Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Đông Hà giai đoạn 2018-2020

Một phần của tài liệu KLTN NHỮNG GIẢI PHÁP hạn CHẾ nợ xấu TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐÔNG hà (Trang 28 - 33)

2020

2.1.4.1 Tình hình huy động vốn của Agribank Đông Hà giai đoạn 2018-2020

Bảng 2. 3: Tình hình huy động vốn của Agribank Đông Hà giai đoạn 2018- 2020.

ĐVT: triệu đồng.

Chỉ tiêu

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 2019/2018 2020/2019

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Nguốn VHĐ 942,1 95 1,020, 302 1,089,3 42 78,10 7 8.29 14714 7 14,42 Trong đó: -TG từ dân cư 871,5 22 92.5 0 912,7 36 89.4 6 873,90 3 80,2 2 41,21 4 4.73 (3880 6) -4,25 -TG từ TCKT 70,55 6 7.49 107,2 97 10.5 1 214,33 5 19,6 7 36,74 1 52.0 7 107,0 38 99,76 -TG từ TCTD 117 0.01 269 0.03 1,104 0,11 152 129. 91 835 310,4 -Phát hành GTCG khác 0 0 0 0 0

(Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp Agribank Đông Hà)

Qua bảng số liệu trên, ta thấy tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng Agribank Đông Hà liên tục tăng qua 3 năm cụ thể là : Năm 2019 tăng 78,107 triệu đồng tương ứng tăng 8.29% so với năm 2018. Năm 2020 tăng 147,147 triệu đồng tương ứng tăng 14.42% so với năm 2019. Sự tăng lên về các con số cho thấy tình hình phát triển phát triển kinh tế, xã hội, đời sống của người dân ngày càng cao. khi mà nguồn tiền cất giữ tăng lên, người dân sẽ có xu hướng dùng nó để đầu tư sinh lời, mua sắm và gửi tiết kiệm. Nhờ vào nắm bắt tình hình người dân, ngân hàng đã thực hiện chính sách ưu đãi như tăng lãi suất tiền gửi, hoặc những người dân có nguồn gửi tiết kiệm cao tại ngân hàng sẽ được ngân hàng có những phần quà, những

dịch vụ ưu đãi hơn trong những dịp lễ. Vì vậy tỷ lệ người dân gửi tiền tiết kiệm cao tạo ngân hàng.

Trong đó, nguồn huy động tiền gửi từ dân cư chiếm tỷ trọng cao nhất. Năm 2019 nguồn tiền gửi dân cư là 912,736 triệu đồng,tăng 4.73% so với năm 2018 tương ứng tăng 41,214 triệu đồng. Năm 2020 là 873,903 triệu đồng giảm 4.25% so với năm 2019 tương ứng giảm 38806 triệu đồng. Qua đó cho thấy nhu cầu gửi tiền của dân cư vào ngân hàng không đồng đều. Ngoài ra, từ bảng 2.1, thấy rằng và tỷ trọng của tiền gửi từ dân cư năm 2020 giảm do dịch bệnh covid ngày càng tăng. Tuy nhiên, ngân hàng đã nổ lực rất nhiều trong công tác huy động vốn với việc triển khai nhiều hình thức huy động mới và hấp dẫn, nhất là vào các dịp lễ tết vừa xong lượng tiền trong dân cư còn nhiều nên Ngân hàng đã có những chính sách nhằm thu hút lượng tiền gửi này như: Bán hàng các sản phẩm tiết kiệm dự thưởng, khách hàng gửi tiền số lượng lớn sẽ có ưu đã về lãi suất hoặc kèm theo một số quà tặng phong phú theo tỷ lệ tiền gửi, nhằm động viên khuyến khích khách hàng đến gửi tiền nhiều hơn. Mặt khác địa bàn tỉnh Quảng Trị nói chung và Thành phố Đông Hà nói riêng người dân chủ yếu là buôn bán kinh doanh nhỏ, một số cán bộ viên chức thì tích lũy từ tiền lương và tâm lý lựa chọn Ngân hàng nông nghiệp là ngân hàng 100% vốn của nhà nước để gửi gắm lượng tiền tiết kiệm của mình.Ngân hàng cần phát huy lợi thế để tiếp tục duy trì và nâng cao tốc độ tăng trưởng nguồn huy động vốn từ dân cư, góp phần gia tăng nguồn vốn của đơn vị.

Sau nguồn huy động tiền gửi từ dân cư là nguồn tiền gửi từ các tổ chức kinh tế. Trong xu thế phát triển của xã hội, các TCKT thường có mối quan hệ rộng, do vậy mà quan hệ thanh toán cũng thường phổ biến và giao dịch với khách hàng của các TCKT với số tiền khá lớn. Ngày nay, các TCKT đều mở tài khoản tiền gửi tại các ngân hàng nơi mà họ tín nhiệm, tin tưởng nhất để giao dịch trực tuyến, Emobile- banking….để trả lương cho nhân viên, thực hiện theo quy định của chính phủ không dùng tiền mặt…, đảm bảo sự an toàn, thuận tiện và giảm nhiều chi phí. Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng phát hành được một số lượng lớn thẻ ATM cho các TCKT chuyển lương qua tài khoản. Tuy nhiên, phần lớn lượng tiền gửi của TCKT là tiền gửi không kỳ hạn, vì vậy hiệu quả mà nó đem lại cho ngân hàng cũng không lớn lắm. Bởi lẽ với lượng tiền gửi không kỳ hạn này thì ngân hàng không thể chủ

động trong khâu sử dụng số tiền này vào hoạt động cho vay. Tuy nhiên lượng tiền gửi này chủ yếu là trong hoạt động thanh toán, chiếm tỷ trọng không lớn trên tổng nguồn huy động tại đơn vị. Do đó Ngân hàng cần có những chính sách thu hút, hấp dẫn hơn nữa để tăng tỷ trọng tiền gửi này. Cụ thể năm 2018 tiền gửi từ các TCKT là 70,556 triệu đồng, năm 2019 tiền gửi loại này tăng lên 107,297 triệu đồng, và tăng mạnh 214,335 vào năm 2020.

Và sau cùng là tiền gửi từ các TCTD, nó chiếm một tỷ trọng thấp. Tuy nhiên nguồn vốn này lại tăng qua các năm. Cụ thể năm 2019 tăng mạnh còn 152 triệu đồng tương ứng tăng 129.91% so với năm 2018 và tăng rất mạnh vào năm 2020 là 1,104 triệu đồng tương ứng tăng 310.4 % so với năm 2019. Cũng như đã nêu ở phần trên đây là loại tiền gửi tạm thời của các TCTD, hơn nữa lượng tiền này không được sử dụng để cho vay.

2.1.4.2 Tình hình sử dụng vốn Agribank trong giai đoạn 2018-2020

Bảng 2. 3: Tình hình sử dụng vốn của Agribank Đông Hà giai đoạn 2018-2020. ĐVT: triệu đồng.

Chỉ tiêu 2018 2019 2020 2019/2018 2020/2019

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Doanh số cho vay 2,719,946 3,192,563 3,091,382 472,617 17.37 (101,181) -3.17

Doanh số thu nợ 2,355,651 2,791,977 3,068,901 436,326 18.52 276,924 9.92

Dư nợ cho vay 1,633,561 2,034,147 1,324,026 400,586 24.52 (710,118) -34.91

Nợ quá hạn 22,744 18,030 8,163 (4,714) -20.73 (9,867) -54.73

Tỷ lệ nợ quá hạn 1.39 0.89 0.62 -0.5 -35.97 -0.27 -30.34

Nợ xấu 17,044 13,415 649 (3,628) -21.29 (12,766) -95.16

Tỷ lệ nợ xấu 1.04 0.66 0.05 -0.38 -0.61

(Nguồn: Phòng Tín dụng Agribank Đông Hà)

Qua bảng số liệu 2.2 ta thấy:

Doanh số cho vay năm 2019 tăng 472,617 triệu đồng tương đương với 17.37% so với năm 2018, năm 2020 giảm 101,181 triệu đồng tương đương với 3.17% so với năm 2019. Nhờ vào bảng số liệu sự tăng trưởng tốt của Ngân hàng, cho thấy sự làm việc hiệu quả doanh số cho vay trong năm 2018,2019 nhưng có hơi chững lại năm 2020 và có giảm nhẹ. Nhờ có những chính sách ưu đãi đối với nông dân, hộ trợ cho

các nông dân phục vụ sản xuất kinh doanh, nuôi trồng thủy sản ngày càng cao như giảm lãi xuất cho vay, hỗ trợ giúp đở nông dân tiếp tục nuôi trồng thủy sản dù năm trước có thua lỗ do thiên tai, dịch bệnh, mất mùa,...tạo cho nông dân có lòng tin để tiếp tục những vụ mùa năm sau.

Doanh số thu nợ năm 2019 đạt 2,791,977 triệu đồng và tăng 436,326 triệu đồng ương ứng với 18.52% so với năm 2018 là 2,255,651 triệu đồng, năm 2020 con số này đã lên đến 3,068,901 triệu đồng và tăng 276,924 triệu đồng tương ứng với 9.92% so với năm 2019. Do các đối tượng vay vốn của ngân hàng đã sử dụng đồng vốn đúng mục đích, công việc kinh doanh mua bán, chăn nuôi đem lại hiệu quả khá tốt và chứng tỏ công tác thu hồi nợ của ngân hàng rất tốt. Đây là một tín hiệu đáng mừng đối với hầu hết các ngân hàng. Bởi vì cho vay mà thu hồi được nợ sẽ không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Bên cạnh đó, dư nợ của chi nhánh này cho thấy, năm 2019 dư nợ đạt 2,034,147 tăng 24.52% tương ứng với 400,586 triệu đồng so với năm 2018 là 1,633,561 triệu đồng. 2020 tổng dư nợ 1,324,026 giảm 34.91% tương ứng giảm 710,118 triệu đồng so với năm 2019.Với mức dư nợ giảm mạnh thì công tác kiểm soát sau vay ngày càng thắt chặt, đảm bảo dòng tiền đi đúng hướng theo như thỏa thuận giữa khách hàng và ngân hàng.

Nợ quá hạn năm 2019 giảm so với năm 2018 giảm 4,714 triệu đồng, tương đương 20.73%. Qua năm 2020, tỷ lệ nợ quá hạn giảm rất mạnh so với năm 2019 giảm 9,867 triệu đồng, tương đương giảm 54.73%. Chi nhánh đã tích làm tốt công tác giám sát, theo dõi và thu hồi nợ đối với các khoản nợ đã đến và quá hạn, mặt khác là do các dự án đầu tư của khách hàng đều khả thi và làm ăn có hiệu quả nên khách hàng đến trả nợ đúng hạn.

Tỷ lệ nợ xấu trong 3 năm này luôn ở mức thấp, cụ thể năm 2018 là 1.04%, năm 2019 là 0.66%, năm 2020 là 0.05%. Ngân hàng đã tích cực tìm mọi biện pháp để thu hồi nợ quá hạn như: Cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giãn nợ. Và kinh tế địa phương ngày càng phát triển mạnh nên chi trả ngày càng thuận lợi . Tỷ lệ nợ xấu ngày càng giảm là do khách hàng vay vốn trả đúng thời hạn, đây là một tính hiệu rất tốt đến ngân hàng.

2.1.4.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Đông Hà 2018-2020

Bảng 2. 3: Kết quả kinh doanh của Agribank Đông Hà giai đoạn 2018-2020. ĐVT: triệu đồng.

Chỉ tiêu 2018 2019 2020 2019/2018 2020/2019

Tổng thu 141,735 185,308 200,325 43,573 15,017

-Thu từ hoạt động cho vay 132,487 175,115 186,834 42,628 11,719 -Thu từ cung cấp dịch vụ và

các khoản thu khác 9,248 10,193 13,491 945 3,298

Tổng chi 115,210 149,785 158,913 32,575 9,128

-Chi trả lương và các khoản

theo lương 8,026 9,747 3,728 1,721 (6,019)

-trả cho hoạt động huy động

vốn của ngân hàng 70,828 78,059 86,737 7,231 11,678 -Các khoản chi khác 36,356 61,979 68,448 25,441 6,469

Lợi nhuận trước thuế 26,525 37,523 40,412 10,998 2,889

(Nguồn: Phòng kế toán Agribank Đông Hà)

Qua bảng số liệu 2.3 ta thấy:

Tình hình kinh doanh của ngân hàng rất khả quan. Nguồn thu chủ yếu của ngân hàng chủ yếu là từ hoạt động tín dụng. Tổng thu nhập năm 2019 đạt 185,308 triệu đồng tăng 43,573 triệu đồng so với năm 2018. Năm 2020 đạt 200,325 triệu đồng tăng 11,719 triệu đồng so với năm 2019. Qua những năm trở lại đây, cùng với chính sách đa dạng hóa sản phẩm từ cho vay đến huy động vốn, kết hợp cùng nhiều Nghị quyết, nghị định của Chính phủ để hỗ trợ tối đa cho bà con nông dân trong việc vay vốn để phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng đời sống nên nhờ đó mà nguồn thu từ hoạt động cho vay cũng tăng dần theo, giai đoạn 2019/2018 tăng 42,628 triệu đồng, qua năm tiếp theo tiếp tục tăng 11,719 triệu đồng. Ngoài ra còn có nguồn thu từ mảng dịch vụ thanh toán và các khoản thu khác như: thu từ việc tham gia thị trường tiền tệ, từ hoạt động kinh doanh ngoại hối cùng một số khoản thu nhập bất thường khác. Mặc dù đã có nhiều chính sách, chủ trương nhưng nguồn thu từ cung cấp dịch vụ và các khoản thu khác vẫn chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng doanh thu.

Đối với các khoản chi phí của ngân hàng thì chi phí trả lãi của chi nhánh cũng chiếm phần lớn trong các khoản chi phí. Năm 2019 tổng chi phí 32,575 triệu đồng so với năm 2018. Năm 2020 chi phí tăng 9,128 triệu đồng so với năm 2019. Chi phí ngày càng tăng trong những năm qua chủ yếu từ nguồn huy động vốn ngày càng tăng cũng là nguồn chi phí chiếm tỷ trọng cao, ngoài ra Ngân hàng còn mở rộng thêm nhiều hoạt động để đưa các sản phẩm đến khách hàng vì thế có thêm nhiều chi phí khác liên quan ngoài ra còn có nhiều chi phí khác. Chi nhánh đã kiểm soát được khoảng chi phí ổn định trong những năm qua.

Mặc dù 3 năm qua nền kinh tế vẫn còn gặp nhiều khó khăn nhưng nhìn chung với tinh thần làm việc có trách nhiệm và thái độ tích cực của mỗi cán bộ trong Agribank Đông Hà hy vọng Agribank Đông Hà sẽ khởi sắc hơn trong những năm tiếp theo.

Năm 2018, lợi nhuận của ngân hàng là 26,525 triệu đồng, năm 2019 đạt 37,523 triệu đồng, tăng 10,998 triệu đồng so với năm 2018. Năm 2020, lợi nhuận đạt 40,412 triệu đồng và tăng 2,889 triệu đồng so với năm 2019.

Nhìn chung, kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Agribank Đông Hà qua ba năm tăng trưởng đều cũng đã giúp ổn định, hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch tài chính các năm, góp phần giúp ổn định hệ thống tài chính của hệ thống. Để có được kết quả khả quan như vậy là do sự lãnh đạo đúng đắn của ban giám đốc Ngân hàng cùng với sự nổ lực, phấn đấu không ngừng của tập thể các bộ nhân viên giàu kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao. Tuy nhiên, trong thời gian sắp tới, ngân hàng cần phải cố gắng hơn nữa trong hoạt động kinh doanh của mình để thuận lợi của ngân hàng luôn có sự gia tăng không ngừng.

2.2. THỰC TRẠNG NỢ XẤU TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI AGRIBANK ĐÔNG HÀ GIAI ĐOẠN 2018 -2020

Một phần của tài liệu KLTN NHỮNG GIẢI PHÁP hạn CHẾ nợ xấu TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐÔNG hà (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w