Đánh giá về hạn chế khi áp dụng SKKN

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) xác định và truyền thụ kiến thức cơ bản trong dạy học lịch sử ở trường THPT sáng sơn (Trang 55 - 57)

- Bước 1: Đặt mục đích học tập ở đầu giờ, để tạo ra tình huống có vấn đề và nêu lên bài tập nhận thức.

2. Đánh giá về hạn chế khi áp dụng SKKN

- Một số em biết nhưng chưa hiểu được sự kiện lịch sử, chưa thực sự đầu tư thời gian cho học lịch sử nên sự tiến bộ chưa rõ rệt.

- Có em hiểu nội dung vấn đề nhưng diễn đạt còn lúng túng.

8. Những thông tin cần được bảo mật: Không.

9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:

9.1. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:

Xác định và truyền thụ kiến thức cơ bản là chìa khoá quan trọng hàng đầu mở ra hưởng giải quyết đúng đắn mâu thuẫn lớn nhất trong dạy học nói chung, cũng như trong dạy học lịch sử nói riêng (mâu thuẫn giữa kiến thức khổng lồ, với thời gian, trình độ... có hạn trong dạy học). Trong dạy học lịch sử chỉ khi nào vấn đề này được giải quết trước tiên, thoả đáng, thì khi đó mục tiêu dạy học mới đảm bảo, hiệu quả bài học, chất lượng dạy học mới được nâng cao đáp ứng yêu cầu của xã hội – đào tạo thế hệ trẻ thành những người lao động vừa “ hồng” vừa “ chuyên”. Trong phạm vi đề tài này, tôi đã cố gắng nghiên cứu, tìm hiểu làm sáng tỏ một số vấn đề xung quanh việc xác định và truyền thụ kiến thức cơ bản. Qua đây, tôi có cơ sở để rút ra kết luận bước đầu về truyền thụ kiến thức cơ bản trong dạy học lịch sử: trước hết là xác định kiến thức cơ bản trong dạy học lịch sử, sau đó là sắp xếp kiến thức cơ bản theo hệ thống và cấu trúc của bài giảng, tổ chức giờ học. Trên cơ sở đó , giáo viên vạch ra yêu cầu về phương pháp của việc truyền thụ kiến thức cơ bản, có sự kết hợp giữa phương pháp với phương tiện đa dạng để khắc sâu kiến thức cơ bản đã xác định cho học sinh và gây được hứng thú cho các em trong học tập lịch sử, nhằm từng bước nâng cao chất lượng bộ môn.

Để thực hiện được thành công sáng kiến người giáo viên cần:

+ Có nghiệp vụ tay nghề vững vàng, kiên trì bền bỉ rèn luyện học sinh. + Nhiệt tình trong giảng dạy, hết lòng vì học sinh thân yêu.

+ Không ngừng học tập để nâng cao kiến thức, phương pháp bồi dưỡng của từng bài học, môn học.

+ Luôn xác định việc dạy đại trà với công tác bồi dưỡng HSG để góp phần đưa sự nghiệp giáo dục của địa phương tiến kịp với đà phát triển chung của xã hội.

9. 2. Kiến nghị:

Chuyên đề xác định và truyền thụ kiến thức cơ bản trong dạy học lịch sử ở

Trường THPT Sáng Sơn, với những biện pháp xác định và truyền thu kiến thức cơ bản đã được đề xuất có tính khả thi cao trong thực tiễn giảng dạy nói chung và giảng dạy lịch sử nói riêng. Vì vậy, tôi thiết nghĩ đề tài này có thể là tài liệu tham khảo hữu ích cho các đồng nghiệp giảng dạy môn lịch sử và các môn học khác. Với kết quả đạt được trong năm học vừa qua, bản thân tôi sẽ tiếp tục phát huy SKKN này. Rất mong nhận được sự góp ý của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng để SKKN đạt hiệu quả tốt hơn.

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) xác định và truyền thụ kiến thức cơ bản trong dạy học lịch sử ở trường THPT sáng sơn (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)