Biện pháp 2: khai thác hệ thống kênh hình trong sách giáo khoa

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) xác định và truyền thụ kiến thức cơ bản trong dạy học lịch sử ở trường THPT sáng sơn (Trang 49 - 53)

- Bước 1: Đặt mục đích học tập ở đầu giờ, để tạo ra tình huống có vấn đề và nêu lên bài tập nhận thức.

2. Áp dụng một số biện pháp truyền thụ kiến thức cơ bản cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trường THPT Sáng Sơn

2.2. Biện pháp 2: khai thác hệ thống kênh hình trong sách giáo khoa

Ví dụ 1: Khi giáo viên dạy bài 37. “Khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài và

phong trao Tây Sơn” (chương trình lịch sử 10 nâng cao), để truyền thụ cho học

sinh kiến thức cơ bản của bài là Quang Trung đại thắng quân Thanh ở mục 3, giáo viên khai thác kênh hình 73. Lược đồ diễn biến trận đánh đồn Ngọc Hồi – Đống Đa (Tết Kỉ Dậu – năm 1789). Trước hết, giáo viên cho học sinh quan sát lược đồ, xác định rõ những vị trí đóng quân then chốt của địch, và những đường tiến quân của quân Tây Sơn. Sau đó, giáo viên tường thuật kết hợp với miêu tả như sau: Về trận Ngọc Hồi, sau khi chỉ cho học sinh vị trí của đồn trên lược đồ giáo viên tường thuật: Mờ sáng ngày mồng 5 Tết, đại quân của Quang Trung tiến gấp về Ngọc Hồi (Thanh Trì, Hà Nội). Mở đầu trận đánh, hơn 100 voi chiến của ta xông lên trước. Tiếp sau, là đội quân mạng 20 tấm lá chắn bằng gỗ, quấn rơm, tẩm nước. Cứ 10 người khênh một tấm lá chắn đi trước, bảo vệ cho bộ binh theo sau. Quân địch ra sức cố thủ, bắn đại bác dữ dội nhưng không thể nào cản được bước tiến của quân Tây Sơn. Khi đã áp sát chân đồn giặc, quân Tây Sơn hạ tấm lá chắn xuống, xông vào giáp chiến với giặc với dũng khí áp đảo mãnh liệt. Quân Thanh hoảng loạn, tháo chạy, nhiều tên giẫm phải địa lôi bị chết tan xác. Số còn lại chạy về kinh thành, gặp quân Tây Sơn án binh ở Văn Điển nên vội chạy qua cầu trên sông Tô

vào cánh đồng Mực. Tại đây, chúng bị quân của đô đốc Bảo chờ sẵn, đốc voi chiến xông ra, hàng vạn tên bị vùi xác dưới cánh đồng lầy. Thế là hệ thống phòng ngự phía nam Thăng Long của quân Thanh hoàn toàn bị đập tan.

Về trận Đống Đa, giáo viên tường thuật theo lược đồ: Trong khi Quang Trung chỉ huy đánh đồn Ngọc Hồi, cùng sáng mồng 5 Tết Kỷ Dậu, đại quân của đô đốc Long chỉ huy đã xuyên qua Chương Đức (nay là Chương Mỹ), vòng lên làng Nhân Mục đánh thẳng vào đồn Khương Thượng (Đống Đa, Hà Nội). Chỉ huy giặc ở Đống Đa là Sầm Nghi Đống chống cự không nổi. Quân Tây Sơn bao vây bốn mặt rồi xông thẳng vào đồn và đốt lửa thiêu cháy doanh trại. Quân Thanh không có đường thoát, bị giết chết rất nhiều, thây chất thành gò, đống. Sầm Nghi Đống thế cùng, chạy lên gò Đống Đa, thắt cổ tự tử. Từ Ngọc Hồi, Đống Đa, quân Tây Sơn thừa thắng tiến vào Thăng Long. Tên tổng chỉ huy là Tôn Sĩ Nghị bàng hoàng, khiếp sợ, không kịp mặc áo giáp, ngựa không kịp thắng yên cương, chạy qua cầu phao sông Hồng lên phía Bắc, trốn về nước. Quân giặc thấy chủ tướng bỏ chạy cũng hoảng loạn, chen lấn nhau qua cầu chạy theo. Cầu phao gãy, giặc rơi xuống sông chết đuối không biết bao nhiêu mà kể, làm tắc nghẽn cả một khúc sông. Những đạo quân khác được tin đó cũng đua nhau bỏ đồn chạy thục mạng về Trung Quốc. Trưa ngày mồng 5 Tết Kỉ Dậu, Quang Trung ngồi trên lưng voi, áo bào sạm đen khói súng, dẫn đại quân chiến thắng rầm rộ tiến vào Thăng Long, sớm hơn dự định 2 ngày trong tiến reo hò của nhân dân. Thế là trong 5 ngày đêm chiến đấu, cả 5 đạo quân của Tây Sơn dưới sự chỉ huy của Quang Trung đã tiêu diệt và quét sạch 29 vạn quân Thanh. Đất nước được hoàn toàn giải phóng.

Việc giáo viên tường thuật kết hợp với miêu tả như trên sẽ khắc sâu trong tâm trí học sinh những hình ảnh sống động về chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa vĩ đại, cùng với tên tuổi của người anh hùng áo vải Quang Trung.

Ví dụ 2. Khi dạy bài 34. “Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược

(1858-1884)” (chương trình lịch sử 11 nâng cao), ở mục 1. Trên mặt trận Đà Nẵng

và cuộc chiến đấu của nhân dân ở đây, giáo viên khai thác lược đồ hình 100. Lược đồ liên quân Pháp – Tây Ban Nha đánh chiếm Đà Nẵng. Trước hết giáo viên cho học sinh quan sát lược đồ và hỏi “Pháp có âm mưu gì khi mở cuộc tấn công Đà Nẵng? Chúng đã thất bại như thế nào trong việc thực hiện kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh ?”. Sau khi học sinh trả lời, giáo viên nhận xét và lược thuật trên lược đồ như sau: Chiều ngày 31-8-1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha kéo tới dàn trận tai cửa biển Đà Nẵng. Mờ sáng ngày 1 - 9, chúng đưa tối hậu thư buộc Trấn thủ Trần Hoàng phải trả lời ngay trong 2 giờ, không đợi hết hạn, chúng đã ra lệnh cho các tàu chiến bắn đại bác lên các đồn Điện Hải, An Hải suốt trong ngày 1-9. Tiếp đó, chúng cho quân đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà đánh chiếm Nại Hiểm Đông, Điện Hải, An Hải. Song cuộc tấn công của quân xâm lược đi vào nội địa bị chậm lại, vì những cuộc chiến đấu dũng cảm của nhân dân ở Cẩm Lệ và các xã ven biển huyện Hoà Vang. Nhân dân lại thực hiện vườn không, nhà trống, tản cư vào rừng để khỏi đi lính, nộp lương thực. Ngoài ra, quân triều đình do Nguyễn Tri Phương chỉ huy được phái tới tăng cường cho lực lượng phòng thủ. Nguyễn Tri Phương, huy động cho nhân dân đắp luỹ chạy dài từ bờ biển vào phía trong để bao vây địch. Sau 5 tháng đánh chiếm, liên quân Pháp – Tây Ban Nha mấy lần mở các cuộc tấn công đều bị đánh bật trở lại và bị thiệt hại nặng nề, khí hậu không hợp, quân lính địch bị ốm đau và chết nhiều. Việc tiếp tế và cướp bóc lương thực, thực phẩm cung cấp cho quân đội gặp nhiều khó khăn. Trước tình thế bị sa lầy ở mặt trận Đà Nẵng, liên quân Pháp – Tây Ban Nha đã phải chuyển hướng tấn công vào Gia Định.

Qua việc khai thác lược đồ như trên, giáo viên sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời được câu hỏi và khắc sâu cho các em về âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh của của Pháp đã bị thất bại bởi tinh thần chiến đấu anh dũng của nhân dân ta.

Ví dụ 3. Khi dạy bài 18. “Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc

chống thực dân Pháp (1946-1950)” (chương trình lịch sử 12 cơ bản), giáo viên dạy

đến mục 1 phần III. Chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947, để truyền thụ cho học sinh kiến thức cơ bản về diễn biến chiến dịch, giáo viên khai thác lược đồ hình

48. Chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947. Sau khi dạy song phần âm mưu, hành động của Pháp và chủ trương của ta, giáo viên hỏi học sinh “Vậy chiến dịch đã diễn ra như thế nào?”. Học sinh trả lời song, giáo viên nhận xét rồi treo lược đồ lên bảng lược thuật về diễn biến chiến dịch: Tại Bắc Cạn, quan địch vừa nhảy dù xuống, lập tức bị các lực lượng của ta bao vây, bắn tỉa, khiến các cánh quân bị lạc không liên hệ được với nhau. Ở đây, trung đoàn vệ quốc Cao Bằng đã bắn rơi máy bay chỉ huy, tiêu diệt toàn bộ cơ quan tham mưu chiến dịch của địch. Bản kế hoạch tấn công của của Pháp rơi vào tay ta. Trên đường số 3, quân ta tập kích, phục kích trên 20 trận lớn, nhỏ ở Chợ Mới, Chơ Đồn, Chợ Chu, Phủ Thông,…cắt đứt đường tiếp tế của địch, buộc chíng phải rút khỏi Chợ Đồn, Chợ Rã vào cuối tháng 11 năm 1947. Ở mặt trận đường số 4, cac đơn vị bộ binh của ta phục kích, tiêu diệt hàng trăm tên địch tại Đông Khê, Thất Khê, Vũ Nhai, Tràng Xá. Đặc biệt là trận phục kích diệt gọn cả đoàn gồm 27 xe cơ giới và hơn một đại đội địch tại đèo Bông Lau, thu toàn bộ vũ khí. Đường số 4 trở thành con đường máu của địch. Ta cắt đường tiếp tế, không cho địch gặp được binh đoàn hỗn hợp bộ binh và lính thuỷ đánh bộ của Commuynan, cô lập chúng. Cuối cùng hai gọng kìm Đông và Tây của địch không khép kín lại được mà bị bẻ gãy. Trên mặt trận sông Lô, quân dân ta liên tục chặn đánh địch hàng chục trận. Ta bắn chìm từng đoàn tàu giặc tại Khoan Bộ, Đoan Hùng, Khe Lau. Sông Lô đầy xác và tàu giặc. Phối hợp với Việt Bắc, ở các chiến trường khác trên toàn quốc, quan dấn ta hoạt động mạnh, kiềm chế địch, không cho chúng tập trung binh lực nhiều vào chiến trường chính. Thông qua việc lược thuật như trên, giáo viên giúp học sinh dễ dàng nhớ được diễn biến của chiến dịch, và các em có thể tự rút ra được kết quả, ý nghĩa.

Thông qua các ví dụ áp dụng trên đây cho thấy, khai thác hệ thống kênh hình trong sách giáo khoa để truyền thụ kiến thức cơ bản cho học sinh trong dạy học lịch sử là một biện pháp đem lại hiệu quả cao. Giáo viên giúp học sinh tái hiện lại được quá khứ thông qua các kênh hình, làm cho bài học không trở nên nặng nề, khô khan mà lại thu hút được sự chú ý tạo hứng thú học tập cho học sinh. Biện pháp này

không thể áp dụng cho tất cả các bài học lịch sử, chỉ áp dụng cho các bài có hệ thống kênh hình như bản đồ, lược đồ, tranh ảnh minh hoạ về các cuộc chiến tranh, các trận đánh, các nhân vật, các thành tựu kinh tế văn hoá,…Sử dụng biện pháp này, giáo viên phải kết hợp chặt chẽ với biện pháp trình bày miệng sinh động, hình ảnh mà tôi đã trình bày ở trên.

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) xác định và truyền thụ kiến thức cơ bản trong dạy học lịch sử ở trường THPT sáng sơn (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)