Một số vấn đề về quy định và quy trình cho vay tại Agribank Đông Hà

Một phần của tài liệu KLTN NHỮNG GIẢI PHÁP hạn CHẾ nợ xấu TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐÔNG hà (Trang 33 - 37)

2.2.1.1. Những sản phẩm cho vay chủ yếu của Agribank Đông Hà:

Agribank Đông Hà có nhiều sản phẩm cho vay nhưng chủ yếu là tập trung vào 3 loại sản phẩm này:

- Cho vay tiêu dùng (Cho vay phục vụ đời sống): Đối tượng là khách hàng cá nhân để thanh toán các chi phí cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia

đình của cá nhân đó. Mức lãi suất cho vay đối tượng này khá cao, thường giao động từ 9,5% đối với cho vay ngắn hạn và từ 10,5% đến 11%/năm đối với cho vay trung dài hạn. Như là cho vay hộ sản xuất gia đình quy mô nhỏ, cho vay bù đắp tài chính, cho vay tiêu dùng sửa chửa nhà ở và mua sắm đồ dùng gia đình.

- Cho vay SXKD: dành cho các đối tượng khách hàng là pháp nhân, cá nhân (điều kiện với cá nhân là vốn tự có tham gia tối thiểu 10% tổng nhu cầu vốn, có bảo đảm bằng tài sản hoặc bảo lãnh của bên thứ ba). Lãi suất tử 8,5% đối với ngắn hạn và từ 10% đến 10,5%/năm đối với cho vay trung dài hạn. Cho vay sản xuất kinh doanh hộ cá thể,...

- Cho vay thấu chi: dành cho các đối tượng cá nhân có nguồn thu nhập ổn định từ lương, chuyển lương qua tài khoản tiền gửi mở tại Agribank (cho vay không có tài sản bảo đảm), lãi suất: 12%/năm.

- Ngoài ra còn nhiều loại cho vay khác:cho vay mua phương tiện đi lại,cho vay xây dựng mới,...

2.2.1.2: Quy trình cho vay:

-Văn bản xây dựng quy trình cho vay:

Căn cứ vào luật tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng số 17/2017/QH14 ngày 20/11/2017.

Căn cứ vào thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động cho vay của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng. Thông tư số 19/2017/TT-NHNN ngày 28/12/2017 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Thông tư số 13/2018/TT-NHNN ngày 18/05/2018 của ngân hàng nhà nước Việt Nam quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

Căn cứ điều lệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam ban hành theo quyết định số 600/QĐ-HĐTV ngày 23/04/2012 của Hội đồng thành viên.

Căn cứ nghị quyết số 18/NQ-HĐTV ngày 04/03/2019 của hội đồng thành viên Agribank ban hành: “Quy chế cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Agribank” số 225/QĐ-HĐTV-TD ngày 09/04/2019

Căn cứ vào quyết định số 1225/QĐ-NHNo-TD ngày 18/06/2019 của Tổng giám đốc Agribank Việt Nam về “Quy định, quy trình cho vay đối với khách hàng trong hệ thông Agribank Việt Nam”.

Theo đó quy trình cấp tín dụng được thực hiện như sau:

Sơ đồ 2. 2: Quy trình cấp tín dụng tại Agribank

.

(1) Tiếp xúc với khách hàng, nhận hồ sơ, đề nghị vay vốn của khách hàng. (2) CBTD thẩm định hồ sơ vay vốn, định giá tài sản… trình lãnh đạo phòng Tín dụng xem xét cho ý kiến.

(3) Trình Giám đốc/PGĐ phê duyệt khoản vay.

(4) Sau khi khoản vay được phê duyệt/không phê duyệt, toàn bộ hồ sơ chuyển trả cho CBTD.

(5) Thông báo từ chối cho vay (nếu khoản vay không được phê duyệt) hoặc tiến hành lập các loại hợp đồng, ký kết hợp đồng (Giám đốc/PGĐ và khách hàng vay); tiến hành chyển bộ phận kế toán giải ngân (nếu khoản vay được phê duyệt).

(6) Theo dõi, giám sát khoản vay, thu hồi nợ, phân loại nợ.

Quy trình trên được áp dụng cho tất cả các khoản vay đối với cá nhân cũng như doanh nghiệp trong phạm vi mức phán quyết của một Chi nhánh. Nếu khoản vay vượt mức phán quyết của Chi nhánh trực thuộc sẽ được trình Hội sở Agribank tỉnh, trường hợp khoản vay vượt mức phán quyết của Agribank tỉnh sẽ được trình

2 6 5 CB Tín dụng Khách hàng Lãnh đạo phòng TD Giám đốc/PGĐ 1 3

cho Agribank Việt Nam khi đó quy trình diễn ra tương tự: Chuyên viên ban tín dụng – lãnh đạo ban tín dụng – Tổng Giám đốc/Chủ tịch Hội đồng thành viên.

=> Theo quy trình trên, trong phạm vi mức phán quyết của phòng giao dich, của chi nhánh mà cán bộ được phân quyền tự tìm kiếm khách hàng, chịu trách nhiệm xem xét đánh giá năng lực của khách hàng, khả năng tài chính, thu nhập, tài sản bảo đảm…. để quyết định cho vay/ từ chối cho vay. Theo quy trình này ưu điểm là nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu, giảm bớt thời gian xét duyệt cho vay còn 1-2 ngày (bình thường cho vay ngắn hạn thường là 5 ngày, còn trung dài hạn là 10 ngày), tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiếp cận nhanh với nguồn vốn của Agribank.

Bên cạnh các ưu điểm trên thì quy trình cho vay này đòi hỏi CBTD phải tinh thông nghiệp vụ, hướng dẫn chu đáo cho khách hàng, cũng như đạo đức nghề nghiệp được đặt lên hàng đầu vì nếu không có đạo đức nghề nghiệp dễ dẫn đến cán bộ xâm tiêu, lợi dụng cơ chế để trục lợi cá nhân.

Một phần của tài liệu KLTN NHỮNG GIẢI PHÁP hạn CHẾ nợ xấu TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐÔNG hà (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w