5. Kết cấu của luận văn
3.1.4. Phân cấp quản lý chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục
tạo công lập trên địa bàn huyện Đại Từ
Theo Nghị quyết số 38/2016/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2016 của
HĐND tỉnh Thái Nguyên ban hành“Quy định về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi
và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa các cấp ngân sách tỉnh Thái
Nguyên thời kỳ ổn định ngân sách 2017 – 2020” và căn cứ vào Luật NSNN (2015),
nhiệm vụ chi thường xuyên ngân sách cấp huyện cho các cơ sở giáo dục công lập sau: giáo dục tiểu học, trung học cơ sở, bổ túc văn hóa, nhà trẻ, mẫu giáo, phổ thông dân tộc bán trú và các hoạt động giáo dục khác, Trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm hướng nghiệp giáo dục nghề nghiệp.
Dựa trên các quy định trên, UBND huyện Đại Từ thực hiện quản lý chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo thuộc phân cấp quản lý, có thể mô phỏng phân cấp quản lý chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo trên địa bàn huyện Đại Từ qua hình dưới đây:
Hình 3.1: Phân cấp quản lý chi thƣờng xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo công lập trên địa bàn huyện Đại Từ
(Nguồn: Phòng TC-KH huyện Đại Từ)
UBND huyện Phòng GD&ĐT Phòng TC-KH Trung tâm GDNN- GDTX Khối mầm non Khối tiểu học Khối THCS
52
UBND cấp huyện chịu trách nhiệm quản lý ngân sách sự nghiệp GD&ĐT trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật và phân cấp của UBND tỉnh.
Phòng TC-KH huyện là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, tham mưu giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý tài chính NSNN trên địa bàn. Phòng TC-KH có nhiệm vụ hướng dẫn các cơ sở GD&ĐT thuộc huyện quản lý xây dựng dự toán ngân sách sự nghiệp GD&ĐT hàng năm, tổng hợp vào dự toán ngân sách huyện, báo cáo UBND cấp huyện xem xét, trình HĐND huyện quyết định; hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý, sử dụng, kế toán quyết toán kinh phí NSNN đối với các cơ sở GD&ĐT thuộc cấp huyện quản lý. Phòng TC-KH trực tiếp quản lý ngân sách của Trung tâm GDNN-GDTX, phối hợp với Phòng GD&ĐT quản lý ngân sách của các trường mầm non, trường tiểu học, trường THCS.
Phòng GD&ĐT là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, có chức năng tham mưu, giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về GD&ĐT. Phòng GD&ĐT có nhiệm vụ hướng dẫn các cơ sở GD&ĐT thuộc huyện quản lý xây dựng, lập dự toán ngân sách giáo dục hàng năm; tổng hợp ngân sách giáo dục hàng năm để cơ quan tài chính cùng cấp trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; quyết định giao dự toán cho các cơ sở giáo dục khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng NSNN và các nguồn thu hợp pháp khác cho giáo dục đối với các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý của UBND cấp huyện. Phòng GD&ĐT trực tiếp quản lý ngân sách và là đơn vị dự toán cấp 1 của các trường mầm non, trường tiểu học, trường THCS thuộc huyện quản lý.
Các cơ sở GD&ĐT: là đơn vị trực tiếp tiếp nhận và sử dụng nguồn kinh phí NSNN được giao, có trách nhiệm quản lý, sử dụng kinh phí NSNN đúng mục đích, đúng chế độ, tiết kiệm và hiệu quả. Từ năm 2006, thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ- CP ngày 24/05/2006 của Chính phủ và từ ngày 06/04/2015, thực hiện Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ, huyện Đại Từ đã có chủ trương và thực hiện giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính một cách toàn diện, triệt để đối với tất cả các cơ sở giáo dục và đào tạo trên địa bàn huyện.
Kho bạc nhà nước: trong quá trình cấp phát kinh phí, Phòng TC-KH sẽ kết hợp chặt chẽ với KBNN để tăng cường công tác quản lý đạt kết quả cao.
53
Nhìn chung có thể thấy, với mô hình quản lý như trên đã phát huy hiệu quả quản lý tài chính ở địa phương. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, nguồn vốn chi thường xuyên NSNN cho GD&ĐT được cấp trực tiếp cho các đơn vị thụ hưởng không qua cơ quan chủ quản ngành là Phòng GD&ĐT, do đó làm giảm bớt các khâu trung gian, tiết kiệm thời gian cho các đơn vị dự toán trong việc điều hành chi ngân sách tại đơn vị.
Thứ hai, cơ quan tài chính thực hiện xây dựng dự toán, điều hành, quản lý thanh, quyết toán kinh phí với đơn vị nên chủ động nắm được kết quả, tình hình tài chính của các đơn vị.
Thứ ba, việc thay đổi cơ chế quản lý tài chính theo hướng tăng cường tính tự
chủ cho các cơ sở giáo dục, từ đó thúc đẩy Phòng TC-KH phải xác định rõ chức năng, nhiệm vụ và đổi mới phương thức quản lý đối với các cơ sở giáo dục. Đồng thời, khi thực hiện tự chủ, các cơ sở giáo dục sẽ thực hiện công tác quản lý tài chính một cách công khai, minh bạch, thúc đẩy sử dụng nguồn NSNN một cách có hiệu quả hơn. Từ đó, giúp cho việc quản lý đối với các cơ sở giáo dục của Phòng TC-KH sẽ dễ dàng và đạt hiệu quả cao hơn.
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, mô hình trên cũng còn một số hạn chế như: Phòng GD&ĐT nếu không có phương thức, cách làm tốt sẽ dẫn tới buông lỏng quản lý tài chính tại các đơn vị trực thuộc. Phòng GD&ĐT không gắn nhiệm vụ chuyên môn với điều hành kinh phí nên vai trò của Phòng GD&ĐT bị hạn chế. Phòng GD&ĐT gặp nhiều khó khăn trong việc tổng hợp, báo cáo các cơ quan chức năng (UBND huyện, Sở GD&ĐT tỉnh) tình hình sử dụng nguồn kinh phí.
3.2. Thực trạng quản lý chi thƣờng xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo công lập trên địa bàn huyện Đại Từ
3.2.1. Lập dự toán chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo công lập
* Quy trình lập dự toán
Lập dự toán là khâu đầu tiên trong quy trình quản lý tài chính nói chung và quản lý chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp GD&ĐT nói riêng. Đây là khâu có vai trò quan trọng, ảnh hưởng tới khả năng thực hiện, đồng thời cũng là căn cứ để kiểm tra việc chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp GD&ĐT có được thực hiện đúng theo kế hoạch, đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả không. Quy trình lập dự toán chi
54
thường xuyên NSNN cho sự nghiệp GD&ĐT công lập trên địa bàn huyện Đại Từ được thể hiện qua hình dưới đây:
Hình 3.2: Quy trình lập dự toán chi thƣờng xuyên NSNN cho sự nghiệp GD&ĐT công lập huyện Đại Từ
(Nguồn: Phòng TC-KH huyện Đại Từ)
Hàng năm, căn cứ vào phương hướng và nhiệm vụ phát triển giáo dục của HĐND-UBND huyện Đại Từ, tình hình thực hiện dự toán chi năm trước, các định mức, chế độ quy định, phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi, hàng năm các trường mầm non, tiểu học, THCS và Trung tâm GDNN-GDTX hưởng kinh phí NSNN tiến hành xây dựng dự toán chi của mình gửi phòng TC-KH huyện. Từ đó, phòng TC- KH huyện Đại Từ xem xét tính hợp lý, hợp lệ của dự toán để lập dự toán cho toàn ngành giáo dục. Sau khi lập xong, phòng TC-KH huyện Đại Từ gửi dự toán cho UBND huyện để UBND huyện trình HĐND huyện phê duyệt. Sau khi được phê duyệt, phòng TC-KH này sẽ gửi dự toán này lên Sở Tài chính tỉnh Thái Nguyên.
Từ đó, Sở Tài chính kết hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở GD&ĐT xem xét và trình UBND, HĐND tỉnh phê duyệt. Khi dự toán chi ngân sách của huyện được tỉnh phê duyệt, huyện Đại Từ sẽ phân bổ và thông báo dự toán kinh phí cho các trường, tài khoản của các trường tại KBNN huyện lúc này đều là số tiền theo dự toán được duyệt.
* Kết quả lập dự toán chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp GD&ĐT công lập
Số liệu về dự toán chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp GD&ĐT công lập huyện Đại Từ được thể hiện qua bảng số liệu dưới đây:
Hƣớng dẫn lập dự toán
Lập và thảo luận dự toán
Quyết định, phân bổ, giao dự toán
75
Có thể thấy, với nguồn kinh phí đầu tư hàng năm nhỏ, số lượng các trường nhiều nên việc chi nghiệp vụ chuyên môn của các trường còn manh mún, chưa đồng bộ. Với kinh phí có được, chủ yếu được dùng để chi mua hàng hóa vật tư dùng cho công tác chuyên môn (hóa chất thí nghiệm,…), khoản chi này luôn chiếm trên 50% trong tổng chi nghiệp vụ chuyên môn. Tiếp theo là chi mua trang kỹ thuật thiết bị chuyên dùng (chiếm từ 28% đến 42%), còn lại là chi khác như chi mua, in ấn chỉ dùng cho công tác chuyên môn của ngành, chi đồng phục, trang phục, sách, tài liệu dùng cho công tác chuyên môn,…
Nhìn chung, mức chi ngân sách hàng năm cho nhóm chi này vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của giáo viên trong công tác dạy. Vì trên thực tế số chi này thường dồn vào các trường điểm, còn những trường ở những địa bàn khó khăn vẫn chưa được quan tâm đúng mức.
* Chi mua sắm, sửa chữa tài sản
Việc sửa chữa, mua sắm bổ sung TSCĐ là rất cần thiết để hoàn thiện từng bước cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu phục vụ chuyên môn, điều kiện làm việc trong cơ quan, công sở, đảm bảo ổn định cho cán bộ, giảng viên nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc.
Hàng năm ngân sách huyện đầu tư cho nhóm chi này khoảng hơn 5% tổng chi thường xuyên NSNN cho giáo dục - đào tạo. Số lượng các trường đông, kinh phí phân bổ hạn chế nên nhìn chung công tác mua sắm, sửa chữa còn chắp vá và hiệu quả không cao. Tình trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị xuống cấp ở các trường học là một bài toán khó đối với các cơ sở giáo dục của một tỉnh nguồn thu ngân sách còn hạn hẹp.
Bảng 3.14: Chi mua sắm, sửa chữa tài sản
Nội dung 2018 2019 2020 Giá trị (Tr.đ) Tỷ trọng (%) Giá trị (Tr.đ) Tỷ trọng (%) Giá trị (Tr.đ) Tỷ trọng (%) Tổng chi 38.024 100 34.881 100 43.080 100
Sửa chữa, duy tu tài sản 27.438 72,16 20.290 58,17 23.487 54,52
Mua sắm tài sản 10.586 27,84 14.591 41,83 19.593 45,48
76
Hình 3.7: Cơ cấu chi mua sắm, sửa chữa tài sản
(Nguồn: Tổng hợp từ Bảng 3.14)
Số liệu trong bảng trên cho thấy, khoản chi mua sắm, sửa chữa tài sản chủ yếu được sử dụng để sửa chữa, duy tu tài sản, còn lại việc mua sắm tài sản còn hạn chế. Cụ thể, năm 2018, số chi để sửa chữa, duy tu tài sản chiếm đến 72,16%, năm 2019 là 58,17% và năm 2020 là 54,54% trong tổng chi mua sắm, sửa chữa tài sản, còn lại là khoản chi sử dụng để mua sắm tài sản.
Đối với khoản chi sửa chữa thường xuyên TSCĐ, duy tu, bảo dưỡng bao gồm: Bảo trì và hoàn thiện phần mềm máy tính; máy tính, máy fax, máy phôtô, nhà cửa; đường điện, cấp thoát nước... Khoản chi này đóng vai trò rất quan trọng nhằm để đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất hoạt động bình thường. Việc chi sửa chữa thường xuyên có thể làm tăng thời hạn sử dụng các loại máy móc giảm thiểu tối đa khả năng máy hỏng sớm phải thay mới. Nên hàng năm việc giành một nguồn lực nhất định cho sửa chữa thường xuyên là cần thiết. Qua các năm khoản chi dùng cho hoạt động này có tăng lên một phần là do nhiều trường được trang bị các loại máy móc mới nên nhu cầu bảo trì và sửa chữa có tăng lên.
Có thể thấy, số chi cho mua sắm, sửa chữa tài sản mặc dù có tăng (năm 2019), cố chi cho hai mục mua sắm, sửa chữa tăng lên chủ yếu dùng cho việc cải tạo, sửa chữa tài sản, trường lớp ở các trường. Số chi này tăng lên đã đáp ứng được phần nào nhu cầu cấp bách trong việc cải tạo, nâng cấp trường lớp. Tuy nhiên, số chi NSNN cho nhóm chi này còn nhỏ, mang tính dàn trải chưa đáp ứng được nhu cầu của các trường. Ở nhiều trường còn có những phòng học cấp 4 đã xuống cấp, cơ sở vật chất
0% 50% 100% Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 72.16 58.17 54.52 27.84 41.83 45.48
Sửa chữa, duy tu tài sản Mua sắm tài sản
77
còn thiếu so với yêu cầu nhưng chưa được duy tu sửa chữa kịp thời. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giảng dạy và học tập.
Nhìn chung, cơ cấu chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp GD&ĐT công lập huyện Đại Từ trong thời gian qua chưa thực sự hợp lý, tỷ trọng chi cho con người mặc dù cao nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu chi tiêu của đội ngũ cán bộ, giáo viên. Bên cạnh đó, tỷ trọng chi nghiệp vụ chuyên môn còn khá thấp, trong khi khoản chi này có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục. Khoản chi mua sắm, sửa chữa tài sản cũng còn khá thấp, số kinh phí cấp cho các trường quá ít, do đó công tác mua sắm, sửa chữa còn mang tính chắp vá, không có hiệu quả trong khi khoản chi quản lý hành chính chiếm tỷ trọng tương đối cao trong tổng chi thường xuyên, vẫn còn tình trạng một số đơn vị sử dụng khoản chi này chưa tiết kiệm, gây lãng phí ngân sách. Do đó, trong thời gian tới, cần thiết phải có sự điều chỉnh cơ cấu chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp GD&ĐT công lập huyện Đại Từ theo hướng hợp lý hơn, đảm bảo ngân sách được sử dụng tiết kiệm và hiệu quả.
* Kết quả khảo sát về công tác tổ chức thực hiện chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp GD&ĐT công lập huyện Đại Từ
Kết quả khảo sát về công tác tổ chức thực hiện chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp GD&ĐT công lập huyện Đại Từ được thể hiện qua bảng dưới đây:
Bảng 3.15: Kết quả khảo sát về công tác tổ chức thực hiện chi thƣờng xuyên NSNN cho sự nghiệp GD&ĐT công lập huyện Đại Từ
STT Tiêu chí Điểm TB Ý nghĩa
1 Cấp phát kinh phí đúng quy trình, phù hợp với
quy định của Nhà nước 3,95 Đồng ý
2 Cấp phát kinh phí đáp ứng kịp thời nhu cầu sử
dụng kinh phí của các cơ sở GD&ĐT 3,71 Đồng ý
3
Việc chấp hành dự toán được các cơ sở GD&ĐT công lập thực hiện phù hợp với dự toán được duyệt
2,77 Bình thường
4 Các cơ sở GD&ĐT công lập thực hiện chi tiết
kiệm, đúng định mức 2,63 Bình thường
78
Bảng trên cho thấy, trong số 04 tiêu chí được đưa ra để đánh giá, có 02 tiêu chí được đánh giá khá cao ở mức đồng ý, 02 tiêu chí được đánh giá chỉ ở mức bình thường. Cụ thể:
02 tiêu chí được đánh giá ở mức khá cao đó là “Cấp phát kinh phí đúng quy
trình, phù hợp với quy định của Nhà nước” và “Cấp phát kinh phí đáp ứng kịp thời
nhu cầu sử dụng kinh phí của các cơ sở GD&ĐT” với mức điểm lần lượt là 3,95 điểm và 3,71 điểm.
02 tiêu chí chỉ được đánh giá ở mức bình thường là “Việc chấp hành dự toán
được các cơ sở GD&ĐT công lập thực hiện phù hợp với dự toán được duyệt”
và“Các cơ sở GD&ĐT công lập thực hiện chi tiết kiệm, đúng định mức” với mức
điểm lần lượt là 2,77 điểm và 2,63 điểm. Bởi thực tế, vẫn có những cơ sở GD&ĐT công lập trên địa bàn huyện sử dụng kinh phí được cấp phát vượt định mức, lãng phí, dẫn tới chi thường xuyên thực hiện vượt so với dự toán được giao. Do đó, tiêu chí này không được đánh giá cao.
Như vậy có thể thấy, Công tác quản lý điều hành kinh phí được thực hiện đúng quy trình, quy định của Nhà nước, đáp ứng được kịp thời nhu cầu sử dụng kinh phí của các cơ sở GD&ĐT công lập. Tuy nhiên, thực tế việc sử dụng kinh phí của các cơ sở GD&ĐT còn chưa sát dự toán, nhiều khoản chi vượt dự toán, việc sử dụng ngân sách chưa tiết kiệm và hiệu quả.
3.2.3. Quyết toán chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo