Tình hình nợ xấu phân loại theo nhóm trong hoạt động cho vay của Agribank

Một phần của tài liệu KLTN NHỮNG GIẢI PHÁP hạn CHẾ nợ xấu TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐÔNG hà (Trang 37 - 48)

2.2.2.1. Tình hình nợ xấu phân theo nhóm của Agribank Đông Hà giai đoạn 2018-2020.

Bảng 2. 3 : Tình hình nợ xấu phân theo nhóm của Agribank Đông Hà giai đoạn 2018-2020. (nhóm 3,4,5)

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu 2018 2019 2020 2019/2018 2020/2019

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

1. Tổng dư nợ 1,633,561 2,034,147 2,011,666 400,586 24.52 (22,481) -1.11 2.Tổng nợ xấu 17,044 13,415 649 (3,628) -21.29 (12,766) -95.16 Trong đó: +Nhóm 3 1,000 0.06 226 0.1 245 0.1 (734) -73.4 19 8.41 +Nhóm 4 14,493 0.89 278 0.1 389 0.02 (14,215) -98.08 111 39.93 +Nhóm 5 1,551 0.09 12,911 0.64 15 0.001 11,360 732.43 (12,896) -99.88 3.Tỷ lệ nợ xấu 1.04 0.66 0.03 -0.38 -0,63 +Nhóm 3 0.06 0.1 0.1 0.04 0 +Nhóm 4 0.89 0.1 0.2 -0.79 0,1 +Nhóm 5 0.09 0.64 0.001 0.55 -0,639

Dư nợ nhóm 3: Qua bảng số liệu ta thấy năm 2018 nợ 1000 triệu đồng. Năm 2019 giảm 266 triệu đồng, giảm 734 triệu đồng so với năm 2018.Năm 2020 thì nhóm nợ này tăng 19 triệu đồng, tương đương 245 triệu đồng so với năm 2019.

Dư nợ nhóm 4: Năm 2018 nợ 14,493 triệu đồng. Năm 2019 giảm rất mạnh mạnh 278 triệu đồng , tăng 14,215 triệu so với năm 2018. Năm 2020 nợ 289 triệu đồng tăng nhẹ 111 triệu đồng so với năm 2019. Tình hình nền kinh tế trong giai đoạn này ngày càng cho thấy rất tốt.

Dư nợ nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn tăng mạnh, năm 2018 chỉ mới 1,551 triệu đồng thì đến năm 2019 đã tăng rất mạnh 12,911 triệu đồng.Nhưng vào năm 2020 con số này chỉ còn là 15 triệu đồng. Như vậy, từ năm 2018 đến 2019 nợ có khả năng mất vốn đã tăng lên và chiếm tỷ trọng nhiều nhất trong rất lớn.nhưng năm 2020 cho thấy ngân hàng Agribank Đông Hà xử lý rất tốt việc thu hồi nợ (giảm lãi xuất, tịch thu đấu giá những hộ phá sản không có khả năng chi trả ...) . Đây là con số thực sự đáng khen ngợi Agribank Đông Hà trong việc xử lý nợ xấu trong năm vừa qua. Hi vọng ngân hàng luôn kiểm soát nợ xấu ngày càng tốt hơn nửa.

Tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh Agribank Đông Hà vẫn ở mức được cho là an toàn, dưới 2,5%. Tỷ lệ nợ xấu nhóm 3 tăng 0.4% so với năm 2018 và vẫn giữ nguyên năm 2020. Tỷ lệ nhóm 4 tăng 0.11% so với năm 2018 và tăng lên 0.1% vào năm 2020. Tỷ lệ nợ nhóm 5 tăng mạnh 0.55% so với năm 2018 và giảm rất mạnh vào năm 2020 là 0.639%.qua tỷ lệ cho thấy năm 2019 tình trạng nợ xấu dặc biệt rất báo động cho ngân hàng, nhưng qua năm 2020 cho thấy ngân hàng đã kiểm soát rất tốt về việc nợ xấu này. Là do chi nhánh đã tích làm tốt công tác giám sát, theo dõi sau khi giải ngân nhằm tránh vốn vay được sự dụng sai mục đích và thu hồi nợ đối với các khoản nợ đã đến và quá hạn, mặt khác là do các dự án đầu tư của khách hàng đều khả thi và làm ăn có hiệu quả nên khách hàng đến trả nợ đúng hạn.

2.2.2.2. Nợ xấu phân theo thành phần kinh tế của Agribank Đông Hà giai đoạn(2018-2020)

Bảng 2. 3: Nợ xấu phân theo TPKT tại Agribank Đông Hà giai đoạn 2018-2020.

ĐVT: triệu đổng

Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 2019/2018 2020/2019

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

I.Dư nợ cho vay 1,633,561 100 2,034,147 100 2,011,666 100 400,586 25 (22,481) 1

1.DN 312,073 20 367,327 18 0 0 55,254 18 (367,362) -100 2.Cá nhân 1,312,488 80 1,666,820 82 2,011,666 100 354,332 27 (344,846) 21 II. Nợ xấu 17,044 100 13,415 100 649 100 (3,628) -21 (12,766) -95 1.DN 9,568 56 9,110 68 0 0 (458) -5 (9,110) -100 2.Cá nhân 7,475 44 4,305 32 649 100 (3,170) -42 (3,656) 85 III. Tỷ lệ nợ xấu 1.04 0.66 0,03 -0.38 -0.63 1.DN 3.06 2.48 0 -0.58 -2.48 2.Cá nhân 0.57 0.26 0.03 -0.31 -0.23

Qua bảng 2.5 ta thấy:

Dư nợ đối với loại hình cho vay cá nhân năm 2018 là 1,312,488 triệu đồng, năm 2019 là 1,666,820 triệu đồng. Tăng 354,332 triệu đồng tương đương 27% so với năm 2018. Năm 2020 là 2,011,666 triệu đồng, tăng 344,846 triệu đồng tương ứng với 21% so với năm 2019. Là do chi nhánh đẩy mạnh cho vay tiêu dùng cá nhân, vì nhu cầu vay để sử dụng vào mục đích tiêu dùng cá nhân cả loại hình khách hàng này trên địa bàn thành phố Đông Hà rất lớn, đa số khách hàng có nguồn thu nhập ổn định từ lương, từ kinh doanh buôn bán ổn định nên phần lớn là trả nợ và lãi đúng hạn, thời gian vay dài, thường cho vay trung, dài hạn. Do vậy nguồn thu từ cho vay tiêu dùng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu từ tín dụng. Dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp,năm 2019 là 367,327 triệu đồng tăng 55,254 triệu đồng tương ứng tăng 18% so với năm 2018. Năm 2020 là bằng 0 giảm 367,362 triệu đồng tương ứng 100% so với năm 2019.

Nợ xấu đối với doanh nghiệp: Nợ xấu năm 2019 là giảm 458 triệu đồng so với năm 2018 chiếm tỷ trọng 5% trên tổng dư nợ. Nhưng đặc biệt năm 2020 nợ xấu doanh nghiệp bằng 0 là do các doanh nhiệp vay vốn làm ăn rất tốt và chi trả ngày càng đúng hạn, đồng thời CBTD thường xuyên theo dõi và kiểm soát những vốn vay tại doanh nghiệp, thực hiện từng bước thông báo doanh nghiệp khi đến hạn thu nợ.

Nợ xấu đối với cá nhân: Sản phẩm cho vay cá nhân tại ngân hàng bao gồm hai mục đích chính là cho vay tiêu dùng và cho vay SXKD. Trong năm 2018 một số cá nhân vay tiêu dùng như mua xe, mua nhà, mua ô tô, mua đất ở) mà nguồn thu chủ yếu là từ kinh doanh buôn bán với thị trường Lào nhưng năm 2018 thị trường Lào thắt chặt đối với các cá nhân của Việt Nam. Một số khách hàng thu nhập chủ yếu từ vận chuyển bốc vác gỗ nhưng do bị thắt chặt nên những nguồn thu nhập bị giảm sút dẫn đến khả năng trả nợ cho ngân hàng khó khăn nên phát sinh nợ xấu. Một số CBTD còn yếu kém trong khâu thẩm định tình hình thu nhập của khách hàng, chỉ dựa vào tài sản bảo đảm dẫn đến một số khách hàng khó khăn trong việc trả nợ do số tiền phải trả cho ngân hàng lớn hơn nguồn thu nhập. Bên cạnh đó, trong năm 2018 một số khách hàng vay đầu tư nuôi tôm nhưng do thời tiết không thuận lợi, tôm bị dịch bệnh nên kinh doanh thua lỗ dẫn đến không có khả năng trả nợ khi đến

hạn. Một số khách hàng đầu tư kinh doanh trang trại chăn nuôi lợn bị dịch bệnh Châu Phi nên cũng bị suy giảm khả năng trả nợ dẫn đến nợ xấu lên đến 7,475 triệu đồng. Nhưng năm 2019 nợ xấu cho vay SXKD giảm còn 4,305 triệu đồng là do một số cá nhân chuyển đổi ngành nghề nên có nguồn thu nhập ổn định hơn và có khả năng trả hết một phần nợ xấu cho ngân hàng. Đến năm 2020 con số này giảm xuống 649 triệu đồng nhờ vào sự ổn định ngành nghề hơn lượng thu phập tốt chi trả nợ xấu hết rất nhiều cho ngân hàng.

Nợ xấu cho vay cá nhân kể cả cá nhân tiêu dùng và cá nhân SXKD đều có xu hương giảm dần qua các năm là do nhờ sự hợp tác của khách hàng cũng như ngân hàng có những chính sách hỗ trợ khách hàng như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giảm nợ, xét miễn giảm lãi đối với một số khách hàng bị ảnh hưởng nghiêm trọng do thiên tai dịch bệnh, vì vậy nợ xấu đối với cá nhân giảm tương đối tốt. Mặt khác phía ngân hàng đã thắt chặt hơn trong khâu thẩm định, quy trách nhiệm cho từng cá nhân cán bộ bị nợ xấu nhằm nâng cao trách nhiệm của cán bộ, kiểm soát tốt nợ đã cho vay nhằm giảm thiểu nợ xấu cho ngân hàng.

Ngân hàng đang cũng đang tích cực tăng dần tỷ trọng cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, thực hiện tốt công tác tiếp cận khách hàng mới, đưa ra các chính sách lãi suất phù hợp để thu hút nhóm khách hàng này, vì ngoài cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh này Ngân hàng cũng khai thác được một số nguồn thu dịch vụ đi kèm như bán ngoại tệ, thanh toán quốc tế (đối với doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu), nguồn tiền gửi nhàn rỗi, chi trả lương qua tài khoản cho nhân viên….. từ đó tạo dựng niềm tin nơi khách hàng, mở rộng thị phần và tăng hiệu quả kinh doanh.

2.2.2.3 Nợ xấu phân theo sản phẩm cho vay của Agribank Đông Hà(2018-2020)

Bảng 2. 3: Nợ xấu phân theo sản phẩm cho vay của Agribank Đông Hà (2018-2020)

ĐVT: triệu đồng.

Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 2019/2018 2020/2019

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

I.Dư nợ cho vay 1,633,561 100 2,034,147 100 2,011,666 100 400,586 24.52 (22,481) -1.11

1.Cho vay tiêu dùng 733,858 44.92 960,990 47.24 926,932 46.08 227,132 30.95 (34,058) -3.54 2.Cho vay SXKD 899,703 55.08 1,073,157 52.76 1,084,734 53.92 173,454 19.28 11,577 1.08

II. Nợ xấu 17,044 100 13,415 100 649 100 (3,628) -21.29 (12,766) -95.16

1.Cho vay tiêu dùng 3,450 20.24 2,780 20.72 486 74.88 (670) -18.47 (2,294) -82.51

2.Cho vay SXKD 13,593 79.76 10,635 79.28 163 25.12 (2,958) -81.53 (10,472) -98.47

III. Tỷ lệ nợ xấu 1.04 0.66 0.03 -0.38 -0.63

1.Cho vay tiêu dùng 0.47 0.29 0.05 -0.18 -0.24

2.Cho vay SXKD 1.51 0.99 0.01 -0.52 -0.98

Qua bảng 2.6 ta thấy:

Cho vay tiêu dùng: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Agribank phát triển khá mạnh. Khách hàng vay chủ yếu là các hộ gia đình nhỏ, những đối vợ chồng mới cưới cho nhu cầu mua sắm các trang thiết bị trong nhà như tủ lạnh, máy giặt, máy tính, mua đất, nhà ở … phương tiện đi lại hàng ngày như xe gắn máy và chi phí sinh hoạt gia đình nhằm nâng cao đời sống. Tuy nhiên, nền kinh tế giai đoạn này gặp nhiều khó khăn, đặc biệt Quảng Trị là một tỉnh có khí hậu khắc nghiệt, thường xuyên phải đối diện với nhiều rủi ro bất khả kháng như thiên tai, dịch bệnh làm ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập của người dân Quảng Trị, khiến cho khách hàng vay tiêu dùng không có khả năng thanh toán nợ đúng hạn, khiến nợ xấu phát sinh.

Nợ xấu cho vay tiêu dùng năm 2018 là 3,450 triệu đồng chiếm 20.24% tổng nợ xấu. Sang năm 2019 nợ xấu tiêu dùng giảm còn 2,780 triệu đồng, giảm 330 triệu đồng tương ứng giảm 18.47% so vơi năm 2018. Năm 2020 giảm rất mạnh còn 486 triệu đồng, giảm 2,294 triệu đồng so với năm 2019 tương ứng giảm 82.51%. Nguyên nhân nợ xấu giảm là trong các năm qua Agribank Đông Hà đã triển khai nghiêm túc về đề án thanh toán không dùng tiền mặt, theo đó Agribank đã đẩy mạnh phát hành thẻ và thực hiện trả lương qua tài khoản đối với cán bộ, viên chức trên địa bàn; các đối tượng này khi vay tiêu dùng phải thực hiện ủy quyền cho Agribank được trích tài khoản để thu hồi nợ hàng tháng. Nợ xấu cho vay tiêu dùng của Agribank chủ yếu là cho vay trung dài hạn trả góp gốc và lãi hàng tháng, hàng quý, hàng năm. Như đã phân tích ở trên do đặc điểm vùng miền, nguồn thu nhập của khách hàng này chủ yếu là làm công theo mùa vụ như vận chuyển, bốc xếp hàng hóa từ Lào về, kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa, một số ít là hộ nông dân chăn nuôi trồng trọt nhỏ lẽ nên nguồn thu nhập không ổn định. Khi có thay đổi về cơ chế hoặc bị thiên tai dịch bệnh thì khả năng trả nợ bị suy giảm. Nhìn chung ngân hàng luôn đồng hành cùng với khách hàng để dần tháo gỡ những khó khăn hiện có nhằm hỗ trợ cho khách hàng vay như giảm nợ, kéo dài thời gian trả nợ, cơ cấu lại thời hạn trả nợ…. để nhằm giảm thiểu khó khăn trong hiện tại và dần ổn định cuộc sống để tìm kiếm công mới ổn định hơn để có khả năng trả nợ vay ngân hàng.

Cho vay hoạt động SXKD: Cho vay phục vụ SXKD nhằm giúp khách hàng bổ sung vốn lưu động phục vụ trong quá trình kinh doanh. Tuy nhiên do ảnh hưởng của

chính sách thắt chặt tiền tệ của Ngân hàng nhà nước cũng như tình hình khó khăn chung của nền kinh tế với lãi suất tăng cao khiến cho nhiều khách hàng chịu áp lực khi vay vốn ngân hàng. Nguồn thu từ hoạt động kinh doanh của cá nhân cũng như doanh nghiệp bị hạn chế không có khả năng tài chính để trả nợ Ngân hàng dẫn đến nợ xấu phát sinh.

Năm 2019 nợ xấu cho vay SXKD là 10,635 triệu đồng, giảm 2,958 triệu đồng so với năm 2018. Năm 2020 giảm mạnh còn 163 triệu đồng, giảm 10,472 triệu đồng so với 2019. Là nhờ việc thu hồi nợ rất tối của các CBTD trong ngân hàng bên cạnh đó nhờ vào sự phát triển mạnh kinh tế tại địa phương trong năm qua, khách hàng sản xuất kinh doanh có hiệu quả, nhờ đó đã và đang chi trả việc nợ xấu rất tốt. Cho thấy nợ xấu của khách hàng đối với ngân hàng giẩm rất tích cực đó là điều đáng mừng đối với ngân hàng Agribank.

Nhìn chung, nợ xấu của Agribank Đông Hà trong những năm vừa qua đã kiểm soát rất tốt trong trong lĩnh vực này, hi vọng ngân hàng luôn mãi giữ vững và phát triển ổn định trong việc thu hồi nợ xấu ngày càng hơn nữa.

2.2.2.4. Nợ xấu phân theo thời hạn của Agribank Đông Hà (2018-2020)

Bảng 2. 3: Nợ xấu phân theo thời hạn của Agribank Đông Hà (2018-2020)

ĐVT: Triệu đồng.

Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 2019/2018 2020/2019

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

I.Dư nợ cho vay 1,633,561 100 2,034,147 100 2,011,666 100 400,586 25 (22,481) -1

1.Nợ ngắn hạn 1,099,325 67 1,348,406 66 1,318,529 66 249,081 23 (29,877) -2 2.Nợ trung dài hạn 534,236 33 685,741 34 693,137 34 151,505 28 37,396 5 II. Nợ xấu 17,043 1.04 13,415 0.66 649 0.03 (3,628) -21 (12,766) -95 1.Nợ ngắn hạn 13,593 0.83 10,635 0.52 389 0.02 (2,958) -22 (10,246) -96 2.Nợ trung dài hạn 3,450 0.21 2,780 0.14 260 0.01 (670) -19 (2,520) -91 III. Tỷ lệ nợ xấu 1.04 0.66 0.03 -0.38 -0.63 1.Nợ ngắn hạn 1.24 0.79 0.03 -0.45 -0.76 2.Nợ trung dài hạn 0.64 0.40 0.04 -0.24 -0.36

Nhìn chung nợ xấu có xu hướng giảm trong những năm qua khi nền kinh tế có dấu hiệu khởi sắc trở lại, hàng tồn kho giảm và sức mua có dấu hiệu được cải thiện hơn, các doanh nghiệp bắt đầu đẩy mạnh sản xuất và bán được hàng nhiều hơn, góp phần thu được lợi nhuận để trang trãi lãi vay và trả nợ gốc cho ngân hàng. Nợ xấu ngắn hạn chiếm tỷ trọng tương đối cao trong tổng nợ xấu, cụ thể như sau:

Nợ xấu ngắn hạn: năm 2018, nợ xấu ngắn hạn là 13,593 triệu đồng, chiềm 79.76% tổng nợ xấu trong năm 2018. Năm 2019, nợ xấu ngắn hạn là 10,635 triệu đồng, giảm 2,958 triệu đồng tương ứng giảm 22% so với năm 2018 và chiếm tỷ trọng 79.28% tổng nợ xấu. Năm 2020,nợ xấu ngắn hạn là 389 triệu đồng,giảm 10,246 triệu đồng so với năm 2019 chiếm tỷ trọng 59,94% tổng nợ xấu trong năm. Hầu hết các ngân hàng đều thích cho vay ngắn hạn, vì khả năng quay vòng vốn nhanh, tránh được rủi ro. Nợ xấu ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn là vì đây là nguồn vay nhiều nhất và dòng tiền xoay chuyển nhanh, việc chi trả mau, khách hàng chủ yếu vay vốn nuôi hải sản. Nên dễ mất mùa, đây cũng là nguyên nhân lớn dẫn đến nợ xấu ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Mặt khác, cho vay ngắn hạn thường thủ tục đơn giản, công tác thẩm định không phức tạp. Vì vậy, việc đánh giá rủi ro đôi khi chưa chính xác, dẫn tới nợ xấu trong ngắn hạn cao.

Tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn: năm 2019 là 0.66% giảm 0.38% so với năm 2018 và giảm 0.76% so với năm 2020 .

Ta thấy nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn năm 2020 giảm về mặt tỷ trọng lẫn giá trị là nhờ nền kinh tế đã có dấu hiệu hồi phục mạnh. Bên cạnh đó ngân hàng đã

Một phần của tài liệu KLTN NHỮNG GIẢI PHÁP hạn CHẾ nợ xấu TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐÔNG hà (Trang 37 - 48)