đất Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện Quế Sơn
2.2.2.1. Tình hình ban hành văn bản hướng dẫn
Sau khi Luật Đất đai 2013 được ban hành, việc thực hiện bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện Quế Sơn được áp dụng dựa trên cơ sở của Luật Đất đai 2013 cùng các văn bản hướng dẫn thi hành như: Quyết định: số 43/2014/QĐ-UBND ngày 22/12/2014 ban hành quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Quảng Nam; Quyết định số: 02/2016/QĐ-UBND ngày 15/01/2016 của UBND tỉnh Quảng Nam về việc sửa đổi, bổ sung một số Điều tại Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Quảng Nam; kèm theo Quyết định số 43/QĐ-UBND ngày 22/12/2014; Quyết định số 19/2017/QĐ-UBND ngày 05/09/2017 của UBND tỉnh Quảng Nam sửa đổi, bổ sung một số Điều tại Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Quảng Nam; Quyết định số : 48/2014/QĐ-UBND ngày 25 tháng 12 năm 2014 của UBND tỉnh Quảng Nam ban hành quy định về giá đất, bảng giá đất thời kỳ 2015-2019 trên địa bàn tỉnh là căn cứ pháp lý quan trọng để triển khai thực hiện pháp luật bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện Quế Sơn.
2.2.2.2. Công tác thực hiện bồi thường về đất khi thu hồi đất trên địa bàn huyện Quế Sơn
Bảng 2.2 Kết quả công tác bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện Quế Sơn giai đoạn (2017-2019)
Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Dự án/ công trình 17 24 9
Diện tích thu hồi (m2) 204.306,35 856.549,3 2.681,6 Hộ gia đình, cá nhân, tổ chức bị ảnh hường 432 614 72 Tổng giá trị bồi thường (VNĐ) 19.338.829.793 37.870.910.000 3.288.905.000
((Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện công tác tài nguyên và môi trường huyện Quế Sơn giai đoạn 2017-2019 )
Trong giai đoạn năm 2017 đến năm 2019 trên địa bàn huyện Quế Sơn có 50 dự án, công trình. Diện tích đất thu hồi có sự biến đổi theo từng năm, năm 2018 số dự án trên địa bàn huyện cao nhất trong cả giai đoạn là 24 dự án và diện tích đất thu hồi là 856.549,3 m2. Trong thời gian gần đây huyện Quế Sơn đã tập trung thu hồi đất GPMB một số dự án trọng tâm như: Khu phố chợ Bà Rén; Khu chợ Đông Phú; Mở rộng khu dân cư Số 1, địa điểm: thị trấn Đông Phú, huyện Quế Sơn; Nhà máy điện sinh khối huyện Quế Sơn…. Quế Sơn là một huyện đang phát triển thuộc tỉnh Quảng Nam nên đa phần các dự án đang triển khai xây dựng nhằm mục đích phát triển kinh tế, đẩy mạnh các ngành dịch vụ, thương mại tại địa phương.
Bảng 2.3 Thống kê diện tích thu hồi và số tiền bồi thường các loại đất từ năm 2017 - 2019
Tiêu chí Diện tích (m2) Số tiền bồi thường (VNĐ) Đất phi nông nghiệp 235.546,20 21.394.399.957 Đất nông nghiệp 397.222.55 17.602.293.695 Đất khác 430.768,50 24.501.951.141 Tổng cộng 1.063.537,25 60.498.644.793
((Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện công tác tài nguyên và môi trường huyện Quế Sơn giai đoạn 2017-2019 )
Biểu đồ 2.1 Tỷ lệ phân bố thu hồi các loại đất
Tổng diện tích thu hồi trong giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2019 1.063.537,25 m2. Trong đó đất phi nông nghiệp là 235.546,20 m2, đất nông nghiệp là 397.222.55 m2 và đất khác là 430.768,50 m2 . Tổng số hộ gia đình và tổ chức bị thu hồi đất là 1118, trong đó hộ gia đình là 1080 hộ, Tổ chức là 38 tổ chức. Tổng giá trị bồi thường, (đã chi trả cho người có đất bị thu hồi): 60.498.644.793 VNĐ, trong đó: tổng giá trị bồi thường về đất phi nông nghiệp: 21.394.399.957 VNĐ; tổng giá trị bồi thường về đất sản xuất nông nghiệp: 17.602.293.695VNĐ; tổng giá trị bồi thường đất khác 24.501.951.141 VNĐ
UBND huyện Quế Sơn đã thực hiện tuyên truyền cho người dân về pháp luật đất đai nói chung và việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nói riêng. Hoạt động tuyên truyền được các cấp chính quyền thực hiện khá tốt nhưng sự chấp
hành, hợp tác của người dân trong quá trình nhận tiền bồi thường và bàn giao mặt bằng cho dự án diễn ra khá chậm, một số dự án bị chậm tiến độ vì công tác bồi thường chưa được giải quyết triệt để do người dân gây cản trở . Mặt dù bước đầu đã đạt được kết quả đáng ghi nhận nhưng công tác bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện Quế Sơn vẫn còn một số hạn chế, vướng mắc như sau:
Thứ nhất, Công tác xét duyệt điều kiện bồi thường về đất
của Hội đồng bồi thường huyện Quế Sơn.
Trên thực tế cho thấy mặc dù cơ sở dữ liệu về đất đai của huyện chưa được đầu tư xây dựng một cách hoàn chỉnh, nhưng công tác xét duyệt bồi thường về đất của Hội đồng bồi thường huyện được tổ chức thực hiện một cách chặt chẽ, đảm bảo quyền lợi ích của người bị thu hồi đất.
Tuy nhiên vẫn còn một số khó khăn, hạn chế trong công tác này khi xác định điều kiện bồi thường về đất của một số dự án đôi khi chưa chính xác và còn sai sót. Nguyên nhân đến từ việc xác minh nguồn gốc đất đai gặp nhiều khó khăn, thiếu các thông tin về đất đai do hồ sơ và giấy tờ chứng minh không rõ ràng qua nhiều thời kỳ.
Do đó, gây bức xúc cho một số hộ gia đình không đủ điều kiện được bồi thường về đất vì những lý do: Trường hợp không có giấy tờ xem như bao chiếm đất Nhà nước không xem xét bồi thường, những trường hợp chuyển nhượng đất bằng giấy viết tay trước thời điểm quy hoạch mà không có sự xác nhận của địa phương thì không xem xét bồi thường về đất, dẫn đến việc khiếu kiện tại cơ quan quản lý đất đai huyện.
Đơn cử trường hợp của hộ gia đình bà Hoàng Thị Phi, trú tại thị trấn Đông Phú, khiếu nại UBND huyện Quế Sơn về thực hiện bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất chưa thỏa đáng. Nguyên nhân đến từ việc gia đình bà sống trên thửa đất có diện tích 131m2 từ năm 1978 sử dụng ổn định và không có tranh chấp. Đến năm 2014 gia đình bà được cấp GCN QSDĐ đối với diện tích 70m2. Năm 2018 UBND huyện thông báo thu hồi đối với diện tích 61 m2, phần đất gia đình bà đang sử dụng nhưng không được cấp GCN QSDĐ để mở rộng tuyến đường huyện và không bồi thường về phần đất thu hồi đó. Qua quá trình giải quyết khiếu nại, UBND huyện Quế Sơn thực hiện phê duyệt phương án bổ sung để giải quyết cho những hộ gia đình có đất bị thu hồi đủ điều kiện được bồi thường về đất trong đó có hộ gia đình bà Phi.
Thứ hai, tiến độ lập hồ sơ, thẩm định phương án và phê
duyệt phương án bồi thường về đất còn chậm so với yêu cầu, đôi khi chưa chính xác.
Việc lập phương án bồi thường thiếu chặc chẽ, trình tự thủ tục lập, phê duyệt phương án chưa đảm bảo theo quy định. Đồng thời, việc lập hồ sơ bồi thường về đất của hội đồng bồi thường cấp huyện nhiều khi không đầy đủ, chưa đúng quy định gây khó khăn trong công tác thực hiện chi trả bồi thường. Một số trường hợp UBND cấp xã xác định nguồn gốc sử dụng đất chưa đầy đủ, không ghi rõ loại đất, thời hạn sử dụng đất nên không có cơ sở thẩm định. Bản đồ đo đạc địa chính huyện có sự sai khác với trên thực tế, công tác lập, trích lục chính đo bản đồ địa chính của các dự án đầu tư còn có sự
sai khác, chỉnh sửa mất nhiều thời gian. Nhiều dự án triển khai trong thời gian qua đều chậm kế hoạch đề ra do người dân chưa đồng ý giao mặt bằng, nhưng UBND huyện Quế Sơn không thể cưỡng chế thu hồi đất bàn giao đất cho nhà đầu tư. Nhiều dự án chậm tiến độ thực hiện đặc biệt là các dự án lớn, điển hình như dự án Khu phố chợ Đông Phú, nghĩa trang nhân dân Nỗng Tranh, xã Quế Cường, hồ chứa nước Lộc Đại, xã Quế Hiệp, nhà máy điện sinh khối Quế Sơn.
Phương án bồi thường không được niêm yết, công khai lấy ý kiến của người dân theo đúng quy định, điều này cho thấy các cấp chính quyền thiếu sự quan tâm đến quy trình, trình tự thủ tục lập phương án bồi thường, đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến khởi kiện hành chính trong công tác tổ chức bồi thường về đất.
Thứ ba, Chính sách bồi thường về đất chưa đảm bảo về
giá đất bồi thường.
Xác định giá đất phải đảm bảo nguyên tắc sát với giá chuyển quyền sử dụng đất trên thị trường trong điều kiện bình thường. Trên thực tế, việc xác định vị trí, loại đất để áp giá bồi thường chưa chính xác, giá đất bồi thường thấp hơn nhiều so với giá thị trường.
Điển hình như dự án Khu phố chợ Đông Phú, xây dựng dự án đợt 1 từ năm 2018, đợt 2 xây dựng dự án vào năm 2019 nhưng phương án bồi thường của dự án này chưa được người sử dụng đất đồng thuận, chấp nhận bồi thường và giao lại mặt bằng. Nguyên nhân đến từ việc giá đất bồi thường chưa phù hợp, thấp hơn rất nhiều lần so với giá chuyển nhượng
quyền sử dụng đất trên thị trường. Dự án Khu phố chợ Đông Phú thực hiện thu hồi đất ở đô thị trên các tuyến đường quanh khu vực chợ Đông Phú hiện tại như: đường Đỗ Quang, đường Nguyễn Duy Hiệu, đường Trần Thị Lý, những tuyến đường này là khu vực có giá chuyển nhượng đất cao nhất của cả huyện. Giá đất của khu vực này trên thị trường giao động từ 9 – 13 triệu/1m2 đất, nhưng khi áp giá bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất chỉ nằm ở mức trung bình từ mức 2 – 6 triệu/1m2 đất. Việc áp giá bồi thường về đất quá thấp so với giá chuyển nhượng đất trên thị trường không đảm bảo quyền lợi của người sử dụng đất, khiến nhiều người cảm thấy bức xúc, không đồng ý giao lại mặt bằng gây khó khăn cho quá trình thực hiện phương án bồi thường thu hồi đất trên địa bàn huyện.
Thứ tư, công tác thực hiện của cơ quan quản lý Nhà nước
về bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất
Công tác bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất là một công việc khó khăn, phức tạp đòi hỏi phải có sự phối hợp của nhiều cơ quan tham gia tổ chức thực hiện phương án bồi thường. Nhìn chung các phương án bồi thường trên địa bàn huyện Quế Sơn thời gian thực hiện đúng pháp luật, và theo một quy trình chặt chẽ từ giai đoạn xây dựng, thực hiện kế hoạch thu hồi đất, tổ chức chi trả tiền bồi thường về đất và trao trả bàn giao quỹ đất đã thu hồi cho nhà đầu tư. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện còn một số sai sót:
Một số cơ quan tham gia công tác bồi thường về đất chưa thực hiện hết vai trò, trách nhiệm của mình. Trước hết là đơn
vị thực hiện công tác đo đạc, xác định thiệt hại về đất chưa chính xác, dẫn đến sau khi phương án được phê duyệt không ít trường hợp khiếu kiện yêu cầu xác định lại thiệt hại và phải phê duyệt phương án bổ sung. Các tổ chức đoàn thể huyện chưa chú trọng đến công tác phản biện đối với người sử dụng đất trong công tác bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất.
Thứ năm, giải quyết khiếu nại, tố cáo
Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn huyện liên qua đến công tác bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất đã được huyện Quế Sơn thực hiện khá tốt, về cơ bản các vụ việc đã được UBND huyện giải quyết một cách kịp thời. Tuy nhiên, có một số trường hợp đơn khiếu nại, khiếu kiện của người dân được giải quyết chưa thực sự chính xác, do đó việc khiếu kiện kéo dài, người dân phải kiện lên cấp trên hoặc kiện ra Tòa án để giải quyết. Khiếu kiện ngày càng phức tạp gây ảnh hướng trực tiếp đến tiến độ xây dựng dự án và ảnh hưởng gián tiếp đến nền kinh tế huyện. Có những đơn khiếu nại của hàng chục hộ gia đình kéo dài trong nhiều năm của người dân khu vực chợ Đông Phú đối với dự án Khu phố chợ Đông Phú đợt 1 và đợt 2.