MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu KLTN NHỮNG GIẢI PHÁP hạn CHẾ nợ xấu TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐÔNG hà (Trang 64)

- Đổi mới phương pháp thanh tra, giám sát của NHNN

Đặc thù của hệ thống NHTM cho thấy, nguyên tắc phòng ngừa rủi ro và vi phạm cần được coi trọng hơn là chỉ tập trung xử lý, rủi ro vi phạm đã xảy ra. Công tác thanh tra, giám sát của NHNN hiện nay mới chỉ dừng lại ở việc thanh tra tuân thủ. Tuy nhiên, phương pháp thanh tra việc tuân thủ không còn thích hợp để có thể đảm bảo mục tiêu hoạt động hiệu quả và an toàn của hệ thống Ngân hàng, bởi vì phương pháp này không đo lường và giảm thiểu rủi ro cho các Ngân hàng được (mục đích của thanh tra giám sát), ví dụ như: thời gian vừa qua, mặc dầu NHNN đã khống chế trần lãi suất huy động, tuy nhiên do khả năng thanh khoản kém, rất nhiều Ngân hàng đã huy động vượt trần lãi suất nhưng hệ thống thanh tra, giám sát vẫn không phát hiện được. Vì vậy, NHNN cần xây dựng phương pháp thanh tra không dừng lại như là chức năng hậu kiểm nữa mà phải tập trung xem xét, đánh giá các rủi ro có thể xảy và khả năng chống đỡ của các Ngân hàng.

- Nâng cao chất lượng thông tin của Trung tâm tín dụng (CIC).

Một trong những điều kiện để hạn chế RRTD tốt đó là hệ thống thông tin phải đầy đủ, cập nhật kịp thời và chính xác. Chất lượng thông tin càng cao thì rủi ro càng thấp và ngược lại, tuy nhiên hiện nay chất lượng thông tin tín dụng tại CIC có chất lượng thấp, thông tin khai thác được chủ yếu là thông tin dư nợ và nợ xấu nhưng đôi khi cũng không chính xác. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng thông tin là rất cần thiết, thông tin cần bao gồm: thông tin tài chính và phi tài chính của khách hàng, thông tin về TSBĐ, phải có sự phân tích, đánh giá lịch sử quan hệ tín dụng để lưu ý cho các NHTM. Bên cạnh đó, cần chú trọng đổi mới và hiện đại hoá các trang thiết bị nhằm cung cấp thông tin cho các NHTM được thông suốt và kịp thời.

Hiện nay các NHTM chưa có sự hợp tác tích cực với CIC chủ yếu là do muốn bí mật thông tin về khách hàng để cạnh tranh.Vì vậy, NHNN cần có những biện pháp thích hợp để các NHTM nhận thức đúng đắn về quyền lợi và nghĩa vụ trong việc khai báo, cung cấp thông tin cho CIC. Kết hợp kiểm tra việc cung cấp, khai thác thông tin, đồng thời có biện pháp xử lý kiên quyết, kịp thời đối với những Ngân hàng vi phạm chế độ báo cáo thông tin như: Báo cáo thiếu, thông tin sai sự thật…. trong các cuộc kiểm tra hàng năm.

- Sớm thành lập Ban thẩm định, Ban Quan hệ khách hàng đồng thời chỉ đạo các Chi nhánh loại 1, loại II thành lập Phòng Thẩm định độc lập với phòng Quan hệ khách hàng để tách bạch giữa khâu thẩm định và khâu quản lý tín dụng, quyết định cho vay. Đối với các dự án lớn hình thành nên tài sản cố định như: sắt, thép, xi măng, thuỷ điện có tổng mức đầu tư trên 100 tỷ đồng tại các tỉnh nên qui định bộ phận thẩm định tại Trụ sở chính thực hiện thẩm định sau đó thông báo đồng ý hoặc không đồng ý cho vay để Chi nhánh thực hiện nhằm nâng cao chất lượng thẩm định, hạn chế rủi ro đồng thời giảm áp lực phải cho vay từ chính quyền địa phương và hạn chế động cơ xấu của cán bộ Ngân hàng: cho vay dự án của địa phương để lấy thành tích, được bầu vào cấp ủy…

- Ban hành văn bản hướng dẫn thẩm định cho vay doanh nghiệp; quyền phán quyết cho vay theo hướng giao mức phán quyết cho Chi nhánh phải dựa vào qui mô, chất lượng tín dụng; hạn mức tối đa đối với ngành, sản phẩm; nhóm khách hàng có liên quan, trường hợp số khách hàng có liên quan trong nhóm tăng lên thì giảm tương ứng hạn mức của nhóm nhằm hạn chế nợ xấu do không quản lý được dòng tiền, việc điều chuyển tài sản, lợi nhuận, doanh thu trong nhóm.

- Xây dựng chương trình tích lũy điểm cho khách hàng cá nhân thông qua việc cấp thẻ thành viên Agribank cho khách hàng giao dịch trong hệ thống Agribank Việt Nam:

Điểm tích lũy được tính khi khách hàng sử dụng dịch vụ tại bất kỳ chi nhánh Agribank nào trên toàn quốc để làm cơ sở thực hiện chính sách chăm sóc khách hàng trên toàn hệ thống và khẳng định thương hiệu Agribank.

Phương pháp tích lũy điểm có thể căn cứ như sau:

Đối với khách hàng tiền gửi thì căn cứ trên số dư tiền gửi của khách để tính điểm.

Đối với khách hàng tiền vay thì căn cứ số lãi trong hạn, phí khách hàng trả để tính điểm.

Đối với khách hàng nhận kiều hối thì căn cứ vào số tiền nhận để tính điểm

Đối với giao dịch chuyển tiền, bảo hiểm, chứng khoán, thẻ và các giao dịch khác thì có thể căn cứ vào mức phí thu được để tính điểm…

Từ số điểm tích lũy được trong năm sẽ quy đổi sang quà tặng bằng hiện vật hoặc bằng hiện kim. Khách hàng nhận quà tặng tại chi nhánh khách hàng đăng ký làm thẻ thành viên ban đầu. Mục đích của chương trình này nhằm tri ân khách hàng chọn hệ thống Agribank Việt Nam giao dịch, thông qua đó nhằm gắn bó khách hàng quan hệ lâu dài với ngân hàng.

3.3.3. Đối với địa phương.

Đề nghị chính quyền địa phương các cấp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị phối hợp với Ngân hàng để tiến hành xử lý nhanh tài sản bảo đảm để thu hồi một số món nợ xấu đủ điều kiện theo nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/06/2017 về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD nhằm tạo điều kiện giảm thiểu nợ xấu.

KẾT LUẬN

Trong nền KTTT, hoạt động kinh doanh của NHTM cũng như hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp khác luôn gắn liền với rủi ro. Mặt khác, hoạt động kinh doanh của NHTM liên quan đến tất cả các hoạt động của nền kinh tế, xã hội, do vậy, những biến động rủi ro của nền kinh tế sẽ dẫn đến rủi ro cho các NHTM và ngược lại. Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và rủi ro trong hoạt động tín dụng là điều không thể tránh khỏi. Tuy vậy, chúng ta có thể nhận thức được nợ xấu, tìm ra nguyên nhân gây nên nợ xấu từ đó có giải pháp để hạn chế nợ xấu xảy ra ở mức thấp nhất.

Trong phạm vi, đối tượng đã được giới hạn, khóa luận đã đạt được những kết quả sau:Khóa luận đã hệ thống hoá, khái quát hoá các vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động cho vay, trong đó đi sâu nghiên cứu nợ xấu; khái niệm, dấu hiệu nhận biết nợ xấu nguyên nhân gây ra nợ xấu và ảnh hưởng đối với bản thân NHTM và đối với nền kinh tế, xã hội.

Khóa luận đã đánh giá toàn diện thực trạng và những rủi ro trong hoạt động cho vay tại Agribank Đông Hà. Trên cơ sở đó, phân tích nguyên nhân dẫn đến nợ xấu và đưa ra giải pháp nhằm hạn chế nợ xấu ở mức thấp nhất.

Quản lý nợ xấu và hạn chế nợ xấu là một đề tài rộng và phức tạp, cần được hoàn thiện thường xuyên cả về lý luận và thực tiễn. Vì vậy, dù bản thân đã cố gắng tìm tòi học hỏi và nghiên cứu, song luận văn không thể tránh được những thiếu sót. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ Quý Thầy, Cô giáo để khóa luận được hoàn thiện hơn và ứng dụng có hiệu quả trong công tác quản lý, hạn chế nợ xấu tại chi nhánh Agribank Đông Hà trong quá trình hoạt động kinh doanh trước mắt cũng như lâu dài.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Trần Đình Định, Quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng theo chuần mực,

thông lệ quốc tế và quy định của Việt Nam. Hà Nội, Việt Nam: NXB Tư Pháp,

2008.

[2] TS. Nguyễn Thị Minh Kiều, Nghiệp vụ Ngân Hàng Thương Mại. Hà Nội: Nhà XB Thống Kê, 2009.

[3] PSG. TS Phan Thị Cúc, Giáo trình tín dụng ngân hàng. TP HCM, Việt Nam: NXB Phương Đông, 2012.

[4] Mai Tuấn Anh, "Một số suy nghĩ về quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng NHNo&PTNT Việt Nam," Tạp chí ngân hàng, June 2011.

[5] PSG. TS Phan Thị Cúc, Th.S. Đào Văn Huy, Giáo trình lý thuyết tài chính tiền

tệ. TP HCM, Việt Nam: NXB Thống Kê, 2007.

[6] Nguyễn Trọng Tài, "Phòng ngừa và xử lý rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại - kinh nghiệm và vấn đề đặt ra đối với Việt Nam," Tạp chị nghiên cứu

kinh tế, pp. 9-19, 2008.

[7] "Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Agribank Quảng Trị," Agribank Quảng Trị, Quảng Trị, 2012, 2013, 2014, 2015.

[8] Thống đốc NHNN, "Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc NHNN “V/v ban hành quy định phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý RRTD trong hoạt động ngân hàng của TCTD” ," Ngân hàng Nhà Nước, 493/2005/QĐ-NHNN, 2005.

[9] "Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 của Thống đốc NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quyết định 493," Ngân hàng Nhà Nước, 18/2007/QĐ-NHNN, 2007.

[10] "Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 của NHNN Về tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các TCTD," 2010.

[11] Tạp chí tài chính. [Online]. http://tapchitaichinh.vn

Một phần của tài liệu KLTN NHỮNG GIẢI PHÁP hạn CHẾ nợ xấu TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐÔNG hà (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w