- Bước 1: Đặt mục đích học tập ở đầu giờ, để tạo ra tình huống có vấn đề và nêu lên bài tập nhận thức.
1. Áp dụng một số biện pháp xácđịnh kiến thức cơ bản cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trường THPT Sáng Sơn
1.3. Biện pháp 3: Khai thác hệ thống kênh hình
Trong chương trình sách giáo khoa lịch sử ở cấp THPT hiện nay, hệ thống kênh hình càng được chú trọng. Số lượng, các loại kênh hình (tranh ảnh, bản đồ, lược đồ…) tăng lên, kênh hình không chỉ có tính chất minh hoạ mà trở thành một nguồn kiến thức quan trọng giúp khôi phục lại bức tranh quả khứ. Vì vậy, trong dạy học lịch sử khai thác hệ thống kênh hình được coi như một biện pháp để xác định và truyền thụ kiến thức cơ bản cho học sinh.
Ví dụ 1: khi dạy bài 16 “Những phát kiến lớn về địa lí” (chương trình lịch
sử 10 nâng cao), giáo viên thông qua việc khai thác các kênh hình trong sách giáo khoa: Hình 35. Những cuộc phát kiến địa lí; Hình 36. Cri-xtốp Cô-lôm-bô phát hiện ra châu Mĩ; Hình 37. Chiếc tàu buồm San-ta Ma-ri-a của C. Cô-lôm-bô vượt Đại Tây Dương, phát hiện ra châu Mĩ, kết hợp với nghiên cứu sách giáo khoa để xác định kiến thức cơ bản của bài: Nhu cầu về hương liệu, vàng bạc, thị trường, cùng với con đường giao lưu thương mại giữa Tây Á và Địa Trung Hải bị ngăn cản là nguyên nhân các cuộc phát kiến địa lí; Những cuộc phát kiến địa lí lớn của C. Cô-lôm-bô, Va-xcô đơ Ga-ma, Ph. Ma-gien-lăng,…và hệ quả của nó.
Ví dụ 2. Khi day bài 21. “Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân
Việt Nam trong những năm cuói thế kỉ XIX” (chương trình lịch sử 11 cơ bản), giáo
viên căn cứ vào hệ thống kênh hình trong sách giáo khoa: Hình 59. Vua Hàm Nghi; Hình 60. Tôn Thất Thuyết; Hình 61. Lược đồ địa điểm diễn ra các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương; Hình 62. Lược đồ địa bàn hoạt động của nghĩa quân Bãi Sậy; Hình 63. Nguyễn Thiện Thuật; Hình 64. lược đồ căn cứ Ba Đình; Hình 65. phan Đình Phùng; Hình 66. Lược đồ khởi nghĩa Hương khê; Hình 67. Lược đồ khởi nghĩa Yên Thế; Hình 68. Hoàng Hoa Thám, kết hợp với sách giáo khoa để xácđịnh được kiến thức cơ bản của bài: Hoàn cảnh nổ ra phong trào đấu tranh vũ trang chống Pháp cuối thế kỉ XIX, trong đó có các cuộc khởi nghĩa Cần vương và
khởi nghĩa tự vệ (tự phát) của nông dân; Các khái niệm “cần vương ”, “văn thân”, “Sĩ phu”…; Nội dung, diễn biến cơ bản, ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thất bại của các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu: Bãi Sậy, Ba Đình, Hương Khê, Yên Thế; Thân thế, sự nghiệp của một số lãnh tự cách mạng: Vua Hàm Nghi, Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám,…Khi giáo viên xác định đúng kiến thức cơ bản như trên sẽ tạo cơ sở cho việc truyền thụ tốt kiến thức cho học sinh.
Ví dụ 3. Khi dạy bài 25. “Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, chiến đấu
chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mĩ ở miền Nam” (chương
trình lịch sử 12 nâng cao), để xác định đúng kiến thức cơ bản của bài, giáo viên phải nghiên cứu sách giáo khoa kết hợp với hệ thống kênh hình sau: Hình 73. Đoàn Chủ tịch Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9-1960); Hình 74. Máy cày thay thế sức trâu; Hình 75. Đoàn Chủ tịch UBTƯMTDTGP miền Nam Việt Nam ra mắt tại Đại hội lần thứ nhất (2-1962); Hình 76. Địch tháo chạy trong trận Ấp Bắc; Hình 77. “Đội quân tóc dài” đấu tranh đòi đế quốc Mĩ rút khỏi miềm Nam Việt Nam; Hình 78. phá “ấp chiến lược”, khiêng nhà về nơi ở cũ. Sau khi nghiên cứu sách và khai thác hệ thống kênh hình, giáo viên xác định được kiến thức cơ bản của bài học là: Miền Bắc bước vào giai đoạn mới, lấy nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội làm trọng tâm; còn miền Nam, từ sau “Đồng khởi” thắng lợi đã chuyển sang tiến hành cuộc chiến tranh các mạng, chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt ” của Mĩ. Những thành tựu to lớn của nhân dân miền Bắc đạt được trong mọi mặt kinh tế và chính trị-xã hội sau khi thực hiện kế hoạch nhà nước 5 năm lần thứ nhất đã tạo ra những tiền đề to lớn về vật chất và tinh thần để cách mạng bước sang giai đoạn mới. Nhân dân miền Nam đánh thắng chiến lược “Chiến tranh đặc biệt của Mĩ” làm cho chủ nghĩa thực dân mới của Mĩ ở miền Nam đứng trước nguy cơ bị sụp đổ.
Qua các ví dụ áp dụng trên đây cho thấy, khai thác hệ thống kênh hình để xác định kiến thức cơ bản cho học sinh trong dạy học lịch sử là một biện pháp quan trọng, hiệu quả. Biện pháp này được sử dụng kết hợp với sách giáo khoa, nhưng không phải áp dụng được trong tất cả các bài như hai biện pháp trên. Do vậy, khi
áp dụng giáo viên phải lựa chọn những bài học có sử dụng hệ thống kênh hình như một nguồn kiến thức (như các bài về các cuộc cách mạng, chiến tranh, các chiến dịch, các cuộc khởi nghĩa, về các thành tựu văn hoá,..). Giáo viên xác định đúng kiến thức cơ bản thống qua hệ thống kênh hình sẽ tạo cơ sở cho việc truyền thụ tốt kiến thức cơ bản, gây được hứng thú cho học sinh khi học lịch sử.
Tóm lại, việc xác định kiến thức cơ bản cho học sinh trong dạy học lịch sử hiện nay là một việc làm rất cần thiết, giúp giáo viên giải quyết được mâu thuẫn lớn nhất trong dạy học lịch sử (mâu thuẫn giữa khối lượng kiến thức khổng lồ của lịch sử thế giới và dân tộc với thời lượng có hạn trong từng bài học cụ thể). Việc lựa chọn, xác định đúng kiến thức cơ bản là yêu cầu hàng đầu trong dạy học lịch sử, vì đây là cơ sở tốt nhất để giáo viên truyền thụ tốt kiến thức cơ bản cho học sinh và chỉ thông qua thời lượng nhất định trong từng bài học, giáo viên vẫn giúp học sinh nắm được tiến trình lịch sử thế giới và dân tộc. Các biện pháp xác định kiến thức cơ bản trong dạy học lịch sử mà tôi đã đề suất và bước đầu áp dụng trên đây là hoàn toàn có cơ sở và có tính khả thi cao. Thông qua việc áp dụng những biện pháp trên trong thực tế giảng dạy, đã giúp bài giảng lịch sử của tôi không gây quá tải, nhàm chán với học sinh, trái lại tạo cho các em cảm giác nhẹ nhàng, hứng thú với học tập. Có thể nói, xác định đúng kiến thức cơ bản trong dạy học lịch sử không chỉ giúp giáo viên truyền thụ tốt kiến thức để đạt được mục tiêu của bài, mà còn là biện pháp góp phần đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao hiệu quả bài học lịch sử ở Trường THPT.