5. Kết cấu của luận văn
1.2.1. Kinh nghiệm của một số địa phương về quản lý chi thường xuyên
cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo công lập
1.2.1.1. Kinh nghiệm của thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên
Trong những năm qua, sự nghiệp GD&ĐT luôn được thị xã Phổ Yên quan tâm, chú trọng đầu tư. Do đó, hiện nay ngành Giáo dục Phổ Yên có hệ thống mạng lưới và quy mô trường lớp ổn định. Có hệ thống mạng lưới các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, THPT và trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và GDTX, trung tâm học tập cộng đồng phát triển hợp lý, đáp ứng nhu cầu học tập cho con em nhân dân các dân tộc trên địa bàn thị xã. Tổng số có 71 trường thuộc UBND thị xã. Trong đó có 27 trường Mầm non. 26 trường Tiểu học. 17 trường THCS.Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên toàn ngành là 2046với 43.304 học sinh. Trong đó ở cấp mầm non là 20.287 cháu; Số học sinh Tiểu học là 14.117 em; Số học sinh THCS là 8900 em.
Những năm qua, sự nghiệp giáo dục và đào tạo của thị xã Phổ Yên không ngừng phát triển về số lượng và nâng cao về chất lượng. Tỷ lệ huy động trẻ đến
26
trường cao, chất lượng đảm bảo. Đạt chuẩn phổ cập giáo dục cho trẻ em 5 tuổi, đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ3, duy trì vững chắc phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Tỷ lệ huy động trẻ mẫu giáo (3-5 tuổi) đi học: 94,4%; Tỷ lệ huy động trẻ mẫu giáo 5 tuổi đi học: 100%.
Đối với cấp tiểu học:Tỷ lệ trẻ 6 tuổi vào lớp 1: 100%; Tỷ lệ trẻ trong độ tuổi (6-10 tuổi) đi học: 100%.
Đối với cấp THCS:Tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học vào học lớp 6: 100%; Tỷ lệ học sinh trong độ tuổi (11-14 tuổi) vào học cấp THCS: 100%.
Đội ngũ cán bộ, giáo viên của ngành đã ổn định và có những chuyển biến tích cực. Định mức giáo viên/lớp đạt tỉ lệ theo qui định, đảm bảo giảng dạy đầy đủ các môn trong các trường học. Số giáo viên thiếu chủ yếu cấp học Mầm non đã được tỉnh đồng ý hợp đồng theo Nghị quyết HĐND tỉnh.
100% cán bộ, giáo viên có trình độ đào tạo đạt chuẩn, tỷ lệ trình độ đào tạo trên chuẩn đạt 78,1%, trong đó cấp mầm non 63,6%, cấp tiểu học 83,9%,
cấp THCS 86,9% (Cổng thông tin điện tử của Phòng GD&ĐT thị xã Phổ Yên:
http://phoyen.edu.vn/).
Đạt được những kết quả đáng khích lệ như trên một phần là do công tác quản lý, sử dụng hợp lý chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp GD&ĐT của thị xã, nhờ đó đã phát huy được hiệu quả của việc sử dụng NSNN. Cụ thể, các giải pháp thị xã Phổ Yên đã triển khai trong việc quản lý chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp GD&ĐT công lập như sau:
Thứ nhất, hệ thống chính sách, chế độ của Nhà nước được tuyên truyền thường xuyên, các tiêu chuẩn định mức được địa phương quan tâm triển khai thực hiện. Nhờ đó, về cơ bản, ngân sách, tài sản nhà nước được sử dụng tiết kiệm và đúng chính sách chế độ.
Thứ hai, công tác cải cách các thủ tục hành chính được tăng cường, tạo điều
kiện thuận lợi cho các đơn vị dự toán, cơ chế xin cho cơ bản bước đầu được hạn chế. Trong việc giao dự toán ngân sách, về cơ bản, đã phân bổ và giao toàn bộ dự toán chi thường xuyên cho các cơ sở GD&ĐT công lập ngay từ đầu năm.
Thứ ba, thực hiện tốt việc giao dự toán chi thường xuyên NSNN cho các cơ
sở GD&ĐT công lập, nội dung dự toán ngân sách đã phản ánh đầy đủ các yêu cầu của nhiệm vụ GD&ĐT và được giao ngay từ đầu năm.
27
Thứ tư, công tác quyết toán được chú trọng, Phòng TC-KH huyện tăng cường đôn đốc, hướng dẫn các cơ sở GD&ĐT trong công tác quyết toán,đảm bảo phản ánh đầy đủ, chính xác số chi đã thực hiện, tuân thủ các quy định về mẫu biểu và thời gian quyết toán.
Thứ năm, thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra, thẩm định về tài chính
ngân sách. Phòng TC-KH thị xã đã phối hợp chặt chẽ với KBNN để kiểm soát các khoản chi của các cơ sở GD&ĐT công lập. Các cuộc thanh tra, kiểm tra được tiến hành thường xuyên, định kỳ. Qua quá trình thanh tra, kiểm tra đã phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh các sai phạm của các cơ sở GD&ĐT trong việc sử dụng ngân sách, góp phần đảm bảo cho NSNN được thực hiện đúng chính sách, chế độ.
Ngoài các biện pháp trên, thị xã Phổ Yên còn thường xuyên cử cán bộ tài chính đi đào tạo, tập huấn và tự đào tạo nội bộ để nâng cao trình độ năng lực chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp; quán triệt tinh thần trách nhiệm đối với cán bộ trong thực hiện nhiệm vụ được giao. Đồng thời, thường xuyên tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ cán bộ kế toán trường học, góp phần nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng sử dụng phần mềm quản lý tài chính, cập nhật các chế độ, chính sách của nhà nước,… Từ đó, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp GD&ĐT công lập trên địa bàn thị xã
(UBND thị xã Phổ Yên, 2020).
1.2.1.2. Kinh nghiệm của huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc
Những năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện Sông Lô đã chú trọng đầu tư cơ sở vật chất; không ngừng đổi mới, sáng tạo trong quản lý, dạy và học. Cùng với việc tạo chuyển biến trong công tác quản lý giáo dục, nền nếp, kỷ cương trường lớp, ngành Giáo dục huyện Sông Lô còn tập trung đổi mới, nâng cao chất lượng dạy và học trong các nhà trường; từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở các cấp học, ngành học nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản về giáo dục.
Năm học 2019-2020, toàn huyện Sông Lô có tổng số trên 22.000 học sinh. Trong đó, bậc Mầm non có hơn 6.800 trẻ, bậc Tiểu học có hơn 9.900 học sinh, bậc THCS có hơn 5.700 học sinh. Với mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện,
28
ngay từ đầu năm học, ngành GD&ĐT huyện Sông Lô đã xây dựng và thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ năm học bảo đảm trọng tâm, trọng điểm, chú trọng chất lượng dạy học, giáo dục; thực hiện tốt phối hợp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục được nâng lên, 100% giáo viên có trình độ chuyên môn đạt chuẩn (trở lên) theo quy định. Cơ sở vật chất, trang thiết bị và nguồn kinh phí đầu tư cho phát triển giáo dục và đào tạo được tăng cường. Ngành giáo dục huyện Sông Lô cũng chú trọng việc huy động các nguồn lực tăng cường xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị trường học; xây dựng khuôn viên “xanh, sạch, đẹp, thân thiện và hiệu quả”, xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Đến nay, toàn huyện có 50/50 trường đạt chuẩn quốc gia (100%), trong đó có 8 trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ II.
Chính vì vậy, chất lượng giáo dục toàn diện trong toàn ngành nâng lên rõ rệt. Trong năm học 2019-2020, ở bậc mầm non, tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân nhà trẻ còn 1,0% (giảm 2,2% so với năm học trước); ở nhóm trẻ mẫu giáo còn 2,6% (giảm 0,8% so với năm học trước); Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi nhà trẻ 1,4% (giảm 1,2% so với năm học trước); mẫu giáo là 2,8% (giảm 1,1% so với năm học trước). Đồng thời duy trì tỷ lệ trẻ ăn bán trú 100%; 100% trẻ hoàn thành chương trình giáo dục mầm non. Ở bậc Tiểu học, đánh giá thường xuyên đối với tất cả các môn học và hoạt động giáo dục: Hoàn thành tốt chiếm trên 51%, hoàn thành chiếm hơn 47%; Đánh giá mức độ hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất: số học sinh có năng lực và phẩm chất từ đạt trở lên chiếm 99,7%; Hoàn thành chương trình tiểu học 99,82%. Giáo dục THCS có trên 84% học sinh đạt hạnh kiểm tốt (tăng so với năm học trước 0.33%); hạnh kiểm khá chiếm trên13%; Học lực đạt loại khá, giỏi trên 51%. Tỉ lệ học sinh lớp 9 tốt nghiệp THCS đạt trên 98% (tăng so với năm học trước 0,13%).
Năm học 2019 - 2020, toàn huyện có 1156/1196 học sinh tham dự kỳ thi vào lớp 10 THPT, chiếm tỉ lệ 97,4% . Sông Lô là huyện có tỉ lệ học sinh tham dự thi cao nhất trong toàn tỉnh và là huyện dẫn đầu tỉnh về tỉ lệ thí sinh đỗ vào lớp 10 THPT
(Cổng thông tin điện tử của Phòng GD&ĐT huyện Sông Lô:
29
Có thể thấy, chất lượng giáo dục của huyện Sông Lô ngày càng được nâng cao. Để đạt được kết quả như trên, bên cạnh việc triển khai hiệu quả các giải pháp về đầu tư cơ sở vật chất, đổi mới, sáng tạo trong quản lý dạy học, huyện Sông Lô còn chú trọng trong việc sử dụng có hiệu quả NSNN cho lĩnh vực này. Các giải pháp huyện Sông Lô đã triển khai trong quản lý chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp GD&ĐT công lập trên địa bàn huyện đó là:
Thứ nhất, việc thực hiện công tác lập dự toán của các cơ sở giáo dục của huyện tuân thủ đúng theo trình tự quy định của Nhà nước, các khoản thu, chi phát sinh đều được phản ánh đầy đủ vào dự toán của các cơ sở giáo dục. Việc lập dự toán chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp GD&ĐT đều dựa trên hướng dẫn của cơ quan cấp trên, bám sát vào nhiệm vụ GD&ĐT được giao, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp trong khâu lập kế hoạch đảm bảo kế hoạch sát với tình hình của đơn vị.
Thứ hai, công tác quản lý điều hành và cấp phát vốn đáp ứng được kịp thời
nhu cầu chi tiêu ở các trường, việc chấp hành dự toán được các đơn vị sử dụng kinh phí thực hiện phù hợp dự toán được duyệt. Phòng TC-KH huyện và KBNN huyện có sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất trong việc điều hành cấp phát chi ngân sách cho giáo dục theo đúng dự toán, đúng tiêu chuẩn, định mức và mục lục NSNN. Cơ cấu chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp GD&ĐT công lập hợp lý, đảm bảo ưu tiên chi cho con người, đồng thời chú trọng chi cho hoạt động nghiệp vụ chuyên môn, mua sắm, sửa chữa tài sản cần thiết và sử dụng tiết kiệm các khoản chi quản lý hành chính.
Thứ ba, công tác quyết toán được thực hiện đầy đủ, đúng thời gian quy định.
Kiên quyết xuất toán đối với các khoản chi sai mục đích, sai chế độ, định mức tiêu chuẩn. Chất lượng quyết toán ngày càng được nâng cao.
Thứ tư, công tác thanh tra, kiểm tra chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp
GD&ĐT được thực hiện thường xuyên kết hợp với các cuộc thanh tra, kiểm tra đột xuất. Đồng thời, kiên quyết xử lý khi phát hiện các sai phạm của các cơ sở GD&ĐT trong chi thường xuyên NSNN.
Ngoài ra, để việc quản lý chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp GD&ĐT công lập đạt hiệu quả cao, huyện Sông Lô luôn chú trọng yếu tố con người, huyện
30
đã chủ động tổ chức cho cán bộ phòng TC-KH huyện và đội ngũ kế toán trường học tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đồng thời đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tài chính. Từ đó, góp phần giúp cho công tác quản lý tài chính nói chung và quản lý chi thường xuyên
NSNN cho sự nghiệp GD&ĐT nói riêng được nhanh chóng, chính xác (UBND huyện
Sông Lô, 2020).