5. Kết cấu của luận văn
2.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Câu hỏi 1: Thực trạng công tác quản lý chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp GD&ĐT công lập trên địa bàn huyện Đại Từ giai đoạn 2018 - 2020?
- Câu hỏi 2: Có những yếu tố nào ảnh hưởng tới công tác quản lý chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp GD&ĐT công lập trên địa bàn huyện Đại Từ?
- Câu hỏi 3: Cần có những giải pháp gì để tăng cường quản lý chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp GD&ĐT công lập trên địa bàn huyện Đại Từ trong thời gian tới?
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
2.2.1.1. Thu thập thông tin thứ cấp
Thông tin lấy từ sách, báo, các công trình nghiên cứu liên quan đã công bố nhằm cung cấp những lý luận có liên quan tới quản lý chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp GD&ĐT công lập.
Thu thập từ Internet để có các thông tin về công tác quản lý chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp GD&ĐT công lập của một số địa phương, những kết quả, hạn chế trong công tác quản lý chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp GD&ĐT công lập của những địa phương đó.
Tài liệu của Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Đại Từ gồm: Quyết toán NSNN các năm 2018, 2019, 2020.
Từ UBND huyện Đại Từ: Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH các năm 2018, 2019, 2020,….
Từ Phòng GD&ĐT huyện Đại Từ gồm: số liệu về số lượng các cơ sở GD&ĐT công lập do Phòng quản lý, Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ hàng năm,…
Thu thập từ những cơ quan Nhà nước về chủ trương chính sách bao gồm các nghị quyết TW, Nghị quyết của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, các Quyết định, Thông tư của Bộ Tài chínhvà của tỉnh liên quan tới quản lý chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp GD&ĐT công lập.
33
2.2.1.2. Thu thập thông tin sơ cấp
Ngoài các thông tin thứ cấp, tác giả thực hiện thu thập các thông tin sơ cấp thông qua điều tra, khảo sát các đối tượng liên quan như sau:
* Mục tiêu điều tra: Thu thập thông tin, đánh giá thực tế, khách quan tình hình thực hiện quản lý chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp GD&ĐT công lập trên địa bàn huyện Đại Từ từ các đối tượng có liên quan.
* Đối tượng điều tra, phỏng vấn: nghiên cứu này được thực hiện trên cơ sở khảo sát trực tiếp các đối tượng, chuyên gia có liên quan đến quản lý chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp GD&ĐT công lập trên địa bàn huyện Đại Từ gồm:
- Nhà quản lý: lãnh đạo quản lý, chuyên viên tại Phòng Tài chính - Kế hoạch, Phòng GD&ĐT huyệnvà UBND huyện Đại Từ.
- Đơn vị sử dụng NSNN: đại diện các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn huyện được hưởng ngân sách, hoạt động từ nguồn NSNN huyện Đại Từ.
* Nội dung điều tra: Tác giả thực hiện khảo sát các nội dung liên quan đến quản lý chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp GD&ĐT công lập huyện Đại Từ, bao gồm:
- Lập dự toán chi
- Chấp hành dự toán chi - Quyết toán chi
- Thanh tra, kiểm tra
Ngoài ra, tác giả còn điều tra khảo sát mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới quản lý chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp GD&ĐT công lập huyện Đại Từ.
* Số lượng mẫu điều tra:
-UBND huyện Đại Từ: 01 người là Chủ tịch/Phó Chủ tịch phụ trách mảng tài
chính ngân sách của huyện.
-Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện: 01 lãnh đạo phòng phụ trách mảng ngân
sách và 02 chuyên viên quản lý chi NSNN.
-Phòng GD&ĐT huyện: 01 lãnh đạo phòng phụ trách mảng tài chính và 01
cán bộ phụ trách bộ phận Kế hoạch - Tài chính.
34
- Các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn huyện:
Theo Nghị quyết số 38/2016/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2016 của
HĐND tỉnh Thái Nguyên ban hành“Quy định về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi
và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa các cấp ngân sách tỉnh Thái
Nguyên thời kỳ ổn định ngân sách 2017 - 2020” và căn cứ vào Luật NSNN (2015),
nhiệm vụ chi thường xuyên ngân sách cấp huyện cho các cơ sở giáo dục công lập sau: giáo dục tiểu học, trung học cơ sở, bổ túc văn hóa, nhà trẻ, mẫu giáo, phổ thông dân tộc bán trú và các hoạt động giáo dục khác, Trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm hướng nghiệp giáo dục nghề nghiệp.
Hiện nay, trên địa bàn huyện Đại Từ có tất cả 97 cơ sở GD&ĐT công lập thuộc quản lý ngân sách của UBND cấp huyện. Trong đó có 33 trường mầm non, 30 trường tiểu học, 29 trường THCS, 03 trường tiểu học và THCS, 01 trường phổ thông dân tộc nội trú THCS Đại Từ, 01 Trung tâm GDNN-GDTX. Tác giả tiến hành phỏng vấn toàn bộ 97 cơ sở GD&ĐT này, mỗi cơ sở tác giả phỏng vấn 01 người là lãnh đạo phụ trách mảng tài chính và 01 cán bộ kế toán trường học.
Như vậy, có tổng số 205 người được khảo sát trong đó khảo sát 11 nhà quản
lý và 194 người là đại diện cơ sở GD&ĐT công lập.
* Cách thức điều tra, khảo sát: phỏng vấn trực tiếp bằng các câu hỏi đã được chuẩn bị trước và in sẵn qua phiếu khảo sát được thể hiện trong phần Phụ lục hoặc gửi qua mail cho người được khảo sát.
* Cách thức đánh giá:
Để đánh giá công tác quản lý chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp GD&ĐT công lập huyện Đại Từ, tác giả sử dụng thang đo Likert 5 điểm. Cụ thể:
Các biến quan sát trong phiếu điều tra được trả lời theo thang đo 5 mức độ từ 1 đến 5 với quy ước: 1 - rất không đồng ý; 2 - không đồng ý; 3 - bình thường; 4 - đồng ý; 5 - rất đồng ý.
Kết quả điểm số trung bình của các đối tượng điều tra theo từng biến quan sát sẽ phản ánh mức độ cảm nhận đối với công tác quản lý chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp GD&ĐT công lập huyện Đại Từ.
Giá trị khoảng cách = (Giá trị lớn nhất – Giá trị nhỏ nhất)/n = (5 - 1)/5 = 0,8
35
Với giá trị khoảng cách là 0,8, ý nghĩa của điểm số trung bình như sau:
Bảng 2.1: Ý nghĩa của điểm số trung bình STT Điểm trung bình Ý nghĩa
1 1,00 – 1,80 Rất không đồng ý 2 1,81 - 2,60 Không đồng ý 3 2,61 - 3,40 Bình thường 4 3,41 - 4,20 Đồng ý 5 4,21 - 5,00 Rất đồng ý (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp) 2.2.2. Phương pháp phân tích
a. Phương pháp phân tích và đánh giá
Phân tích và đánh giá là biện pháp mà người sử dụng để diễn giải những thông tin thu thập được, đồng thời thể hiện quan điểm của mình hoặc dưới góc nhìn khoa học để đánh giá về thông tin đó nhằm có được những kết luận phục vụ cho mục đích nghiên cứu.
Trong nội dung luận văn này, tác giả sử dụng song hành phương pháp phân tích và đánh giá ở những nội dung thông tin thu thập được nhằm giúp người đọc hiểu rõ hơn vấn đề và thấy được quan điểm và góc nhìn của tác giả luận văn về vấn đề nghiên cứu đó. Cách làm này được xuyên suốt trong luận văn, bao gồm cả nội dung trình bày dưới dạng đoạn văn cũng như dưới dạng bảng biểu.
b. Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh: Là phương pháp cơ bản nhất và thường xuyên được sử dụng trong phân tích đánh giá.
Trong nghiên cúu luận văn tác giả sử dụng phương pháp so sánh với lý do của việc cần so sánh đó là từng con số đơn lẻ hầu như không có ý nghĩa trong việc kết luận về mức độ tốt, xấu trong đánh giá quản lý chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp GD&ĐT công lập trên địa bàn huyện Đại Từ.
So sánh là việc đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế, xã hội đã được lượng hoá có cùng một nội dung, tính chất tương tự nhau
36
- Phương pháp so sánh gồm các dạng: so sánh tương đối và so sánh tuyệt đối.
c. Phương pháp thống kê mô tả
Sử dụng hệ thống các chỉ tiêu thống kê để phân tích biến động và xu hướng biến động, sự thay đổi của các chỉ tiêu liên quan đến quản lý chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp GD&ĐT công lập trên địa bàn huyện Đại Từ.
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
2.3.1. Chỉ tiêu phản ánh tình tình kinh tế xã hội huyện Đại Từ
- Cơ cấu kinh tế của huyện: tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp - thủy sản, tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng, tỷ trọng ngành thương mại - dịch vụ.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế qua các năm,...
2.3.2. Chỉ tiêu phản ảnh kết quản lý chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp GD&ĐT công lập trên địa bàn huyện Đại Từ GD&ĐT công lập trên địa bàn huyện Đại Từ
2.3.2.1 Quản lý lập dự toán chi
- Tổng dự toán chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp GD&ĐT công lập - Cơ cấu dự toán chi thường xuyên NSNN cho các cấp, bậc học
Tỷ trọng dự toán chi thường xuyên NSNN cho
các cấp, bậc học
=
Số dự toán chi thường xuyên NSNN cho mỗi cấp, bậc học
Tổng số dự toán chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp GD&ĐT công lập Các cấp, bậc học bao gồm: mầm non, tiểu học, THCS, THPT, Trung tâm GDTX
- Cơ cấu dự toán chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp GD&ĐT công lập theo từng nội dung kinh tế
Tỷ trọng dự toán chi thường xuyên NSNN theo
từng nội dung kinh tế
=
Số dự toán chi thường xuyên NSNN theo từng nội dung kinh tế
Tổng số dự toán chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp GD&ĐT công lập Chi thường xuyên NSNN cho từng nội dung kinh tế bao gồm: chi thanh toán cá nhân, chi quản lý hành chính, chi nghiệp vụ chuyên môn, chi mua sắm sửa chữa tài sản.
37
2.3.2.2 Quản lý chấp hành dự toán chi
- Tổng chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp GD&ĐT công lập
- Tốc độ tăng chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp GD&ĐT công lập
Tốc độ tăng chi TX NSNN cho sự nghiệp
GD&ĐT công lập =
Số chi TX NSNN cho sự nghiệp GD&ĐT năm N
- Số chi TX NSNN cho sự nghiệp GD&ĐT năm N-1 Số chi TX NSNN cho sự nghiệp GD&ĐT năm N-1
- Tỷ trọng chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp GD&ĐT công lập trong tổng chi thường xuyên NSNN trên địa bàn huyện
Tỷ trọng chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp
GD&ĐT công lập
=
Số chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp GD&ĐT công lập Tổng số chi thường xuyên NSNN trên
địa bàn huyện
- Cơ cấu chi thường xuyên NSNN cho các cấp, bậc học
Tỷ trọng chi thường xuyên NSNN cho các cấp,
bậc học
=
Số chi thường xuyên NSNN cho mỗi cấp, bậc học
Tổng số chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp GD&ĐT công lập
Các cấp, bậc học bao gồm: mầm non, tiểu học, THCS, THPT, Trung tâm GDTX
- Cơ cấu chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp GD&ĐT công lập theo từng nội dung kinh tế
Tỷ trọng chi thường xuyên NSNN theo từng nội dung
kinh tế
=
Số chi thường xuyên NSNN theo từng nội dung kinh tế
Tổng số chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp GD&ĐT công lập
Chi thường xuyên NSNN cho từng nội dung kinh tế bao gồm: chi thanh toán cá nhân, chi quản lý hành chính, chi nghiệp vụ chuyên môn, chi mua sắm sửa chữa tài sản.
38
2.3.2.3 Quản lý quyết toán chi
- Tỷ lệ chấp hành dự toán chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp GD&ĐT công lập
Tỷ lệ chấp hành dự toán chi TX NSNN cho sự nghiệp GD&ĐT công lập
=
Số chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp GD&ĐT đã thực hiện chi
Số dự toán chi
2.3.2.4 Thanh tra, kiểm tra chi
- Số cuộc thanh tra, kiểm tra chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp GD&ĐT công lập
39
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI THƢỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC CHO SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CÔNG LẬP TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN
3.1. Tổng quát chung về địa bàn nghiên cứu
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Đại Từ
3.1.1.1 Đặc điểm tự nhiên a. Vị trí địa lý
Đại từ là một huyện trung du miền núi nằm ở phía Tây bắc của tỉnh Thái Nguyên, có vị trí địa lý khá thuận lợi, chỉ cách Thành phố Thái Nguyên 25 Km, có tọa độ trong khoảng từ 21°30′B đến 21°50′B và từ 105°32′Đ đến 105°42′Đ. Cụ thể:
- Phía Đông giáp huyện Phú Lương
- Phía Tây bắc và Đông nam giáp tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Phú Thọ - Phía Nam giáp huyện Phổ Yên và Thành phố Thái Nguyên
- Phía Bắc giáp huyện Định Hoá (Cổng thông tin điện tử huyện Đại Từ,
http://daitu.thainguyen.gov.vn/). b. Điều kiện địa hình
a) Về đồi núi: Do đặc điểm về vị trí địa lý nên huyện Đại Từ được bao bọc
xung quanh bởi các dãy núi ở cả 4 phía:
- Phía Tây và Tây Nam có dãy núi Tam Đảo ngăn cách giữa huyện Đại Từ và tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ.
- Phía Bắc có dãy Núi Hồng và Núi Chúa. - Phía Đông là dãy núi Pháo.
- Phía Nam là dãy núi Thằn Lằn thấp dần từ bắc xuống nam.
b) Sông ngòi thuỷ văn
Huyện Đại Từ có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc tưới tiêu trồng trọt phát triển nông nghiệp và cung cấp nước sinh hoạt cho người dân do có hệ thống sông, suối, hồ, ao dày đặc với nguồn nước khá dồi dào. Chảy dọc trên địa bàn huyện là sông Công với chiều dài chảy qua địa bàn huyện là hơn 24km. Bên cạnh đó, huyện Đại Từ còn có hệ thống các suối như suối Cát Nê, La Bằng, Phục Linh, Quân
40
Chu,…. Đặc biệt, trên địa bàn huyện còn có hồ Núi Cốc với diện tích rộng 25km2,
dung tích 175 triệu km3, là nguồn cung cấp nước quan trọng cho sản xuất và sinh
hoạt của người dân địa phương (Cổng thông tin điện tử huyện Đại Từ,
http://daitu.thainguyen.gov.vn/). c. Điều kiện khí hậu thời tiết
Đại Từ có khí hậu 2 mùa rõ rệt, mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10, khí hậu nóng ẩm và mưa nhiều. Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, gió chủ yếu là gió đông bắc, mưa ít, thời tiết hanh khô.
Vào mùa mưa, do mưa nhiều khí hậu thường ẩm ướt, độ ẩm khá cao, trung bình từ 70 - 80%, mùa khô độ ẩm thấp nên cây trồng thường bị thiếu nước vào vụ
đông. (Cổng thông tin điện tử huyện Đại Từ, http://daitu.thainguyen.gov.vn/).
d. Về đất đai thổ nhưỡng
Tổng diện tích tự nhiên của huyện Đại Từ là 57.848 ha. Trong đó: chủ yếu là đất lâm nghiệp, chiếm đến hơn 48,43%, tiếp theo là đất nông nghiệp chiếm 28,3%, đất chuyên dùng 10,7%; còn lại là đất thổ cư, chỉ chiếm 3,4%. Trong tổng diện tích tự nhiên của huyện, hiện nay tổng diện tích đã và đang sử dụng vào các mục đích là
93,8%, còn lại là diện tích tự nhiên chưa sử dụng (Cổng thông tin điện tử huyện Đại
Từ, http://daitu.thainguyen.gov.vn/). đ. Về tài nguyên - khoáng sản
a) Tài nguyên rừng: Do điều kiện về vị trí địa lý, về khí hậu và về đất đai thổ nhưỡng nên Đại Từ có diện tích đất lâm nghiệp khá lớn. Cụ thể, tổng diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Đại Từ là 28.020 ha, trong đó rừng tự nhiên là 16.022 ha và rừng trồng từ 3 năm trở lên là 11.000 ha.
b) Tài nguyên khoáng sản: Đại Từ là huyện có tài nguyên khoáng sản dồi dào
được phân bổ trên 15 xã, thị trấn (trong tổng số 30 xã, thị trấn) trên địa bàn huyện. Cụ thể:
- Đối với nhóm nguyên liệu cháy: Đại Từ có nhiều mỏ than với trữ lượng lớn