trình độ, rèn luyện và tích luỹ kinh nghiệm giảng dạy. Biện pháp trình bày miệng sinh động, hình ảnh được giáo viên sử dụng thường xuyên trong dạy học và trong tất cả các bài học lịch sử. Tuy nhiên, nó sẽ được phát huy tác dụng hơn nếu giáo viên áp dụng vào các bài học lịch sử có hệ thống kênh hình là các tranh ảnh, hay các tài liệu lịch sử. Và như vậy, biện pháp này cho phép giáo viên kết hợp được với tất cả các biện pháp khác để truyền thụ kiến thức cơ bản cho học sinh.

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) xác định và truyền thụ kiến thức cơ bản trong dạy học lịch sử ở trường THPT sáng sơn (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)