Đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội huyện Đại Từ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo công lập trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên (Trang 51 - 57)

5. Kết cấu của luận văn

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội huyện Đại Từ

3.1.1.1 Đặc điểm tự nhiên a. Vị trí địa lý

Đại từ là một huyện trung du miền núi nằm ở phía Tây bắc của tỉnh Thái Nguyên, có vị trí địa lý khá thuận lợi, chỉ cách Thành phố Thái Nguyên 25 Km, có tọa độ trong khoảng từ 21°30′B đến 21°50′B và từ 105°32′Đ đến 105°42′Đ. Cụ thể:

- Phía Đông giáp huyện Phú Lương

- Phía Tây bắc và Đông nam giáp tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Phú Thọ - Phía Nam giáp huyện Phổ Yên và Thành phố Thái Nguyên

- Phía Bắc giáp huyện Định Hoá (Cổng thông tin điện tử huyện Đại Từ,

http://daitu.thainguyen.gov.vn/). b. Điều kiện địa hình

a) Về đồi núi: Do đặc điểm về vị trí địa lý nên huyện Đại Từ được bao bọc

xung quanh bởi các dãy núi ở cả 4 phía:

- Phía Tây và Tây Nam có dãy núi Tam Đảo ngăn cách giữa huyện Đại Từ và tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ.

- Phía Bắc có dãy Núi Hồng và Núi Chúa. - Phía Đông là dãy núi Pháo.

- Phía Nam là dãy núi Thằn Lằn thấp dần từ bắc xuống nam.

b) Sông ngòi thuỷ văn

Huyện Đại Từ có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc tưới tiêu trồng trọt phát triển nông nghiệp và cung cấp nước sinh hoạt cho người dân do có hệ thống sông, suối, hồ, ao dày đặc với nguồn nước khá dồi dào. Chảy dọc trên địa bàn huyện là sông Công với chiều dài chảy qua địa bàn huyện là hơn 24km. Bên cạnh đó, huyện Đại Từ còn có hệ thống các suối như suối Cát Nê, La Bằng, Phục Linh, Quân

40

Chu,…. Đặc biệt, trên địa bàn huyện còn có hồ Núi Cốc với diện tích rộng 25km2,

dung tích 175 triệu km3, là nguồn cung cấp nước quan trọng cho sản xuất và sinh

hoạt của người dân địa phương (Cổng thông tin điện tử huyện Đại Từ,

http://daitu.thainguyen.gov.vn/). c. Điều kiện khí hậu thời tiết

Đại Từ có khí hậu 2 mùa rõ rệt, mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10, khí hậu nóng ẩm và mưa nhiều. Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, gió chủ yếu là gió đông bắc, mưa ít, thời tiết hanh khô.

Vào mùa mưa, do mưa nhiều khí hậu thường ẩm ướt, độ ẩm khá cao, trung bình từ 70 - 80%, mùa khô độ ẩm thấp nên cây trồng thường bị thiếu nước vào vụ

đông. (Cổng thông tin điện tử huyện Đại Từ, http://daitu.thainguyen.gov.vn/).

d. Về đất đai thổ nhưỡng

Tổng diện tích tự nhiên của huyện Đại Từ là 57.848 ha. Trong đó: chủ yếu là đất lâm nghiệp, chiếm đến hơn 48,43%, tiếp theo là đất nông nghiệp chiếm 28,3%, đất chuyên dùng 10,7%; còn lại là đất thổ cư, chỉ chiếm 3,4%. Trong tổng diện tích tự nhiên của huyện, hiện nay tổng diện tích đã và đang sử dụng vào các mục đích là

93,8%, còn lại là diện tích tự nhiên chưa sử dụng (Cổng thông tin điện tử huyện Đại

Từ, http://daitu.thainguyen.gov.vn/). đ. Về tài nguyên - khoáng sản

a) Tài nguyên rừng: Do điều kiện về vị trí địa lý, về khí hậu và về đất đai thổ nhưỡng nên Đại Từ có diện tích đất lâm nghiệp khá lớn. Cụ thể, tổng diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Đại Từ là 28.020 ha, trong đó rừng tự nhiên là 16.022 ha và rừng trồng từ 3 năm trở lên là 11.000 ha.

b) Tài nguyên khoáng sản: Đại Từ là huyện có tài nguyên khoáng sản dồi dào

được phân bổ trên 15 xã, thị trấn (trong tổng số 30 xã, thị trấn) trên địa bàn huyện. Cụ thể:

- Đối với nhóm nguyên liệu cháy: Đại Từ có nhiều mỏ than với trữ lượng lớn

được phân bố ở 8 xã của huyện là: Yên Lãng, Hà Thượng, Phục Linh, Minh Tiến, An Khánh, Cát Nê, trong đó trữ lượng lớn tập trung chủ yếu ở mỏ Làng Cẩm và mỏ Núi Hồng.

41

- Đối với nhóm khoáng sản: Đại Từ có rất nhiều loại khoáng sản quý hiếm

như thiếc, vonfram, vàng, chì, kẽm, barit, pyrit, granit,… được phân bố ở rất nhiều xã trong huyện, trong đó tập trung nhiều nhất tại mỏ đa kim Núi Pháo, đây là mỏ khoáng sản trữ lượng lớn, góp phần quan trọng cho sự phát triển ngành công nghiệp khai khoáng của huyện.

Ngoài ra, huyện Đại Từ còn là địa phương có nhiều nguồn vật liệu xây dựng:

gồm các mỏ đất sét, đá, cát, sỏi... (Cổng thông tin điện tử huyện Đại Từ,

http://daitu.thainguyen.gov.vn/). 3.1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

Trong thời gian qua, trên tinh thần bám sát chỉ đạo của cấp trên, cùng với việc luôn đoàn kết, giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy trí tuệ tập thể và vai trò cá nhân trong lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện, huyện Đại Từ đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong các mặt hoạt động, cụ thể như sau:

a. Về tăng trưởng và phát triển kinh tế

Nhận thức rõ những thuận lợi, khó khăn trong phát triển kinh tế của huyện, huyện Đại Từ đã tích cực, chủ động phối hợp với các ban ngành liên quan và chủ động đề ra các kế hoạch, giải pháp hành động nhằm duy trì và không ngừng tăng trưởng kinh tế. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện giai đoạn 2018 - 2020 được thể hiện qua bảng số liệu dưới đây:

Bảng 3.1: Tăng trƣởng kinh tế huyện Đại Từ giai đoạn 2018- 2020

Đơn vị tính: % Chỉ tiêu 2018 2019 2020 Tăng trƣởng 2019/2018 Tăng trƣởng 2020/2019

- Nông, lâm, thuỷ sản 4,01 4,04 3,58 0,03 (0,46)

- Công nghiệp -TTCN 20,65 33,61 26,65 12,96 (6,96)

- Thương mại - Dịch vụ 14,00 14,00 15,18 0 1,18

(Nguồn: Báo cáo KT-XH huyện Đại Từ 03 năm 2018, 2019, 2020)

Số liệu trong bảng trên cho thấy, tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện Đại Từ tương đối ổn định qua các năm. Cụ thể:

42

Đối với ngành nông, lâm, thủy sản: tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2018 là 4,01%, năm 2019 là 4,04%, đến năm 2020, tốc độ tăng trưởng của ngành này có sự sụt giảm nhẹ xuống còn 3,58%. Tốc độ tăng trưởng bình quân cả giai đoạn 2018 – 2020 là 3,81%. Trong giai đoạn này, huyện Đại Từ đã tập trung chỉ đạo xây dựng và triển khai thực hiện phương án sản xuất nông nghiệp; Kế hoạch thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp; Đề án phát triển sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ chè giai đoạn 2016 - 2020. Đồng thời tập trung chỉ đạo các giải pháp, kịp thời khắc phục những khó khăn góp phần quan trọng để hoàn thành các chỉ tiêu trong sản xuất nông nghiệp hàng năm.

Đối với ngành công nghiệp - TTCN: đây là ngành có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất so với các ngành khác. Tốc độ tăng trưởng của ngành này năm 2018 là 20,65%, đến năm 2019 tốc độ tăng trưởng của ngành này tăng mạnh lên đạt 33,61%. Tuy nhiên, đến năm 2020, tốc độ tăng trưởng ngành này có sự sụt giảm nhẹ xuống còn 26,65%. Tốc độ tăng trưởng bình quân cả giai đoạn của ngành này là 26,97%. Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ngành công nghiệp - TTCN, huyện Đại Từ đã tổ chức các buổi gặp mặt, đối thoại với các Doanh nghiệp trên địa bàn huyện để tháo gỡ khó khăn và thu hút đầu tư. Xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện Đề án phát triển Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp giai đoạn 2016 - 2020. Tổ chức vinh danh các làng nghề tiêu biểu trên địa bàn huyện hàng năm và hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ đề nghị công nhận làng nghề, làng nghề truyền thống và nghệ nhân cấp tỉnh. Đồng thời, triển khai xây dựng Nhãn hiệu hàng hóa tập thể Chè Đại Từ.

Đối với ngành thương mại - dịch vụ: tốc độ tăng trưởng của ngành này khá ổn định, năm 2018 và năm 2019 đều là 14%, năm 2020 là 15,18%. Tốc độ tăng trưởng bình quân cả giai đoạn đạt 14,39%. Hoạt động thương mại trên địa bàn được duy trì ổn định, thị trường hàng hoá đa dạng, phong phú đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Chỉ đạo cơ quan chức năng tăng cường công tác kiểm tra phòng

chống buôn lậu và gian lận thương mại... (Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ

KT-XH huyện Đại Từ các năm 2018, 2019, 2020). b. Về văn hóa xã hội

43

Theo số liệu tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 huyện Đại Từ, dân số toàn huyện tại thời điểm 01/4/2019 gồm 49.221 hộ với 171.703 người.

Năm 2019, huyện Đại Từ đã triển khai kế hoạch giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho lao động năm 2019. Phối hợp với các cơ sở dạy nghề tiếp tục tổ chức tuyển sinh và đào tạo nghề cho 1.843/1.500 người theo KH, đạt 122,87% KH năm; giải quyết việc làm 3.460 người/3000 người theo kế hoạch, đạt 115,33% KH năm, trong đó, xuất khẩu lao động được 140 người.

- Về giáo dục và đào tạo

UBND huyện đã chỉ đạo xây dựng và triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án phát giáo dục huyện Đại Từ giai đoạn 2016-2020 trong năm 2019. Tiếp tục thực hiện đổi mới công tác quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục. Chỉ đạo các hoạt động chuyên môn để nâng cao chất lượng dạy và học, tăng cường công tác kiểm tra chuyên ngành; thanh tra hành chính tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn;

Hoàn thành đề án và công bố Quyết định thành lập trường Tiểu học và THCS thị trấn Quân Chu. Tiếp tục chỉ đạo duy trì và xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia, tính đến hết tháng 9/2019 huyện có 97/97 trường đạt trường chuẩn Quốc gia, bằng 100%.

- Về y tế

Công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ nhân dân được duy trì thực hiện tốt, chất lượng khám chữa bệnh từng bước được nâng lên; năm 2019 số lượt bệnh nhân được khám chữa bệnh tại Trung tâm y tế huyện và các Trạm y tế cơ sở là 96.105 lượt; Tại Bệnh viện đa khoa huyện là 110.032 lượt. Tổ chức thực hiện tốt các chương trình tiêm chủng mở rộng; tăng cường chỉ đạo thực hiện công tác phòng chống các dịch bệnh nguy hiểm ở người, đặc biệt là bệnh dại.

Tiếp tục duy trì và hoàn thiện các tiêu chí Quốc gia về y tế năm 2019 tại 30/30 xã, thị trấn và chỉ đạo hướng dẫn các xã hoàn thành tiêu chí về y tế trong nông thôn mới.

- Về công tác văn hóa, thông tin, thể thao, truyền hình

Tổ chức tốt các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao mừng Đảng, mừng xuân; tổ chức và quản lý tốt các Lễ hội trên địa bàn… góp phần giữ gìn và phát huy

44

bản sắc văn hoá của dân tộc. Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền mừng Đảng, mừng xuân, mừng các ngày lễ lớn và các nhiệm vụ chính trị của địa phương;

Kịp thời đưa tin các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao mừng Đảng, mừng xuân Kỷ Hợi, các thông tin kinh tế xã hội và tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị của huyện tới nhân dân. Đảm bảo thời lượng thu, phát các chương trình của Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Thái Nguyên và Trung ương. Thực hiện tuyên truyền cổ động, trực quan, nội dung tập trung vào tuyên truyền kỷ niệm các

ngày lễ lớn của đất nước, các sự kiện chính trị của huyện (Báo cáo tình hình thực

hiện nhiệm vụ KT-XH huyện Đại Từ các năm 2018, 2019, 2020).

* Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tới quản lý chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo công lập huyện Đại Từ

Với những điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Đại Từ như hiện nay có những ảnh hưởng nhất định tới công tác quản lý chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo công lập trên địa bàn huyện. Cụ thể như sau:

Thuận lợi:

Đại Từ mặc dù là một huyện miền núi nhưng có vị trí địa lý khá thuận lợi, đây là điều kiện rất quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Huyện Đại Từ chỉ cách trung tâm thành phố Thái Nguyên hơn 20 km. Điều kiện cơ sở hạ tầng của huyện thuận lợi hơn so với các huyện miền núi khác trong tỉnh, do đó việc tiếp cận sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật cũng thuận lợi hơn, góp phần quan trọng trong sản xuất nông lâm nghiệp của địa phương.

Thêm vào đó, Đại Từ còn là huyện có tài nguyên khoáng sản rất phong phú, đa dạng. Đây là yếu tố quan trọng để thu hút và hình thành các cơ sở khai thác khoáng sản phục vụ cho sản xuất công nghiệp phát triển.

Ngoài ra, với vị trị địa lý của mình, huyện Đại Từ còn có điều kiện khí hậu thuận lợi cho sự phát triển của nhiều loại vật nuôi và giống cây trồng, góp phần tích cực cho sự phát triển các ngành nông lâm nghiệp của huyện.

Đại Từ cũng là huyện có nhiều tiềm năng về phát triển du lịch. Trên địa bàn huyện hiện nay có khu du lịch Hồ núi cốc kết hợp với các khu di tích như Núi Văn, Núi Võ, 27/7,….

45

Tất cả những yếu tố trên góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện, góp phần tăng thu NSNN trên địa bàn huyện, từ đó giúp huyện Đại Từ có thêm nguồn thu để đáp ứng các nhu cầu chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên, trong đó có chi thường xuyên cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo của huyện.

Khó khăn:

Cùng với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế, thu nhập của người dân ngày càng cao, yêu cầu của người dân đối với các dịch vụ trong đó có vấn đề về giáo dục và đào tạo ngày càng cao hơn, từ đó đòi hỏi huyện Đại Từ phải chú trọng hơn cho công tác chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo.

Bên cạnh đó, để đáp ứng yêu cầu của thị trường về nguồn nhân lực chất lượng cao, không chỉ các trường đại học, cao đẳng, hay các trường dạy nghề mà ngay từ các cấp học thấp hơn cũng đòi hỏi phải có được sự quan tâm, đầu tư đúng mức thì mới có thể hướng đến được mục tiêu cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho thị trường.

Ngoài ra, Đại Từ là một huyện miền núi, một số xã ở khu vực vùng sâu vùng xa, điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, dân trí của người dân còn thấp, do đó công tác chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo công lập đối với các khu vực này càng cần phải được chú trọng.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo công lập trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên (Trang 51 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)